Trang chủ Tin tức quê nhà Chính trị - Xã hội Tìm quê cho cha từ câu hát

Tìm quê cho cha từ câu hát

Email In

Năm 1974, chàng trai Nguyễn Xuân Thuận, 18 tuổi, vào Nam chiến đấu với lời hẹn “chừng nào đất nước thống nhất, con trở về”. Thế nhưng do bị thương trong chiến đấu khiến anh mất trí nhớ nên phải sau hơn 34 năm, nhờ con trai, anh Thuận mới tìm được quê nhà và thăm lại mẹ cha.

 

Cha mẹ anh Thuận là ông Nguyễn Xuân Ưng và bà Nguyễn Thị Hảo ở xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Hơn 30 năm qua, bấm đốt ngón tay đợi con với hy vọng đất nước hòa bình, Thuận về, ông bà sẽ có dâu, có cháu nội ẵm bồng giúp họ vơi đi nỗi nhớ.

Lập bàn thờ và tìm con

Năm đầu nhập ngũ, anh vẫn thường xuyên biên thư về nhà. Sau ngày giải phóng thì bặt tin. Rồi những đoàn quân từ chiến trường trở về, ông Ưng, bà Hảo lại ngóng chờ. Nghe tin có chiến sĩ từ phía Nam trở về Nghệ An là ông bà lại đạp xe, lặn lội đến hỏi thăm con.

 

Vợ chồng ông Nguyễn Xuân Ưng, bà Nguyễn Thị Hảo: “Tết này chúng tôi sẽ vào để thăm, cảm ơn người dân, các mẹ đã nuôi, cưu mang Thuận

“Lúc thằng Thuận vừa lọt lòng, mẹ nó bị khô sữa, vợ chồng tôi phải bồng con khắp làng xin cho nó bú thép (bú nhờ). Đến năm 16 tuổi, Thuận khai thêm tuổi để đi dân công hỏa tuyến. Nó hát hay lắm, nhất là các điệu hò Nghệ Tĩnh”, ông Ưng nhắc lại vẻ tự hào. Rồi ông chùng xuống: “Vợ chồng tôi buồn tủi nhất là vào ngày lễ, tết, ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), mọi gia đình chính sách trong xã đều nhận được sự quan tâm, lời chúc và quà. Vợ chồng tôi gửi con ra trận nhưng không có một dòng tin tức từ đơn vị hay của con. Không nhận được giấy báo tử, vợ chồng cũng lập bàn thờ thắp hương cho con”, người cha 82 tuổi tâm sự.

Ông bà viết thư gửi vào Nam cho con nhưng đều không thấy hồi âm. Ông Ưng nhiều lần lên xã, lên huyện hỏi: “Con tôi đâu? Nó hy sinh hay còn sống sót?”. Rồi ông lại đến nhà đồng đội anh Thuận hỏi: “Nói thật đi, nó sống hay chết, hay đã theo địch vượt biên?”. Nhưng đều nhận được câu trả lời: “Sau khi chuyển sang đi chiến trường biên giới Tây Nam, không rõ anh Thuận còn sống hay đã hy sinh”.

Câu hò khơi ký ức

Tháng 4/1975, đơn vị của Thuận tấn công vào hướng tây bắc Xuân Lộc rồi tiến về giải phóng Sài Gòn. Sau ngày 30/4/1975, anh lại cùng đơn vị chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam. Trong một trận đánh quân Pôn Pốt ở Hà Tiên, Thuận bị thương ở đầu và ngất đi.

Khi tỉnh dậy, anh mất trí nhớ. Không biết đường về, anh lạc vào dân. “Người thanh niên ngơ ngác” được một bà mẹ ở tỉnh Kiên Giang cưu mang. Sau đó, anh tiếp tục được một bà mẹ ở Hòn Chuông nhận về nuôi. Được chăm sóc chu đáo, sức khỏe dần hồi phục. Gia đình mẹ nuôi tổ chức cưới vợ cho anh, chị Tạ Thị Đầm.

Thương tình anh côi cút, cha mẹ vợ cho vợ chồng anh ruộng để cấy lúa. Hai năm sau, họ sinh con trai đầu lòng. Rồi hai người con nữa ra đời. Anh cần mẫn cùng vợ cấy cày nuôi các con khôn lớn nhưng ký ức ngày xưa thì mất hẳn. Dù vậy, giọng nói của anh vẫn còn pha lẫn tiếng miền Trung. Các con anh thắc mắc sao cha vẫn sống và sinh hoạt bình thường nhưng không thể nhớ tường tận quê mình.

 

 Nguyễn Thành Nhân (phải) tìm và đưa cha (trái) trở về thăm quê.

Rồi một ngày mở tivi, anh tình cờ nghe câu hò xứ Nghệ. Câu hò giúp một mảnh ký ức vỡ ra, sống dậy. Anh nhớ hai từ tên quê hương: Yên Thành.

Lúc này, người con trai đầu của anh - Nguyễn Thành Nhân đã là sinh viên ĐH. Thương cha, đau đáu nguồn gốc quê nhà, Nhân quyết tâm tìm quê nội. Cậu  cố gắng hỏi và khơi dần ký ức của cha. Thế rồi, cùng những cuộc trò chuyện với con trai, anh nhớ dần mình quê Yên Thành, Nghệ An. Nhưng vẫn không thể nhớ chính xác tên cha mẹ và địa chỉ ở quê.

Lên thành phố Cần Thơ học, Nhân gửi thư điện tử về các địa chỉ ở Nghệ An dò hỏi và tìm nhưng đều bặt vô âm tín. Không nản, Nhân đi tìm những người bạn của cha mình để mong có thêm ít thông tin về quê nội. Mỗi ngày một chút. Sau 5 năm kiên trì tìm kiếm, ráp nối thông tin, đến ngày Nhân ra trường, quê nội hiện dần ra. Rồi một người bạn quê Nghệ An cho Nhân số điện thoại Công an huyện Yên Thành. Từ đó, cậu gọi điện thoại về nhiều lần, rồi lần hỏi ra số điện thoại của UBND xã Viên Thành.

Con đưa cha trở về quê nhà

Nhân bấm máy về xã dò hỏi. Người nhấc máy ở đầu dây bên kia là cô Nguyễn Thị Chương, văn thư xã, lại là anh em họ nội. Sau những phút bất ngờ, cô Chương cho cậu biết ông bà nội còn sống. “Cô nói ông bà đã đợi chờ, kiếm cha đằng đẵng từ lúc tôi chưa sinh đến nay. Rồi tôi nối điện thoại cho cha nói chuyện với ông bà. Trí nhớ ký ức tuổi trẻ của cha khơi dần. Cha nhớ, nói được khung cảnh quê nhà nhưng vẫn chưa thể nhớ đặc điểm nhận mặt mọi người”, Nhân bồi hồi kể.

Ông Ưng kể: “Tôi nói qua điện thoại, cha mẹ lâu nay vẫn thắp hương đều cho con. Thằng Thuận nói: “Các cháu nó đang thắp hương cho ông bà!”. Lúc ấy, tôi nghẹn lại, không nói lên lời. Bàn thờ con được hạ xuống!”.

Lúc ấy là giữa năm 2008, Nhân đưa cha trở về quê, thăm ông bà sau đúng 34 năm cách biệt. Ở xã Viên Thành quê nhà, ông Ưng, bà Hảo cùng anh em nội, ngoại ngồi đếm từng phút giây, đợi chờ chuyến xe chở cuộc trùng phùng. Nhưng khi xe chạy đến huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế thì bị tai nạn - bảy người chết tại chỗ, hàng chục người bị thương. Con ôm cha khóc.

May mắn là cả hai cha con đều thoát chết. Anh Thuận bị thương bầm dập khắp người. Khi tỉnh dậy, con lại đưa cha đi đón chuyến xe khách khác tiếp tục hành trình trở về.

Đồng hồ nhích từng giây. Mọi người trong gia đình ông Ưng bồn chồn, lo lắng, hồi hộp chạy hơn 10 km xuống ngã ba huyện Diễn Châu, nơi giao cắt với quốc lộ 1 đón hai cha con. Lúc tiễn con ra chiến trường tóc còn xanh, nay đón con về hai mái đầu đã bạc. Nghe tin anh Thuận “mất tích” trở về làng, người dân cả xã kéo đến xem thực hư “Thuận đẹp trai, hát hay ngày ấy, nay về nhà”. Cuộc trùng phùng trong nước mắt.

Ông Ưng cho biết: "Vào tết Canh Dần 2010 sắp tới, chúng tôi sẽ trở vào thăm gia đình vợ chồng Thuận và cảm ơn mọi người đã cưu mang, giúp đỡ con, cháu thời gian qua".

Anh Nguyễn Xuân Thuận hiện ở ấp Hòa Thạnh, xã Minh Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Khi nhập ngũ, anh Thuận vào đơn vị 22B, Đoàn 22, Hà Tĩnh. Sau đó, anh biên chế vào đơn vị E 270, Sư đoàn 341 - Sông Lam.

Do bị thương tới ba lần trong chiến tranh, thời gian qua sức khỏe anh Thuận ngày thêm yếu. Một năm nay anh Thuận đã làm thủ tục xin hưởng chế độ theo quyết định (Thủ tướng ban hành ngày 27/10/2008, quy định về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương) nhưng chưa có hồi âm.

Theo Pháp Luật TP HCM

COMMENTS

B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
NAME *
EMAIL_VERIFICATIONS_REPLIES
CODE   
Lưu ý: Chỉ chấp nhận nội dung bằng tiếng Việt có dấu
SUBMIT_COMMENT

LBL_NEWERNAME
LBL_OLDERNAME

 

Phản hồi mới

Phan Thị Hồng Vương: Thật may mắn cho chú Trọng.Chúc gia đình chú sống hạnh phúc trăm năm.Người tàn ...
Lương: Cả gia đình cố lên nhé, hạnh phúc sẽ ko từ bỏ một ai cả khi chúng ta biết kiên n...
le thi thuan: Toi la mot nguoi sinh ra tu que lua Chu Trac Hoa Thanh . Toi rat tu hao ve qu...
nguyễn ngà: MỚI ra trường đó thôi mà đã thấy nhớ ngôi trường yêu dấu rồi? :x...
vuong hoa-minh thanh: uh,đó là điều dĩ nhiên mà bạn.cố lên bạn nhé,hay luôn là chính mình,quê hương đa...
hck: mong rằng chính quyền có liên quan sẽ sớm giải quyết cho họ không phải chịu cảnh...
Changtinanhdau: ôi họp mặt hội đồng hương mà em giờ mới biết ,tiếc thật ,hi hẹn lần sau có cơ hộ...
vũ tuyết: chúc mừng gia đình bà Hường đã đoàn vên sau một quảng thời gian xa cách nơi đất ...
trần đức Thắng: chú Chương vất vả quá.....đúng là ngươi xứ Nghệ..............
Phan Thi Thủy 12c2 Khóa 40: Oh. Mới đó thôi mà đã 4 năm trôi qua rồi. Mình nhớ trường nhớ thầy cô nhớ các bạ...
hoàng thị hương: Chị thật là hiếu học. Là một người con của mãnh đất Yên Thành yêu dấu, cũng là m...
Hoàng Thị Hương: Thật là mừng quá.Chúc mừng vì gia đình bà đã được đoàn tụ.Chuyện khó tin nhưng đ...
nguyễn thị hằng: chúc mừng những thành công mà quê tôi đã nhận được trong thời gian qua. tôi nghĩ...
Nguyễn Thành: Ôi mới đó mà đã 7 năm trôi qua, đã lâu lắm rồi em chưa được về lại ngôi trường m...
Nguyễn Đình Phẩm: Sắp làm Rể Yên Thành nên tình cờ vào đọc những bài báo về Yên Thành nên thấy yêu...

Bản đồ Yên Thành

Bản đồ Yên Thành

Tìm kiếm thông tin

Liên kết website

Yenthanh.Net-Website dành cho nông dân Yên Thành
Ủy Ban Nhân Dan Huyện Yên Thành, Nghệ An
khám phá đà lạt - du lịch đà lạt