Trang chủ Tin tức quê nhà Giáo dục - Sức khoẻ Dạy nghề cho nông dân và bài toán “đầu ra”

Dạy nghề cho nông dân và bài toán “đầu ra”

Email In
Để Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả, cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp và đầu tư của trường nghề.

Nông dân và muôn nẻo học nghề

Tới trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành (Nghệ An), chúng tôi bắt gặp những nữ thanh niên trong đồng phục xanh, đang cần mẫn bên từng cây kim, sợi chỉ, cây kéo với âm thanh rộn ràng của tiếng máy khâu trong phòng học may; hay những chàng trai miệt mài với chiếc cờ-lê, kìm, búa… cạnh những chiếc máy công nghiệp, những chiếc giường tầng thành phẩm… trong xưởng sản xuất. Họ là con em của địa phương đang tham gia lớp học may công nghiệp, kỹ thuật hàn hơi, được tổ chức tại trường theo đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Yên Thành đến năm 2020”.

Em Nguyễn Thị Thảo, xã Nhân Thành, Yên Thành tốt nghiệp THPT năm 2012, thi đại học nhưng không đỗ, bố mẹ làm nông nghiệp, nhà lại đông anh chị em, được cán bộ xã hướng dẫn, Thảo quyết định đăng ký theo học nghề may công nghiệp tại trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành.

Những học viên lớp may công nghiệpNhững học viên lớp may công nghiệp

Nhìn đôi tay nhỏ nhắn với lát cắt thành thạo, không ai nghĩ em mới theo học được 2 tháng tại đây. Thảo cho biết, em sẽ cố gắng theo học nghề may, đạt tay nghề vững vàng để được nhận vào một công ty may của Nhật Bản đóng chân tại địa phương. Hoặc chí ít cũng trang bị cho mình “chiếc cần câu” để có thể tự thân lập nghiệp.

Là một học viên thuộc lứa tuổi “đàn chị” trong lớp, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1980, ở xã Hợp Thành, Yên Thành) cho biết: Vợ chồng chị đã có 2 con nhỏ, cháu lớn học lớp 3, cháu bé đi mẫu giáo. Ngoài 2 sào ruộng, chị tranh thủ chạy chợ kiếm thêm đồng ra đồng vào, tuy nhiên, thu nhập rất bấp bênh. Được gia đình ủng hộ, chị tham gia học lớp may công nghiệp với hy vọng sau này được nhận vào công ty may nào đó, có đồng lương ổn định, đỡ vất vả hơn.

Tiếp chúng tôi với đôi tay lấm lem dầu mỡ, Trần Văn Ninh (17 tuổi, ở xã Công Thành, Yên Thành) cho biết: Em học hết cấp 2 thì nghỉ học vì gia đình khó khăn, bố mẹ để 3 anh chị em Ninh cho ông bà nội rồi vào Bình Dương làm ăn. Ninh được địa phương tạo điều kiện cho theo học nghề cơ khí từ năm 2010, đến nay em đã tương đối lành nghề. Song, trước mắt chàng trai trẻ là nỗi lo tìm việc làm ổn định, có thu nhập tương xứng sau khi ra trường

day_nghe_03

Hoàn cảnh đưa anh Phan Văn Bình, 54 tuổi nhà ở xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành đến với lớp học nghề có phần khá đặc biệt. Là một nông dân “chính hiệu”, gia đình anh hiện đang canh tác 4 mẫu ruộng và sở hữu trong tay 2 máy cày, 1 máy tuốt. Cách đây vài tháng, một trong những chiếc máy của anh bị hỏng. Tìm khắp trong làng, ngoài xã vẫn chẳng được thợ sửa máy, dù đã qua tuổi cắp sách đến trường từ lâu, nhưng anh vẫn quyết định đăng ký lớp học nghề ngắn hạn, với mong muốn tự sửa máy và có thể mở cửa hàng, phục vụ bà con địa phương. 

Tạm biệt trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành, chúng tôi tới thăm cơ sở sản xuất nấm của anh Nguyễn Thọ Hạnh, ở xóm Sơn Thành, xã Nam Thành cùng huyện. “Khởi nghiệp” với cây nấm từ tháng 5/2011 – sau khi kết thúc khóa học trồng nấm do Ban Khuyến nông huyện Yên Thành tổ chức, đến nay, anh nông dân 31 tuổi này đã có trong tay một trang trại quy mô với đủ loại nấm như nấm mèo, nấm mỡ, nấm rơm, kể cả nấm linh chi… 6 tháng đầu năm nay, anh đã thu hoạch được 32 tấn nấm thành phẩm, cho lãi hơn 100 triệu đồng. Cả năm nay cơ sở nấm của anh hứa hẹn sẽ cung cấp khoảng 105 tấn nấm thành phẩm ra thị trường.

Anh Hạnh trong trang trại nấmAnh Hạnh trong trang trại nấm

Anh Hạnh cho biết, sau khi theo học khóa trồng nấm đầu tiên của xã, anh được lãnh đạo xã tạo điều kiện cho mượn khu đất cũ của trường THCS Nam Thành, đồng thời xã hỗ trợ vốn 100% và 50% tiền giống. Đến nay, anh là một trong số 8 hộ gia đình tại Nam Thành chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cây lúa sang trồng nấm. Về lâu dài, điều anh Hạnh và bà con Nam Thành mong muốn là cần có những cam kết mang tính dài hơi từ phía doanh nghiệp, bảo đảm vững chắc cho “đầu ra” của cây nấm.

Cần sự phát triển bền vững

Ông Nguyễn Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết, để triển khai thực hiện Nghị quyết 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, UBND huyện đã xây dựng Đề án “Đào tạo nghề cho lao động huyện Yên Thành đến năm 2020”. Đây là một trong 15 đề án, chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Thành giai đoạn 2011 – 2020.

Đặc biệt, huyện chú trọng liên kết theo mô hình “4 nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông). Theo đó, đến nay trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành đã tổ chức được 31 lớp cho 870 lao động nông thôn địa phương, với các nghề như: chăn nuôi thú y, may công nghiệp, hàn điện – hàn hơi, kỹ thuật trồng nấm, sinh vật cảnh, mây tre đan, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản… Cơ sở dạy nghề đã liên kết, ký kết với các doanh nghiệp tìm “đầu ra” cho sản phẩm.

Đối với cây nấm, UBND huyện ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Trung tâm giống nấm Bắc Giang, bên cạnh đó, nhiều cơ sở tiêu thụ nấm đã được hình thành tại địa bàn, sẵn sàng chờ mùa thu hoạch. Huyện cũng tuyển dụng một kỹ sư là chị Nguyễn Thị Thu, là người địa phương, tốt nghiệp Đại học Nông lâm Huế năm 2006, về trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật cho bà con trồng nấm.

Bà con tham gia lớp học trồng nấmBà con tham gia lớp học trồng nấm

Đối với nghề may công nghiệp, hiện tại phần lớn số lao động được đào tạo nghề được bố trí làm việc tại Công ty TNHH may Lan Lan (Nhật Bản) tại tỉnh Thái Bình và các huyện lân cận như Diễn Châu, Đô Lương. Dự kiến cuối năm 2013, nhà máy may Lan Lan sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động tại thị trấn Yên Thành. Đây thực sự là “điểm đến” lý tưởng của lao động nông thôn được đào tạo nghề may tại địa phương.

Ông Nguyễn Viết Hưng cho biết thêm: Gần đây, Công ty Jumine của Nhật Bản đã có đơn đặt hàng cho trường Trung cấp nghề kỹ thuật công nông nghiệp Yên Thành, trong đó năm 2012 là 50 lao động may công nghiệp. Phía Nhật Bản hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo và trang thiết bị. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng đối với những người làm công tác dạy nghề tại Yên Thành.

Với dân số 282.000 người, trong đó tổng số lao động 152.633 người với 71,90% trong lĩnh vực nông nghiệp, bài toán đặt ra cho Yên Thành là tạo công ăn việc làm có tính bền vững cho nông dân.

Tuy nhiên, theo các lãnh đạo địa phương, bài toán phát triển bền vững cho công tác dạy nghề - việc làm đối với lao động nông thôn ở Yên Thành nói chung, Nghệ An nói riêng còn rất nan giải, bởi lao động địa phương chưa thực sự mặn mà với học nghề; giáo viên thậm chí phải đi đến từng nhà “mời” học viên đến lớp.

Bên cạnh đó, giáo cụ dạy nghề còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, cho nên học viên ra trường không bắt nhịp được với công việc; những dự án liên kết vẫn đang ở trong giai đoạn “vạn sự khởi đầu nan”. Do đó, điều quan trọng đặt ra là công tác dạy nghề cần gắn doanh nghiệp, cũng như sự vào cuộc của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương./.

Ngày 29/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020, trong đó nêu rõ: Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Viết lời bình

B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Lưu ý: Chỉ chấp nhận nội dung bằng tiếng Việt có dấu
Gửi lời bình

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Phản hồi mới

Phan Thị Hồng Vương: Thật may mắn cho chú Trọng.Chúc gia đình chú sống hạnh phúc trăm năm.Người tàn ...
Lương: Cả gia đình cố lên nhé, hạnh phúc sẽ ko từ bỏ một ai cả khi chúng ta biết kiên n...
le thi thuan: Toi la mot nguoi sinh ra tu que lua Chu Trac Hoa Thanh . Toi rat tu hao ve qu...
nguyễn ngà: MỚI ra trường đó thôi mà đã thấy nhớ ngôi trường yêu dấu rồi? :x...
vuong hoa-minh thanh: uh,đó là điều dĩ nhiên mà bạn.cố lên bạn nhé,hay luôn là chính mình,quê hương đa...
hck: mong rằng chính quyền có liên quan sẽ sớm giải quyết cho họ không phải chịu cảnh...
Changtinanhdau: ôi họp mặt hội đồng hương mà em giờ mới biết ,tiếc thật ,hi hẹn lần sau có cơ hộ...
vũ tuyết: chúc mừng gia đình bà Hường đã đoàn vên sau một quảng thời gian xa cách nơi đất ...
trần đức Thắng: chú Chương vất vả quá.....đúng là ngươi xứ Nghệ..............
Phan Thi Thủy 12c2 Khóa 40: Oh. Mới đó thôi mà đã 4 năm trôi qua rồi. Mình nhớ trường nhớ thầy cô nhớ các bạ...
hoàng thị hương: Chị thật là hiếu học. Là một người con của mãnh đất Yên Thành yêu dấu, cũng là m...
Hoàng Thị Hương: Thật là mừng quá.Chúc mừng vì gia đình bà đã được đoàn tụ.Chuyện khó tin nhưng đ...
nguyễn thị hằng: chúc mừng những thành công mà quê tôi đã nhận được trong thời gian qua. tôi nghĩ...
Nguyễn Thành: Ôi mới đó mà đã 7 năm trôi qua, đã lâu lắm rồi em chưa được về lại ngôi trường m...
Nguyễn Đình Phẩm: Sắp làm Rể Yên Thành nên tình cờ vào đọc những bài báo về Yên Thành nên thấy yêu...

Bản đồ Yên Thành

Bản đồ Yên Thành

Tìm kiếm thông tin

Liên kết website

Yenthanh.Net-Website dành cho nông dân Yên Thành
Ủy Ban Nhân Dan Huyện Yên Thành, Nghệ An
khám phá đà lạt - du lịch đà lạt