Trang chủ Tin tức quê nhà Chính trị - Xã hội Chuyện thời sự ở Làng Lòi / Chuyện buồn ở ngôi làng không có đàn ông

Chuyện thời sự ở Làng Lòi / Chuyện buồn ở ngôi làng không có đàn ông

Email In
Article Index
Chuyện thời sự ở Làng Lòi / Chuyện buồn ở ngôi làng không có đàn ông
Chuyện buồn ở ngôi làng không có đàn ông
All Pages

Làng Lòi là tên "cúng cơm" của xóm 6, thôn Đội Cung, xã Viên Thành (Yên Thành, Nghệ An) là nơi cư trú của 30 người phụ nữ vì nhiều lý do phải chịu cảnh quá lứa lỡ thì sau chiến tranh. Họ đã rủ nhau ra khai phá vùng đất rìa làng để tránh ánh mắt cay nghiệt của người đời...


Thấy chúng tôi đề xuất ý định đến thăm làng Lòi, ông Nguyễn Hữu Sáu, Chủ tịch UBND xã Viên Thành giãy nảy lên: "Làng Lòi, làm gì có!". Thế hoá ra báo đài lâu nay đã bịa ra tên cái làng ấy à?". Ông Chủ tịch xã cố chống chế: "Thì cũng có nhưng bây giờ không ai viết về cái làng ấy nữa đâu". Lãnh đạo xã không mặn mà càng khiến chúng tôi thêm tò mò nên cố tìm đường để vào làng Lòi. Từ Quốc lộ 7, rẽ theo con đường nhỏ chừng hơn 1 cây số thì vào đến trung tâm ngôi làng đặc biệt này. May mắn, chúng tôi vào đúng nhà bà Nguyễn Thị Nhan, một trong số những chủ nhân khai phá đất lập làng.

Vạch áo cho chúng tôi xem vết mổ mới lành miệng, bà Nhan rầu rĩ nói: "Cũng may cho các chú hôm nay tui bị bệnh mới ở nhà, mọi bữa đi làm suốt, vô nhà buổi ni là không gặp được ai mô". Nhắc đến chuyện trước đây khi dựng lều khai đất lập làng, bà Nhan cười buồn: "Thôi, chuyện ngày xưa, kể thêm mà làm chi nữa các chú". Tuy nói thế nhưng bà vẫn đứng dậy, vạch tấm ni lông trải trên mặt tủ ra cho chúng tôi xem: "Đây, cái ni là tủ sách làng Lòi do một cá nhân tặng cả làng đấy". Tôi nhìn sâu vào trong tủ, không có lấy một quyển sách nào ngoài mấy cái chai lọ nồi niêu nằm lăn lóc.

Cuộc đời bà Nhan có thể vắn tắt: Sinh 1955. Đến 1974 đã làm Đội trưởng dân quân xã. Năm 1975, cưới vội để chồng kịp nhập ngũ vào Nam chiến đấu. Giải phóng xong, chờ mãi không thấy chồng về, đến năm 1980, tìm được manh mối mới biết chồng lập gia đình rồi định cư luôn tại Lâm Đồng. Buồn chán, thấy tuổi xuân đã đi qua, để có nơi dựa dẫm khi về già chị quyết định "cải thiện" để có một đứa con.

"Theo gương" chị Nhan, các chị Truyền, chị Khuyên, chị Tư...cũng có hoàn cảnh tương tự lần lượt gia nhập làng Lòi. 30 số phận phụ nữ đơn chiếc co cụm lại giữa khoảng đồng không mông quạnh cằn trơ đá sỏi, họ nương tựa vào nhau vượt qua bão táp cuộc sống và cả bão táp dư luận. Họ cố chọn ở rìa làng để tránh xa con mắt dò xét, châm chọc của người đời. Thiệt thòi nhất là những đứa con của các chị không biết mặt cha.


Bà Nguyễn Thị Truyền bức xúc: "Khi cần một điển hình về sự mất mát thiệt thòi thì nêu tên chúng tôi lên, đến khi có sự chia sẻ thì chúng tôi lại không được hưởng là răng?".

Điểm mấu chốt ở đây là phải làm rõ số tiền đó hỗ trợ đó ai được hưởng. Hiện tại, hồ sơ lưu ở Uỷ ban MTTQ huyện Yên Thành cũng không có văn bản nào thể hiện việc này. Gọi điện về hỏi xã Viên Thành, ông Hoàng Minh Ngói, Chủ tịch UBMTTQ cho biết: Khi các nhà hảo tâm bàn giao tiền thì cũng chỉ nói bằng miệng với nhau, không có văn bản(!?)

100 triệu đồng khiến làng Lòi vỡ ra, nhảy lên và va đập nhau chan chát. Đồng tiền có sức nặng ghê gớm thật. Những người tặng tiền một đi không trở lại nên chẳng biết họ ở đâu mà hỏi. Rời làng Lòi khi bóng chiều đang đổ xuống vàng thẫm trên những túp lều bạc phếch nắng mưa. Những bức xúc chìm trong đáy ngôi làng này cứ ám ảnh tôi mãi!


Chiến tranh đã lùi xa 1/3 thế kỷ, những đứa trẻ ấy giờ đã lớn, có đứa đã lập gia đình, có đứa đang đi làm ăn xa. Các chị Thanh niên xung phong, dân quân, cán bộ hội phụ nữ ngày ấy giờ đã thành bà, có cháu bồng cháu bế. Coi như cuộc sống làng Lòi đã lật sang trang mới! Tuy nhiên lúc rảnh rỗi ngồi nghiền ngẫm lại, các chị vẫn cay xè khoé mắt. Những ánh mắt, sự dè bỉu hình như còn quanh quẩn đâu đây, chưa hết.

Đang dở câu chuyện với bà Nhan, chúng tôi giật mình vì tiếng quát tháo phía ngoài sân. Sau tiếng quát một phụ nữ bước vào. Bà Nhan giới thiệu đó là bà Nguyễn Thị Truyền, nguyên Phó Chủ nhiệm HTX Viên Thành. Bà Truyền gia nhập hộ khẩu làng Lòi những năm 1980. Đến tận lúc này thì chúng tôi mới cắt nghĩa được câu trả lời nhát gừng và gương mặt khá căng thẳng của ông Chủ tịch xã khi nói chuyện với chúng tôi về làng Lòi.

Hoá ra trước đó khi đài, báo đưa tin có một ngôi làng của những người phụ nữ đơn chiếc nằm chơ vơ trong sự im lặng của cả cộng đồng đã khiến nhiều đoàn lãnh đạo cấp trên về thăm. Đã có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ tiền của. Năm 2007, một số doanh nhân đi theo Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh về quyết định tài trợ 100 triệu đồng. Rắc rối bắt đầu từ đây.

Chị em làng Lòi cho rằng đó là số tiền giúp đỡ mình. Còn chính quyền địa phương lại không cho là như vậy nên họ hành xử kiểu khác. Nhận được tiền về xã đem làm việc khác nhìn chung chẳng liên quan gì đến chị em khiến dân làng Lòi phải phát đơn kiện. Huyện uỷ Yên Thành thấy lời ra tiếng vào, sốt ruột quá tiến hành kiểm tra quyết định thu hồi lại số tiền ấy nộp vào Kho bạc huyện, sau đó lập hồ sơ phân bổ cho phụ nữ nghèo trong toàn xã vay(!?)

Điều oái oăm là, không biết vì sao trong số mấy chục hộ phụ nữ được vay tiền từ nguồn hỗ trợ này không có ai trong số 30 chị em phụ nữ làng Lòi! Bất bình, bà con làng Lòi lại kêu kiện tiếp, lần này thống thiết hơn. Vụ việc đến nay vẫn bỏ lửng, chẳng ra ngô mà cũng chẳng ra khoai. Bà Nguyễn Thị Truyền bức xúc: "Khi cần một điển hình về sự mất mát thiệt thòi thì nêu tên chúng tôi lên, đến khi có sự chia sẻ thì chúng tôi lại không được hưởng là răng?".

Đem những bức xúc ấy của họ trao đổi với ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành. Ông Lợi khẳng định: "Ở đây có sự hiểu lầm, chúng tôi đã trả lời nhưng họ vẫn thắc mắc mãi". Ông Chủ tịch nói lửng lơ vậy, chính tôi cũng chẳng biết hiểu thế nào, không biết xã đúng, huyện đúng hay dân đúng?

Theo Báo Nông nghiệp 

[Thảo luận trong diễn đàn]


(Dân trí) - Có 30 phụ nữ bước ra khỏi chiến tranh khi tuổi đã xế, họ quyết định sinh con mà không chồng, quần tụ nhau lại thành làng Lòi. Có nhiều đoàn hảo tâm đã tới thăm làng Lòi và ủng hộ tiền. Nhưng những nỗi buồn cũng từ món tiền đó mà ra...
Từ Quốc lộ 7 rẽ vào còn đường nhỏ chừng hơn cây số, chúng tôi vào đúng nhà người đã khai đất lập nên làng Lòi, bà Nguyễn Thị Nhan. Hỏi chuyện xưa, bà Nhan nhớ lại: “Năm 1980, sau khi đi chiến tranh về, biết tin chồng đã đi lấy người khác, tôi đã “xin” một đứa con và chuyển hẳn ra sống riêng ở làng Lòi để tránh miệng tiếng người đời”.
Không lâu sau đó, làng Lòi trở thành nơi sinh sống của những người phụ nữ có hoàn cảnh giống bà Nhan, như chị Truyền, chị Khuyên, chị Tư... Đến giờ làng đã có 30 mái nhà. 30 số phận, 30 nỗi đau nương tựa vào nhau, co cụm lại giữa khoảng đồng không mông quạnh cằn trơ đá sỏi của xã Viên Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An. Những đứa trẻ không cha ở làng Lòi, giống như mẹ chúng, cũng có một cuộc đời nhiều trắc trở, nghèo túng, thiệt thòi và mặc cảm…

Mãi về sau, cái tin có một ngôi làng cô quạnh toàn phụ nữ không chồng mà có con được xã hội biết tới. Đã có nhiều đoàn lãnh đạo Nhà nước về thăm và giúp đỡ chị em làng Lòi. Đã có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ tiền, vật chất… Năm 2007, các doanh nhân đi theo đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Nghệ An đến thăm và giúp đỡ làng Lòi 100 triệu đồng.


Rắc rối bắt đầu nảy sinh từ đây. Chị em làng Lòi cho rằng số tiền 100 triệu ấy là để giúp đỡ họ. Chính quyền địa phương lại mang tiền sử dụng vào mục đích khác. Người làng Lòi đâm đơn kiện. Ông Hoàng Minh Ngói, Chủ tịch MTTQ huyện Yên Thành cho biết, ngày 16/11/2007, Huyện uỷ Yên Thành ra quyết định thu hồi lại số tiền ấy nộp vào Kho bạc huyện. Sau đó lập hồ sơ phân bổ cho phụ nữ nghèo trong toàn xã vay vốn.

Nhưng oái oăm là trong số mấy chục hộ phụ nữ được vay tiền từ nguồn hỗ trợ này lại không có ai trong số 30 chị em ở làng Lòi. Chị em lại đâm đơn kiện.

Chị Nguyễn Thị Truyền, một người dân làng Lòi, bức xúc: "Khi cần một điển hình về sự mất mát thiệt thòi thì nêu tên chúng tôi lên, đến khi có sự giúp đỡ chia sẻ thì chúng tôi không được hưởng, thậm chí vay mà cũng không được. Không hiểu chính quyền có xem luật pháp là gì nữa không".

 
Bà Nhan, người được coi là đã lập nên làng Lòi.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Lợi - Chủ tịch UBND huyện Yên Thành - khẳng định: "Ở đây có sự hiểu nhầm, chúng tôi đã giải thích với bà con là số tiền trên là hỗ trợ chung cho phụ nữ đơn thân toàn xã, nhưng họ không nghe, vẫn thắc mắc mãi".

 
Trên thực tế, để xác định được số tiền 100 triệu đồng nói trên các nhà hảo tâm dành giúp đỡ ai rất khó vì theo ông Ngói, khi các nhà hảo tâm bàn giao tiền cũng chỉ nói bằng miệng với nhau, không có văn bản gì. Tuy nhiên, người làng Lòi bức xúc vì tại sao khi phân bổ số tiền đó cho chị em đơn thân xã Viên Thành, chính quyền địa phương lại quên phần chị em làng Lòi? Phải chăng những người phụ nữ một mình nuôi con trong ngôi làng cô quạnh ấy không nghèo, không khổ?

Theo  Báo Dân trí

[Thảo luận trong diễn đàn]

COMMENTS

B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
NAME *
EMAIL_VERIFICATIONS_REPLIES
CODE   
Lưu ý: Chỉ chấp nhận nội dung bằng tiếng Việt có dấu
SUBMIT_COMMENT

LBL_NEWERNAME
LBL_OLDERNAME

 

Phản hồi mới

Phan Thị Hồng Vương: Thật may mắn cho chú Trọng.Chúc gia đình chú sống hạnh phúc trăm năm.Người tàn ...
Lương: Cả gia đình cố lên nhé, hạnh phúc sẽ ko từ bỏ một ai cả khi chúng ta biết kiên n...
le thi thuan: Toi la mot nguoi sinh ra tu que lua Chu Trac Hoa Thanh . Toi rat tu hao ve qu...
nguyễn ngà: MỚI ra trường đó thôi mà đã thấy nhớ ngôi trường yêu dấu rồi? :x...
vuong hoa-minh thanh: uh,đó là điều dĩ nhiên mà bạn.cố lên bạn nhé,hay luôn là chính mình,quê hương đa...
hck: mong rằng chính quyền có liên quan sẽ sớm giải quyết cho họ không phải chịu cảnh...
Changtinanhdau: ôi họp mặt hội đồng hương mà em giờ mới biết ,tiếc thật ,hi hẹn lần sau có cơ hộ...
vũ tuyết: chúc mừng gia đình bà Hường đã đoàn vên sau một quảng thời gian xa cách nơi đất ...
trần đức Thắng: chú Chương vất vả quá.....đúng là ngươi xứ Nghệ..............
Phan Thi Thủy 12c2 Khóa 40: Oh. Mới đó thôi mà đã 4 năm trôi qua rồi. Mình nhớ trường nhớ thầy cô nhớ các bạ...
hoàng thị hương: Chị thật là hiếu học. Là một người con của mãnh đất Yên Thành yêu dấu, cũng là m...
Hoàng Thị Hương: Thật là mừng quá.Chúc mừng vì gia đình bà đã được đoàn tụ.Chuyện khó tin nhưng đ...
nguyễn thị hằng: chúc mừng những thành công mà quê tôi đã nhận được trong thời gian qua. tôi nghĩ...
Nguyễn Thành: Ôi mới đó mà đã 7 năm trôi qua, đã lâu lắm rồi em chưa được về lại ngôi trường m...
Nguyễn Đình Phẩm: Sắp làm Rể Yên Thành nên tình cờ vào đọc những bài báo về Yên Thành nên thấy yêu...

Bản đồ Yên Thành

Bản đồ Yên Thành

Tìm kiếm thông tin

Liên kết website

Yenthanh.Net-Website dành cho nông dân Yên Thành
Ủy Ban Nhân Dan Huyện Yên Thành, Nghệ An
khám phá đà lạt - du lịch đà lạt