Mặc dù Chính phủ đã có quy định về mức giá trần 700 đ/kwh và mới đây Bộ Công thương có Thông tư quy định cụ thể về việc bán điện theo giá bậc thang, tuy vậy, giá bán điện ở nông thôn hiện đang rất tuỳ tiện, có đến 60% địa phương vượt giá trần.
Điểm "nóng" Hoàng Mai:Thị trấn Hoàng Mai hiện có 2.696 khách hàng sử dụng điện. Do tính chất lịch sử và địa hình nên toàn thị trấn Hoàng Mai hiện tại đang sử dụng điện tại 6 trạm biến áp, trong đó có 3 trạm chính thuộc Thị trấn quản lý: trạm Nam Thắng, trạm Bắc Thắng và 01 trạm bơm. 3 trạm thuộc các doanh nghiệp: HTX Mê Công, Công ty TNHH Bình Minh và HTX Đông Ngôn.
Do tồn tại nhiều loại hình dịch vụ điện năng cũng như nhiều trạm biến áp nên tại đây, các hộ sử dụng điện đang phải chịu giá điện sinh hoạt với nhiều mức giá, gây bức xúc, thiếu bình đẳng giữa các vùng dân cư trên một địa bàn. Gần 2.000 hộ dân phía trong đang sử dụng điện của 2 trạm Nam Thắng và Bắc Thắng mặc dù chất lượng điện năng chưa được tốt nhưng giá cả đã thực hiện theo giá trần của Chính phủ.
Thiệt thòi nhất hiện nay là hơn 700 hộ dân thuộc các khối Tân Thành, Tân Hùng, K3 Thị trấn Hoàng Mai vẫn đang phải chịu giá điện phục vụ sinh hoạt trên 1000 đ/kwh. Hộ chị Dung, k3 trong tháng 3/2009 sử dụng 63kwh phải trả 83.785 đồng. Hộ bà Quang sử dụng 62kwh trả 82.140 đồng, hộ bà Hồng sử dụng 81 kwh nhưng phải trả đến 113.000 đồng...
Các hộ sử dụng điện khu vực này cho biết, đã hơn 2 năm phải chịu giá điện sinh hoạt quá cao trên 1.200đ/kwh. Bà con cũng đã nhiều kiến nghị lên Thị trấn, rồi lên huyện, chi nhánh điện Quỳnh Lưu tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có hồi âm. Chị Dung bức xúc: "Chỉ cách hơn 100 mét bên kia đường các hộ sử dụng điện giá chỉ có 700 đ/kwh, chúng tôi lại phải chịu gấp đôi, trong một địa bàn Thị trấn sao lại có sự bất công như vậy, như thế là không công bằng".
Loạn giá điện nông thôn:
Không chỉ Hoàng Mai mà rất nhiều địa bàn khu vực nông thôn tình trạng giá điện đang rất tuỳ tiện. Vì chưa khống chế được tổn thất, tỷ lệ tổn thất còn rất cao (có nơi đến 45%), quản lý chưa khoa học và vì lợi nhuận nên nhiều nơi các HTX dịch vụ điện năng bán điện vượt giá trần quy định, thậm chí còn quy định kiểu giá điện "bậc thang" theo cách riêng của địa phương. Xã Hợp Thành, Yên Thành là một trong những xã có sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ nhiều nhất huyện.
Trong tháng 4/2009, toàn xã sử dụng 179.000 kwh, bình quân mỗi hộ Hợp Thành sử dụng hơn 100 kwh(gần 1.700 hộ dân). Sau nhiều năm duy trì hoạt động theo hình thức cai thầu, từ năm 2006 chính thức bàn giao về cho HTX dịch vụ nông nghiệp và điện năng Hợp Thành quản lý, vận hành, bán tận hộ. Do hệ thống hạ tầng dịch vụ điện năng sau hạ thế xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn nên tỷ lệ tổn thất lên đến 41%.
Do vậy để bù lại hao tổn, có lợi nhuận duy trì hoạt động của bộ máy, giá điện tại đây luôn vượt giá trần quy định. Từ 1/3/2009 thực hiện việc bán điện theo giá bậc thang, HTX Hợp Thành đã thực hiện việc họp xã viên, thống nhất bán giá điện bậc thang nhưng theo kiểu... Hợp Thành.
Giá bán điện ở đây được quy định chỉ có 3 nấc cho 50-100-150 kwh với giá tương ứng 800 đ- 1.100đ- 1.500 đ/ kwh. Theo ông Phạm Kỷ- Chủ nhiệm HTX là quy định 3 bậc như vậy cho dễ tính và người dân có sử dụng đến các bậc sau đâu mà đặt ra thêm rối?! Còn tại xã Hồng Thành, một trong những xã đến thời điểm này vẫn chưa có sự hợp tác thống nhất với Chi nhánh điện Yên Thành để triển khai các bước để ngành Điện thực hiện tiếp nhận và bán điện tại gia.
Lý do mà UBND xã, cũng như BQL HTX dịch vụ điện năng đưa ra là mạng lưới điện của xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mới được nâng cấp đầu tư và đã triển khai việc bán điện bậc thang tận hộ.
Tuy nhiên, khi chúng tôi đến một số hộ dân sử dụng điện của HTX dịch vụ điện năng Hồng Thành thì sổ theo dõi sử dụng điện hàng tháng chỉ ghi tổng số tiền phải nộp mà không ghi rõ chỉ số công tơ đầu và cuối tháng và lại càng không có sự phân tích cụ thể từng bậc thang giá điện gắn với hiệu số sử dụng điện thương phẩm của từng hộ.
Rõ ràng, hiện nay ở khu vực nông thôn, các HTX, tổ chức kinh doanh điện bán lẻ bán vượt giá trần để bù lại tổn thất, rồi vì mục đích lợi nhuận không phải là chuyện lạ, nhưng vin vào chuyện bán giá bậc thang theo quy định rồi tự đặt ra mức bậc thang riêng là hoàn toàn... "mới". Chất lượng điện kém, không đảm bảo an toàn, giá điện lại cao là điều dễ thấy ở địa bàn nông thôn hiện nay.
Theo Hữu Nghĩa, Mạnh Hùng / Báo Nghệ An
- 31/08/2009 - Bị sét đánh chết khi đang làm đồng
- 08/07/2009 - Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại Yên Thành
- 25/06/2009 - Hàng nghìn bìa đỏ của dân "bay" theo các dự án "ma": Ai chịu trách nhiệm?
- 10/06/2009 - Thông tin huyện Yên Thành - Nghệ An
- 05/06/2009 - Đồng hành cùng người nghèo qua Vượt lên chính mình
- 16/05/2009 - Nghệ An: sáu người chết, bảy người bị thương do sét đánh
- 11/05/2009 - Giao thông nông thôn: Nhìn từ xã núi Thịnh Thành
- 06/05/2009 - Giao thông nông thôn - Cần chú trọng khâu bảo dưỡng
- 26/04/2009 - LĐLĐ Yên Thành: Lễ khởi công xây dựng nhà “Mái ấm Công đoàn”
- 16/04/2009 - GS Nguyễn Lân Hùng tiếp xúc với nông dân Yên Thành
COMMENTS
trong khi đó người dân chỉ được sào ruộng một năm thu hoạch được 5 tạ 1 sào {đó là những năm được mùa} mọi người thử tính xem bán được bao nhiêu tiền. không có ai đứng ra kêu ca gì hết.trong 5 tạ lúa đó còn phải đóng bao nhiều là thứ thuế.nước,lao động ,đường trường trạm,v.v... nói chung là người dân rất khổ.bà đi bàn lại chỉ người là khổ nhất