Bạn đọc Trần Phương Minh (Bình Thuận): Xét xử là một khâu liên hoàn, giữ vai trò quan trọng trong tiến trình giải quyết một vụ án. Việc xét xử khách quan, đúng đắn bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Nhiều bản án "thấu tình, đạt lý" góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động xét xử, ngành tòa án đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân. Song, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xét xử của ngành tòa án ở các địa phương còn không ít bất cập. Tình trạng xét xử án vòng vo, kéo dài, để xảy ra oan sai chưa chấm dứt. Nhiều vụ án xử đi, xử lại không dứt điểm. Hiện tượng thẩm phán, thư ký tòa án vi phạm pháp luật có lúc, có nơi trở nên nghiêm trọng. Không ít trường hợp, thẩm phán cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án để trục lợi; có trường hợp lập hồ sơ giả, ban hành bản án khống, mở phiên tòa không đúng quy trình, vi phạm thủ tục tố tụng. Phần tranh luận, bào chữa của đương sự và luật sư tại các phiên tòa thường bị cắt xén, rút gọn, gây thiệt thòi quyền lợi của người dân.
Bạn đọc Phạm Văn Chung (Kon Tum): Pháp luật hình sự có quy định về những tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp "người phạm tội thành khẩn, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả". Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều vụ việc cơ quan tòa án vận dụng chưa đúng các tình tiết giảm nhẹ. Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ để đưa ra mức hình phạt cụ thể thường phụ thuộc vào ý chí chủ quan của thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Với những trường hợp đáng lẽ nên áp dụng tình tiết giảm nhẹ, nhưng chỉ vì lý do nào đó lại không áp dụng, trong khi nhiều trường hợp khác, lẽ ra không được hưởng tình tiết giảm nhẹ thì thẩm phán lại tìm mọi cách để vận dụng tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Việc sử dụng hình thức "án treo" nhiều khi cũng bị thẩm phán áp dụng tùy tiện, ngẫu hứng.
Bạn đọc Lê Hoài Thung (Nghệ An): Tòa án Nhân dân huyện Yên Thành (Nghệ An) là một đơn vị nhiều năm liền thực hiện tốt công tác chuyên môn. Với đội ngũ 13 cán bộ, nhân viên, mỗi năm tòa án này xét xử trung bình khoảng 250 vụ án. Nhiều năm qua, Tòa án Nhân dân huyện Yên Thành coi trọng công tác xét xử lưu động. Riêng năm 2011, tổ chức được 18 phiên tòa lưu động, thu hút hàng vạn lượt quần chúng tham gia. Các vụ xét xử lưu động tập trung ở loại án vi phạm về quản lý đất đai, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, cố ý gây thương tích, tệ nạn xã hội. Tòa án Nhân dân huyện Yên Thành không ngừng nâng cao chất lượng xét xử, không để xảy ra oan sai.
Theo báo Nhân dân
- 14/04/2012 - Họ hàng tụ tập sát phạt nhau
- 07/04/2012 - Thầy giáo bị côn đồ đánh tại lò luyện thi
- 06/04/2012 - Con gái mất tích 4 năm, mẹ già mỏi mòn cầu cứu
- 31/03/2012 - Một năm sau thảm họa Lèn Cờ - Ám ảnh nỗi đau!
- 29/03/2012 - Học sinh lớp 9 thắt cổ tự vẫn vì mẹ mắng
- 22/03/2012 - Hồi âm bài báo "Xôn xao chuyện chữa bệnh bằng nước lã của một tà đạo"
- 15/03/2012 - UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Y tế kịp thời kiểm tra, xử lý
- 15/03/2012 - Chữa bách bệnh chỉ bằng... 3 chén nước lã
- 14/03/2012 - Nghệ An: UBND tỉnh phê bình Sở Y tế báo cáo chậm vụ chị Ngọc tử vong
- 13/03/2012 - Viết tiếp bài: 3 phát tiêm...chết một mạng người ?: Có sự bao che sai phạm?
Viết lời bình