Từ đại ca giang hồ
Là con thứ 5 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Đồng Thành. Lên lớp 7, Lương phải bỏ học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Và không thể ngờ được, chỉ vài năm bước vào trường đời, Lương đã thành đại ca của nhóm giang hồ quê lúa.
Anh kể: " Họ gọi em là đại ca bởi ngày đó em hay đánh nhau. Tính em cứ thấy trái tai, gai mắt, đôi khi không phải chuyện của mình cũng dùng nắm đấm xen vô. Thỉnh thoảng em còn tụ tập đám đàn em đi giải quyết ân oán".
Và cũng chính vì tính mã thượng, bồng bột của tuổi trẻ, Lương đã đánh một thanh niên ở xã Quang Thành bị thương phải nhập viện. Lần đó Lương bị khởi tố và phải ngồi tù 9 tháng vì tội cố ý gây thương tích. Ra tù, Lương phiêu dạt khắp nơi, rồi lại bóc lịch ở trại giam Nghi Kim 1 năm cũng vì tội cố ý gây thương tích. Năm 1997, Lương lại bị bắt đi tù lần 3 vì tội "cố ý gây thương tích"...
Với 4 lần vào tù ra tội cùng với những tội danh trên, biệt danh "Lương lốc " ngày một trở nên nổi tiếng. Ngày đó nhắc đến Lương lốc thì không những người dân 3 huyện Diễn - Yên - Quỳnh mà cả vùng bắc Nghệ An đều biết tiếng. Nhưng một bước rẽ cho cuộc đời của Lương khi cha mất. Lương nhận thấy bước chân lầm lạc của mình đã làm bao người thân đau khổ, nên quyết hoàn lương.
Thành tỷ phú trồng rừng
Ngược lên dốc Hủng Trăn ở xóm Đồng Phú, xã Đồng Thành, chúng tôi ngỡ ngàng trước cảnh núi rừng nơi đây: Những cánh rừng dẻ, tràm, thông, keo xanh tốt bao quanh hồ đập Vệ Vừng rộng mênh mông… Chúng tôi đang trầm trồ trước cảnh đẹp của vùng rừng thì Lương xuất hiện. Đó là một người đàn ông da đen nhẻm, khuôn mặt chữ điền, rất rắn rỏi. Xởi lởi mời khách vào nhà, Lương bảo: "Quá khứ của em nó "đen" lắm. Âu đó cũng là một thời lầm lỗi. Bây giờ đối với em chỉ sống chết với rừng thôi".
Khi được hỏi về chuyện "rửa tay gác kiếm" để trồng rừng, Lương tâm sự : "Cha em đã đột ngột mất. Không còn cha, em rất hối hận về những tội lỗi mà mình gây nên. Em đã thực sự thức tỉnh để tiếp tục nhận lại phần việc tâm nguyện suốt đời của người cha. Trước khi lâm chung, cha em có dặn: Hãy thương yêu, giữ lấy rừng. Thương rừng thì rừng sẽ thương mình".
Ông Nguyễn Sỹ Nghi - Trưởng Công an xã Đồng Thành
Từ đó, Lương bắt đầu dựng lều, phát quang bụi rậm, gai góc, mua cây về ươm và trồng phủ xanh đất trống đồi trọc. Anh làm hùng hục cả ngày lẫn đêm để cố quên quá khứ và để hương hồn người cha được thanh thản nơi cõi vĩnh hằng.
Bây giờ, ngoài hơn 100ha rừng dẻ, 50ha bạch đàn, tràm keo, 20ha cây trầm dó, và các cây lấy gỗ có giá trị, vợ chồng Lương còn phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, anh thầu quản lý, bảo vệ khu sinh thái đập Vệ Vừng rộng hơn 100ha; tạo công ăn việc làm cho 15 nhân công với mức lương 3,5 - 5 triệu đồng/người/ tháng.
Hỏi về thu nhập, Lương không giấu giếm: "100 ha rừng dẻ thu hoạch hạt mỗi vụ cũng lãi từ 50-60 triệu đồng. Nuôi cá ở đập mỗi năm cũng lãi hơn 100 triệu đồng, chưa tính các rừng cây nguyên liệu và chăn nuôi. Nói chung cơ ngơi của em nếu bán đi thì hơn 100 tỷ đồng".
Theo Tiến Dũng/ Báo Dân Việt
- 22/10/2012 - Vụ người Việt chết cháy ở Nga: Nước mắt xóm nghèo
- 17/10/2012 - Làng săn rắn
- 30/09/2012 - 13 triệu đồng đến với ba chị em mồ côi
- 24/09/2012 - Vụ người Việt chết cháy ở Nga: Nước mắt xóm nghèo
- 10/08/2012 - Tổ chức kỷ niệm 51 năm thảm hoạ da cam
- 29/07/2012 - Ký ức của một nữ thanh niên xung phong
- 28/07/2012 - Yên Thành: Tấm lòng một người con quê hương
- 28/07/2012 - Tỉnh giục bàn giao, huyện bảo chờ...
- 27/07/2012 - Yên Thành luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư
- 25/07/2012 - Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2012): 13 năm phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng
COMMENTS