Ô nhiễm, dân gánh
Năm 2002, Nhà máy Đường sông Dinh đi vào hoạt động trên diện tích 10.168m2 được thu hồi từ đất hai lúa của nông dân xóm 1 (Tăng Thành). Không hiểu vì lý do gì, chính quyền sở tại lại chấp nhận đánh đổi hơn 1ha đất hai lúa để lấy một dây chuyền sản xuất lạc hậu và kết cục là sau một thời gian hoạt động cầm chừng, làm ăn thua lỗ, năm 2007, Nhà máy phải giải thể và bán lại cho Công ty Trường Thành với giá 3,2 tỷ đồng. Sau khi mua lại, Công ty Trường Thành tiếp tục sử dụng dây chuyền cũ, không xây dựng khu xử lý chất thải nên sau hai vụ ép mía, Nhà máy chỉ còn là đống sắt vụn...
Điều đáng nói là gần 10 năm hoạt động nhưng Nhà máy không hề có hệ thống xử lý chất thải, dẫn đến môi trường xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân hai xóm 1, 2 (xã Tăng Thành) và một số hộ ở xã Đồng Thành. Nước thải xả trực tiếp ra con mương ngay bên cạnh Nhà máy, trong khi con mương này là nguồn nước tưới tiêu cho nhiều diện tích đất nông nghiệp xã Tăng Thành. Vậy mà không hiểu sao, trong chừng ấy năm, Nhà máy vẫn không hề bị các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương “thăm hỏi”?
Công nghệ lạc hậu cùng với không quy hoạch được vùng nguyên liệu tại chỗ, vào mỗi vụ ép, Nhà máy lại đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, hoạt động không đạt công suất thiết kế nên rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Hơn 200 cổ đông và công nhân phải gánh chịu hậu quả.
Cổ đông trắng tay
Đã mấy năm trôi qua kể từ khi nhà máy giải thể, nhưng vợ chồng chị Phan Thị Hải Yến và anh Võ Anh Đức (xóm 1) vẫn còn giữ cuốn sổ góp vốn vào Nhà máy Đường sông Dinh. Theo lời kể của chị Yến, để có 10 triệu đồng đóng cổ phần, chị đã phải đi vay vàng bán lấy tiền. “Lúc Nhà máy đi vào hoạt động, hơn 200 cổ đông và công nhân chúng tôi đều rất phấn khởi, phấn đấu cống hiến hết sức mình cho nhà máy. Không ngờ chỉ được một thời gian, Nhà máy làm ăn thua lỗ rồi phá sản”.
Sau khi nhà máy giải thể, vợ chồng anh chị về nhận 3 sào ruộng khoán. Thời gian rảnh, anh Đức tranh thủ làm phụ hồ, chị Yến mò cua bắt ốc nuôi hai con nhưng cuộc sống gia đình vẫn chật vật trong căn nhà tôn 2 gian tạm bợ.
Còn anh Phạm Bá Vinh cũng ở xóm 1, từng bán 1 con bò và vay thêm 3 chỉ vàng để có đủ 10 triệu đồng góp cổ phần. “Ở đây còn nhiều trường hợp như tui lắm, đều phải bán trâu, bò và vay mượn để góp vốn. Giờ Nhà máy giải thể, quay về với nghề nông, con trâu là đầu cơ nghiệp cũng không còn...”, anh Vinh buồn bã nói.
Khi Nhà máy tuyên bố giải thể, các cổ đông đã trực tiếp gặp lãnh đạo Nhà máy, chính quyền huyện Yên Thành mong lấy lại tiền góp vốn nhưng không được giải quyết. Sự việc sau đó rơi vào quên lãng. Các cổ đông và công nhân cũ của nhà máy kẻ đi xuất khẩu lao động, người vào Nam ra Bắc làm thuê.
Việc đầu tư phát triển công nghiệp là hướng đi đúng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Nhưng phát triển thiếu quy hoạch, thiếu bền vững như Nhà máy Đường Sông Dinh thì sẽ nhanh chóng bị thất bại.
Theo Lan Thái – Xuân Hiếu/ Kinh tế nông thôn
- 27/05/2012 - Chuyện về người nặng lòng với nước Lào anh em
- 18/05/2012 - Người vinh dự 3 lần gặp Bác Hồ
- 14/05/2012 - Hội ngộ sau 62 năm lưu lạc
- 12/05/2012 - Ngành nông nghiệp "oằn mình" trong nắng hạn kéo dài
- 11/05/2012 - Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII Các đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri
- 04/05/2012 - Yên Thành: Mít tinh kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà cách mạng tiền bối Phan Đăng Lưu
- 28/04/2012 - Vừa xuất hiện, hàng trăm bạch hạc thành ngay... mồi nhậu
- 18/04/2012 - Quà bạn đọc trở lại với hai người đàn bà và muôn vàn nỗi đau
- 16/04/2012 - Nghèo hơn trước giấc mơ thoát nghèo
- 11/04/2012 - Lễ đúc đại hồng chung và an vị tượng Phật tại chùa Chí Linh
COMMENTS
Đang rao bán. Cái này lỗi do chính quyền, mình hoài nghi về dự án khu du lịch sinh thái tâm linh ở Núi Gám , sẽ ko biết đi đâu về đâu