Kỳ 1: "Ông xã" và "ông hội" cùng nhau "ôm " bìa đỏ của dân đi "vay vốn".
Đang là những ngày nắng nóng đỉnh điểm, đồi rừng, đồng ruộng khô nóng như sắp có lửa. Cái "lửa" càng nóng hơn khi bà con xã Hùng Thành - Yên Thành hay tin chủ tịch xã và chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã "ôm" bìa đất của dân đi vay vốn mà họ không hề hay biết. "Chủ tịch xã "ôm" 500 bìa đất đi Hà Nội rồi", "Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã trốn 3 tháng nay"... Người dân Yên Thành thuần hậu chất phác đâu hay biết cán bộ xã mình "tốt bụng" đi vay vốn hộ cho dân...mà không cần nói cho dân biết.
Chủ tịch xã Hùng Thành - ông Nguyễn Duy Phúc- vừa thấy chúng tôi giới thiệu là nhà báo và xin tìm hiểu về dự án "trồng rừng" liền xua tay: " Chúng tôi không liên quan, dân tôi không ai bị lừa". Bởi đã có kha khá "tư liệu", chúng tôi đánh bài ngửa: " Ông có cam đoan xã không hề liên quan?", ông Phúc vội cử cán bộ khác ra làm việc và xin lỗi vì bận họp.
Ông Phạm Hồng Văn- Phó Chủ tịch HĐND xã lo lắng kể: "Chúng tôi nghe anh Quí- là đảng uỷ viên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã thông báo có dự án vay vốn hấp dẫn lắm. Chỉ cần nộp bìa đất lâm nghiệp, mỗi ha sẽ được vay 50 triệu đồng, thời hạn vay trong vòng 20 năm, lãi suất rất thấp.
Khi giải ngân, người có bìa sẽ được hưởng 40 triệu đồng, còn 10 triệu đồng sẽ dành cho chi phí chạy dự án. Ông Quí nói là nhờ các mối quan hệ quen biết của ông với những người ở dự án... phi chính phủ, chỉ cần đưa bìa đỏ ra Hà Nội để ký hợp đồng, là đưa được tiền về ngay. Thấy quá hấp dẫn, đảng uỷ, UBND xã tổ chức họp và đồng ý đưa bìa cho ông Nguyễn Viết Quí - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã đi Hà Nội chạy dự án. Xã đã cử tôi đi cùng ông Quí đưa bìa ra.. Nhưng khi ra Hà Nội, không thấy ký gì tôi lại ôm bìa về. Sau đó ông Quí cùng với chánh văn phòng xã mang ra Hà Nội tiếp và để bìa đất lại đó luôn".
Chúng tôi hỏi việc xã đưa bìa đỏ của dân đi vay vốn dân có biết không? Ông Văn nói: "Vốn được vay nhiều như vậy, chúng tôi nghĩ đưa được hàng chục tỷ đồng về chia cho dân ai chẳng đồng ý". Hỏi tiếp bây giờ nếu mất bìa của dân thì ai chịu trách nhiệm, ông Văn, ông Trung- Phó Chủ tịch cùng các cán bộ liên quan đều không trả lời.
Bìa đỏ và bìa xanh đất lâm nghiệp xã đều giữ của dân, không phát cho dân. Bìa đỏ cấp năm 2001 nhưng cán bộ xã để trong tủ, bao năm qua về mặt pháp lý dân không hề có quyền gì đối với đất đai của mình. Khi đưa "tài sản quốc gia" là 424 bìa đỏ và 23 sổ xanh với diện tích hàng trăm ha rừng cho một cá nhân đi Hà Nội, xã Hùng Thành chỉ có một văn bản mấy dòng chữ giao bìa, do cán bộ địa chính ký, ông Chủ tịch xã có tên nhưng không ký.
Giờ đây các cán bộ xã Hùng Thành đều "tự hào" nói là dân không biết như là một "thành tích" bởi dân chưa bị mất tiền như các xã khác, đâu hay chính họ đã tự định đoạt tài sản của dân mà không được phép, đồng thời có nguy cơ mất luôn số bìa đỏ của dân. Hiện giờ ông Quí - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã cũng..."bay" theo các bìa đất 3 tháng nay.
Ở Đồng Thành- Yên Thành, cũng dự án trên, xã đã nhiệt tình, sốt sắng, thông báo họp xóm, họp dân, phổ biến cho dân biết về dự án...vay 50 triệu đồng/ ha, không lãi suất và làm hồ sơ hộ dân để đưa cho ông Quí cả bìa cả hồ sơ vay vốn đi Hà Nội. Người dân Đồng Thành đi làm hồ sơ, mỗi nhà hai bộ, dán ảnh, xã công chứng vào khế ước của Công ty Quí Nhân- do ông Quí ở Hùng Thành lập ra. Được sự tư vấn của ông Quí, xã đã thu của dân, mỗi nhà 22 ngàn đồng (phí làm hồ sơ ) để làm 540 bìa đỏ. Phí này xóm một nửa, xã một nửa dùng để... uống nước, tổng phí cũng đã 12 triệu đồng. Nực cười là mặc dù đã nói dự án... phi chính phủ nhưng trong hợp đồng vay vốn, bên cho vay lại là... công ty Quí Nhân, do ông Quí làm Giám đốc, trong khi đó công ty này mới thành lập, chưa hoạt động và chưa đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
Ông Công - Chủ tịch xã Đồng Thành "bận" họp không muốn làm việc với báo chí, chúng tôi đành phải nhờ phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Sĩ Hưng gọi điện thoại dùm. Qua điện thoại của phó chủ tịch huyện, chúng tôi được ông Công cho biết: đến 25 tháng 6 này tiền sẽ về với dân, vì dự án trục trặc, nên bây giờ không vay vốn nữa mà dự án sẽ hỗ trợ bà con 20 triệu đồng/ ha, (tức cho không). Khi chúng tôi hỏi "là một chủ tịch xã ông thấy dự án cho không bà con nhiều tiền như vậy, ông có tin không?" ông Công vẫn bô bô: "Tin chứ. Đến 25 này mà tiền không về, chúng tôi sẽ ra lấy bìa về cho dân để trước khi họp Hội đồng... dân yên!"
Ông Nguyễn Sĩ Cầu và Nguyễn Sĩ Trung xóm Đồng Nguyên có 7 ha rừng, cho biết: "Chúng tôi thiếu vốn trồng rừng đã lâu, nay thấy xã tuyên truyền liền làm hồ sơ vay vốn, nhưng quá lâu rồi chẳng thấy vốn đâu. Họ hứa trước Tết giải ngân nhưng nay thì chúng tôi thấy họ lừa thật rồi". Xóm trưởng xóm Đồng Xuân, ông Trần Danh Thu nói: ông đã làm hồ sơ cho hơn 60 hộ trong xóm khá mệt nhọc vì phải kê khai, xác nhận, rồi yêu cầu bà con chụp ảnh... Họ nói trước Tết là có tiền mà nay vẫn chưa có, bà con cứ lên hỏi xóm trưởng".
Tại Yên Thành hiện đã có trên 1000 bìa đỏ đi Hà Nội chưa về. Nhiều xã đã bị "mắc": Hùng Thành, Đồng Thành, Hậu Thành, Kim Thành, Tân Thành...
Ông Nguyễn Sĩ Hưng - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết: Huyện chưa nhận được báo cáo của các xã về tình hình gom bìa đỏ vay vốn. Gần đây huyện nghe thông tin và đã cảnh báo. Ông Hưng cũng cho biết: cán bộ của huyện nếu tham gia vào những dự án "mờ ám" này sẽ xử lý theo qui định.
Tại các huyện khác, không chỉ công ty Quí Nhân, có gần chục công ty khác, mỗi công ty một kiểu "dụ dỗ" đã luồn gần khắp đường7, đường 48 để gom bìa đỏ đi Hà Nội với số lượng hàng ngàn bìa.
(Còn nữa)
Theo Nhóm PV kinh tế / Báo Nghệ An
LBL_NEWERNAME
- 18/12/2009 - Có tên được nâng lương, nhưng không có lương
- 30/10/2009 - Kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga năm 1930 ở quê lúa Yên Thành
- 30/10/2009 - Yên Thành (Nghệ An): Giá điện leo thang, cả làng kiến nghị
- 31/08/2009 - Bị sét đánh chết khi đang làm đồng
- 08/07/2009 - Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại Yên Thành
LBL_OLDERNAME
- 10/06/2009 - Thông tin huyện Yên Thành - Nghệ An
- 05/06/2009 - Đồng hành cùng người nghèo qua Vượt lên chính mình
- 03/06/2009 - Bao giờ người dân nông thôn được mua điện giá rẻ?
- 16/05/2009 - Nghệ An: sáu người chết, bảy người bị thương do sét đánh
- 11/05/2009 - Giao thông nông thôn: Nhìn từ xã núi Thịnh Thành
COMMENTS
hihic
hihic
"chủ tịch xã và chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã "ôm" bìa đất của dân đi vay vốn mà họ không hề hay biết. "Chủ tịch xã "ôm" 500 bìa đất đi Hà Nội rồi", "Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã trốn 3 tháng nay"
Câu này chưa chính xác. Ông ôm bìa đất đó là Ông Quý chủ tịch hội cựu chiến binh chứ không có Chủ tịch xã. Hiện ông Quý đang ở Hà Nội 3 tháng nay chưa về nhà.hic hic hic
Mong sao Pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh để người dân khỏi bị lừa lần nữa.
"chủ tịch xã và chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã "ôm" bìa đất của dân đi vay vốn mà họ không hề hay biết. "Chủ tịch xã "ôm" 500 bìa đất đi Hà Nội rồi", "Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã trốn 3 tháng nay"
Câu này chưa chính xác. Ông ôm bìa đất đó là Ông Quý chủ tịch hội cựu chiến binh chứ không có Chủ tịch xã. Hiện ông Quý đang ở Hà Nội 3 tháng nay chưa về nhà.hic hic hic
Mong sao Pháp luật sẽ xử lý nghiêm minh để người dân khỏi bị lừa lần nữa.
Sự việc xảy ra ở hai xã Hùng Thành và Đồng Thành, Yên Thành, Nghệ An.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=213739
Ngôi nhà ông Nguyễn Viết Quý, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã Hùng Thành
Được biết, hàng trăm hộ dân ở xã Hùng Thành này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ năm 2001 nhưng, thay vì phát cho dân, UBND xã ém trong tủ.
Sau khi phát hiện ra thì mới biết cán bộ xã đã giao cho ông Nguyễn Viết Quý, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã Hùng Thành, mang đi chạy dự án.
Trước khi gom bìa đất, ông Quý cùng với ông Nguyễn Duy Phúc, Chủ tịch UBND xã, và cán bộ địa chính xã Hùng Thành nói là có dự án hấp dẫn, chỉ cần cắm bìa đất lâm nghiệp là vay 50 triệu đồng/ha, lãi suất thấp, thời gian được vay trong vòng 20 năm, sau này giải ngân mỗi gia đình có bìa được hưởng 40 triệu đồng, 10 triệu đồng còn lại giành cho phí chạy dự án.
Thấy dự án bở ăn, ngoài số sổ đỏ lâu nay nằm sẵn trong tủ, UBND xã còn kêu gọi một số bà con còn lại mang bìa đỏ, bìa xanh lên giao cho địa chính xã để xã giao cho ông Quý mang ra Hà Nội chạy dự án.
Chúng tôi về tận gia đình ông Nguyễn Viết Quý, trú tại xóm Sơn Thành, xã Hùng Thành thì được người nhà ông Quý cho biết ông Quý đi Hà Nội thăm con học đại học hơn ba tháng chưa về. “Còn việc tin đồn ông Quý chạy trốn là không đúng”, gia đình ông Quý khẳng định.
Sau khi ôm được 424 bìa đỏ và 24 bìa xanh, UBND xã Hùng Thành giao lại cho ông Quý, đồng thời cử ông Phạm Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Thành đi cùng ông Quý ra Hà Nội ký dự án. Ra Hà Nội không thấy ký kết gì, ông Phạm Hồng Văn đã mang số bìa đất trên về giao lại cho UBND xã.
Cách đây ba tháng, UBND xã tiếp tục cử ông chánh văn phòng cùng ông Nguyễn Viết Quý mang bìa đỏ ra Hà Nội. Từ đó đến nay chưa thấy ông cựu chiến binh này quay về địa phương
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Thế Tình, Trưởng Công an xã Hùng Thành cho hay: “Sau khi nghe thông tin có nguồn vốn dự án sẽ rót về như vậy, chúng tôi đã xác minh ở Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và được biết không hề có dự án đó. Do vậy, chúng tôi đã thông báo cho dân phải cảnh giác với những trò lừa đảo. Nhưng không hiểu sao hầu hết bà con trong xã đều bị lừa”.
Ông Tình giải thích thêm, vì đây là xã miền núi nên diện tích đất rừng rất nhiều. Tất cả bìa đỏ gom lại đều được chuyển cho ông Nguyễn Viết Quý, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã.
Nằm sát xã Hùng Thành, có 540 bìa đỏ của dân xã Đồng Thành cũng bị thu gom đưa cho ông Nguyễn Viết Quý đi chạy dự án. Để bà con mang bìa đất lâm nghiệp đi nạp cho cán bộ, UBND xã thông báo về từng xóm để tổ chức họp dân.
Chắc ăn hơn, UBND xã còn hướng dẫn bà con làm hai bộ hồ sơ, mỗi bộ thu phí 22.000 đồng. Nhưng, hơn ba tháng nay, bìa đỏ của bà con đã trôi theo dự án ma.
Được biết, ngoài hai xã Hùng Thành và Đồng Thành nói trên, một số xã khác như Phúc Thành, Tân Thành, Hậu Thành, Kim Thành... hàng nghìn gia đình nông dân cũng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười.
Phan Sáng/báo Tiền Phong online
Sự việc xảy ra ở hai xã Hùng Thành và Đồng Thành, Yên Thành, Nghệ An.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=213739
Ngôi nhà ông Nguyễn Viết Quý, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã Hùng Thành
Được biết, hàng trăm hộ dân ở xã Hùng Thành này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ năm 2001 nhưng, thay vì phát cho dân, UBND xã ém trong tủ.
Sau khi phát hiện ra thì mới biết cán bộ xã đã giao cho ông Nguyễn Viết Quý, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã Hùng Thành, mang đi chạy dự án.
Trước khi gom bìa đất, ông Quý cùng với ông Nguyễn Duy Phúc, Chủ tịch UBND xã, và cán bộ địa chính xã Hùng Thành nói là có dự án hấp dẫn, chỉ cần cắm bìa đất lâm nghiệp là vay 50 triệu đồng/ha, lãi suất thấp, thời gian được vay trong vòng 20 năm, sau này giải ngân mỗi gia đình có bìa được hưởng 40 triệu đồng, 10 triệu đồng còn lại giành cho phí chạy dự án.
Thấy dự án bở ăn, ngoài số sổ đỏ lâu nay nằm sẵn trong tủ, UBND xã còn kêu gọi một số bà con còn lại mang bìa đỏ, bìa xanh lên giao cho địa chính xã để xã giao cho ông Quý mang ra Hà Nội chạy dự án.
Chúng tôi về tận gia đình ông Nguyễn Viết Quý, trú tại xóm Sơn Thành, xã Hùng Thành thì được người nhà ông Quý cho biết ông Quý đi Hà Nội thăm con học đại học hơn ba tháng chưa về. “Còn việc tin đồn ông Quý chạy trốn là không đúng”, gia đình ông Quý khẳng định.
Sau khi ôm được 424 bìa đỏ và 24 bìa xanh, UBND xã Hùng Thành giao lại cho ông Quý, đồng thời cử ông Phạm Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Thành đi cùng ông Quý ra Hà Nội ký dự án. Ra Hà Nội không thấy ký kết gì, ông Phạm Hồng Văn đã mang số bìa đất trên về giao lại cho UBND xã.
Cách đây ba tháng, UBND xã tiếp tục cử ông chánh văn phòng cùng ông Nguyễn Viết Quý mang bìa đỏ ra Hà Nội. Từ đó đến nay chưa thấy ông cựu chiến binh này quay về địa phương
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Thế Tình, Trưởng Công an xã Hùng Thành cho hay: “Sau khi nghe thông tin có nguồn vốn dự án sẽ rót về như vậy, chúng tôi đã xác minh ở Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và được biết không hề có dự án đó. Do vậy, chúng tôi đã thông báo cho dân phải cảnh giác với những trò lừa đảo. Nhưng không hiểu sao hầu hết bà con trong xã đều bị lừa”.
Ông Tình giải thích thêm, vì đây là xã miền núi nên diện tích đất rừng rất nhiều. Tất cả bìa đỏ gom lại đều được chuyển cho ông Nguyễn Viết Quý, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh xã.
Nằm sát xã Hùng Thành, có 540 bìa đỏ của dân xã Đồng Thành cũng bị thu gom đưa cho ông Nguyễn Viết Quý đi chạy dự án. Để bà con mang bìa đất lâm nghiệp đi nạp cho cán bộ, UBND xã thông báo về từng xóm để tổ chức họp dân.
Chắc ăn hơn, UBND xã còn hướng dẫn bà con làm hai bộ hồ sơ, mỗi bộ thu phí 22.000 đồng. Nhưng, hơn ba tháng nay, bìa đỏ của bà con đã trôi theo dự án ma.
Được biết, ngoài hai xã Hùng Thành và Đồng Thành nói trên, một số xã khác như Phúc Thành, Tân Thành, Hậu Thành, Kim Thành... hàng nghìn gia đình nông dân cũng rơi vào cảnh dở khóc, dở cười.
Phan Sáng/báo Tiền Phong online
Chiều 16/7, cơ quan chức năng Nghệ An cho biết hàng nghìn hộ dân ở các huyện miền núi đã giao sổ đỏ cho một số cá nhân, tổ chức với kỳ vọng được tài trợ vốn không hoàn lại để trồng rừng.
> Lừa dân thế chấp sổ đỏ vay vốn trồng rừng
Nhiều hộ dân miền núi Nghệ An đã nộp sổ đỏ cho các công ty "ma". Ảnh: N.K.
Thông tin từ Phòng PC15 Công an tỉnh Nghệ An cho hay, từ tháng 4, có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đi gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân các huyện miền núi để "chạy" dự án. Các công ty này thường thông qua vài người dân địa phương, hứa hẹn trích phần trăm cho họ để đi thuyết phục các hộ dân, thậm chí cả lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ nộp bản sao sổ đỏ. Sau đó, các công ty này lại yêu cầu nộp giấy ủy quyền cho họ toàn quyền sử dụng sổ đỏ. Cuối cùng, họ lại yêu cầu người dân nộp lại bìa đỏ gốc để đem ra Hà Nội đối chiếu.
Cơ quan công an cho biết, các hộ gia đình tham gia dự án này được hứa hẹn tài trợ từ 1,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng bằng nguồn vốn không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài. Hàng nghìn sổ đỏ của người dân các huyện Tương Dương, Con Cuông, Đô Lương, Yên Thành, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Quỳ Châu đã giao cho các công ty này. Riêng huyện Quỳ Châu đã có 6 trên 12 xã với tổng số 976 hộ giao nộp bìa đỏ. Huyện Yên Thành có khoảng 600 trường hợp.
Một trong những cái tên được cơ quan công an để ý đó là Công ty cổ phần đầu tư lâm nghiệp Quý Nhân có văn phòng tại đường Lê Lợi (thành phố Vinh) do ông Nguyễn Viết Quý làm giám đốc. Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, công ty đã gom nhiều sổ đỏ của người dân các xã Hùng Thành, Đồng Thành, Phúc Thành để đi chạy dự án. Hiện nay, những sổ đỏ này vẫn đang bặt vô âm tín cùng ông giám đốc. Văn phòng công ty ở thành phố Vinh cũng cửa đóng then cài.
Một vệ tinh chuyên thu gom sổ đỏ khác, theo điều tra của cơ quan công an là bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Phú Tài (cũng đặt trụ sở ở Vinh. Bà Thủy được cho là đã gom sổ đỏ của các cơ quan quản lý và trồng rừng với diện tích lên đến hàng chục nghìn ha. Hiện nay, bà giám đốc cùng với số sổ đỏ thu gom được đều không có mặt tại địa phương.
Chiều nay, VnExpress.net đã liên hệ với ông Nguyễn Xuân Mừng - Tổng giám đốc công ty TNHH Việt Nhật qua điện thoại. Ông Mừng cho biết đang ở Sapa tham gia dự án xây dựng khu Resort du lịch Việt - Nhật tại đây. Ông khẳng định không dính dáng đến các dự án trồng rừng tại Nghệ An. "Tôi chưa từng đến Con Cuông, cũng không nhận sổ đỏ, hay tiền của người dân nào", ông nói.
Rơi vào "bẫy" còn có 3 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh. Công an Nghệ An cho biết, 3 công ty này đã giao sổ đỏ cho một người tên là Nguyễn Xuân Mừng, Tổng giám đốc công ty TNHH Việt Nhật ngoài Hà Nội. Ông Mừng được cho là đã về địa phương, mang theo bài báo đăng trên Báo Kinh tế đối ngoại nói về việc Mỹ tài trợ vốn bảo tồn rừng Việt Nam và kêu gọi nộp sổ đỏ. Cũng theo cơ quan công an, sau khi vụ việc vỡ lở, hai doanh nghiệp nhà nước đã đòi ông Mừng trả lại sổ đỏ.
Bài báo được cho là do ông Mừng mang tới giới thiệu với các công ty. Ảnh: N.K.
Công an Nghệ An vừa có công văn gửi các địa phương điều tra, thu thập, xác minh động cơ, mục đích của những tổ chức, cá nhân đứng ra huy động sổ đỏ của dân.
Ngày 15/7, Bộ Tài chính đã có công văn khẩn cảnh báo về vụ lừa đảo mời gọi dân thế chấp sổ đỏ để vay vốn làm “dự án phát quang” và “dự án trồng rừng” từ nguồn vốn của Chính phủ hay các tổ chức quốc tế. Trước đó, ngày 11/5, Cục Lâm nghiệp cũng đã có công văn cảnh báo về việc "phòng ngừa lừa đảo kinh tế" gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc, trong đó khẳng định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quản lý và điều hành các loại dự án với tên gọi "dự án phát quang", "dự án trồng rừng". Bộ cảnh báo các công ty gom sổ đỏ này có dấu hiệu lừa đảo về kinh tế và yêu cầu các sở báo cáo với UBND tỉnh đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong tỉnh biết, kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng ngừa các hoạt động lừa đảo.
Trường Long
(báo vnexpress.net)
Chiều 16/7, cơ quan chức năng Nghệ An cho biết hàng nghìn hộ dân ở các huyện miền núi đã giao sổ đỏ cho một số cá nhân, tổ chức với kỳ vọng được tài trợ vốn không hoàn lại để trồng rừng.
> Lừa dân thế chấp sổ đỏ vay vốn trồng rừng
Nhiều hộ dân miền núi Nghệ An đã nộp sổ đỏ cho các công ty "ma". Ảnh: N.K.
Thông tin từ Phòng PC15 Công an tỉnh Nghệ An cho hay, từ tháng 4, có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đi gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân các huyện miền núi để "chạy" dự án. Các công ty này thường thông qua vài người dân địa phương, hứa hẹn trích phần trăm cho họ để đi thuyết phục các hộ dân, thậm chí cả lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ nộp bản sao sổ đỏ. Sau đó, các công ty này lại yêu cầu nộp giấy ủy quyền cho họ toàn quyền sử dụng sổ đỏ. Cuối cùng, họ lại yêu cầu người dân nộp lại bìa đỏ gốc để đem ra Hà Nội đối chiếu.
Cơ quan công an cho biết, các hộ gia đình tham gia dự án này được hứa hẹn tài trợ từ 1,5 triệu đồng đến 4 triệu đồng bằng nguồn vốn không hoàn lại của các tổ chức nước ngoài. Hàng nghìn sổ đỏ của người dân các huyện Tương Dương, Con Cuông, Đô Lương, Yên Thành, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Quỳ Châu đã giao cho các công ty này. Riêng huyện Quỳ Châu đã có 6 trên 12 xã với tổng số 976 hộ giao nộp bìa đỏ. Huyện Yên Thành có khoảng 600 trường hợp.
Một trong những cái tên được cơ quan công an để ý đó là Công ty cổ phần đầu tư lâm nghiệp Quý Nhân có văn phòng tại đường Lê Lợi (thành phố Vinh) do ông Nguyễn Viết Quý làm giám đốc. Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, công ty đã gom nhiều sổ đỏ của người dân các xã Hùng Thành, Đồng Thành, Phúc Thành để đi chạy dự án. Hiện nay, những sổ đỏ này vẫn đang bặt vô âm tín cùng ông giám đốc. Văn phòng công ty ở thành phố Vinh cũng cửa đóng then cài.
Một vệ tinh chuyên thu gom sổ đỏ khác, theo điều tra của cơ quan công an là bà Nguyễn Thị Thủy - Giám đốc Công ty TNHH Phú Tài (cũng đặt trụ sở ở Vinh. Bà Thủy được cho là đã gom sổ đỏ của các cơ quan quản lý và trồng rừng với diện tích lên đến hàng chục nghìn ha. Hiện nay, bà giám đốc cùng với số sổ đỏ thu gom được đều không có mặt tại địa phương.
Chiều nay, VnExpress.net đã liên hệ với ông Nguyễn Xuân Mừng - Tổng giám đốc công ty TNHH Việt Nhật qua điện thoại. Ông Mừng cho biết đang ở Sapa tham gia dự án xây dựng khu Resort du lịch Việt - Nhật tại đây. Ông khẳng định không dính dáng đến các dự án trồng rừng tại Nghệ An. "Tôi chưa từng đến Con Cuông, cũng không nhận sổ đỏ, hay tiền của người dân nào", ông nói.
Rơi vào "bẫy" còn có 3 doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh. Công an Nghệ An cho biết, 3 công ty này đã giao sổ đỏ cho một người tên là Nguyễn Xuân Mừng, Tổng giám đốc công ty TNHH Việt Nhật ngoài Hà Nội. Ông Mừng được cho là đã về địa phương, mang theo bài báo đăng trên Báo Kinh tế đối ngoại nói về việc Mỹ tài trợ vốn bảo tồn rừng Việt Nam và kêu gọi nộp sổ đỏ. Cũng theo cơ quan công an, sau khi vụ việc vỡ lở, hai doanh nghiệp nhà nước đã đòi ông Mừng trả lại sổ đỏ.
Bài báo được cho là do ông Mừng mang tới giới thiệu với các công ty. Ảnh: N.K.
Công an Nghệ An vừa có công văn gửi các địa phương điều tra, thu thập, xác minh động cơ, mục đích của những tổ chức, cá nhân đứng ra huy động sổ đỏ của dân.
Ngày 15/7, Bộ Tài chính đã có công văn khẩn cảnh báo về vụ lừa đảo mời gọi dân thế chấp sổ đỏ để vay vốn làm “dự án phát quang” và “dự án trồng rừng” từ nguồn vốn của Chính phủ hay các tổ chức quốc tế. Trước đó, ngày 11/5, Cục Lâm nghiệp cũng đã có công văn cảnh báo về việc "phòng ngừa lừa đảo kinh tế" gửi các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên toàn quốc, trong đó khẳng định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không quản lý và điều hành các loại dự án với tên gọi "dự án phát quang", "dự án trồng rừng". Bộ cảnh báo các công ty gom sổ đỏ này có dấu hiệu lừa đảo về kinh tế và yêu cầu các sở báo cáo với UBND tỉnh đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong tỉnh biết, kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng ngừa các hoạt động lừa đảo.
Trường Long
(báo vnexpress.net)