Hàng chục địa phương trên cả nước đã thực hiện chính sách thu hút nhân tài về công tác từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, đa số các địa phương này thu hút được rất ít người có bằng cấp, nhân tài đến rồi lại đi ngay, thậm chí có nơi không thu hút được ai.
Bài 1: Hết chỗ
Sở dĩ con em Nghệ An học xong không về quê công tác, theo đại diện Sở Nội vụ Nghệ An, là không còn chỗ vì các vị trí đều được ưu tiên cho con em cán bộ.
Tiến sỹ đi dạy kèm
Tiến sỹ văn học Lê Thanh Nga (SN 1976), quê xã Cát Văn, huyện miền núi Thanh Chương (Nghệ An) là tiến sỹ duy nhất về tỉnh công tác, sau mười năm Nghệ An thực hiện chính sách thu hút nhân tài.
Có tấm bằng tiến sỹ, về quê theo diện thu hút nhân tài, nhưng anh chỉ được bố trí vào vị trí biên tập cho Tạp chí Sông Lam, thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An (hai tháng ra một số). Tuy không vất vả lắm, nhưng công việc không mấy phù hợp với anh. Lúc về, anh được lĩnh 30 triệu đồng tiền hỗ trợ của tỉnh Nghệ An, cộng với mức lương 1,9 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền chưa đủ trang trải nợ nần cho những ngày đèn sách.
Anh Nga cho hay, có một số trường đại học phía Nam mời anh vào công tác theo diện thu hút nhân tài nhưng anh phải từ chối, vì hoàn cảnh gia đình hiện nay không cho phép. Cuộc sống khó khăn cứ bám đuổi anh.
Vợ mới sinh con nhỏ, lại đang đi học cao học ở trường ĐH Vinh, một mình anh gánh vác đủ công việc trong gia đình, tiền lương không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Anh phải tranh thủ viết bài cho các tạp chí địa phương lấy nhuận bút, hướng dẫn làm nghiên cứu thạc sỹ cho một số sinh viên, rồi đi dạy kèm.
Năm 2009, Nguyễn Ngọc Dương (Yên Thành, Nghệ An) tốt nghiệp ĐHSP Huế và đoạt giải Nhất Olympic Vật lý, nhưng ra trường về quê nộp đơn xin đi dạy học hết chỗ này đến chỗ kia đều bị từ chối. Cuối cùng, Dương được một trường THPT dân lập ở Yên Thành nhận vào dạy học.
Phan Thị Cảnh, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An, SV trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Hà Nội, tốt nghiệp loại giỏi, là đảng viên khi còn là sinh viên, ra trường trở về quê mong có công việc ổn định để đỡ đần bố mẹ. Cảnh nộp hồ sơ vào Sở Kế hoạch & Đầu tư nhưng không có hồi âm, dù trước đó Sở có thông báo tuyển dụng công chức.
Sau khi báo chí lên tiếng, ngành này đổ lỗi cho ngành kia. Lãnh đạo tỉnh Nghệ An phải yêu cầu Sở Kế hoạch & Đầu tư kết hợp với Sở Nội vụ giải quyết, Cảnh mới được tiếp nhận. Tuy nhiên, khi có quyết định tiếp nhận, Phan Thị Cảnh đã được Tổng Cty hàng không Việt Nam tiếp nhận về Hà Nội công tác.
Còn chỗ đâu mà về
Ông Nguyễn Trọng Hùng, Trưởng phòng Công chức - Viên chức, Sở Nội vụ Nghệ An cho biết: "Sở dĩ con em Nghệ An học xong không về quê công tác vì có chỗ đâu nữa mà về. Hầu hết các vị trí đều được ưu tiên con em cán bộ. Thi cử thì năm thì mười họa mới có một chỗ nên con em muốn về quê công tác cũng khó. Hơn nữa, nhân tài về quê công tác cảm thấy không được trọng vọng cho lắm nên có về rồi họ cũng ra đi”.
Sau mười năm kêu gọi, Nghệ An thu hút được 1 tiến sỹ, 19 thạc sỹ, 41 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về công tác ở các huyện miền núi. Tỉnh Nghệ An đã xét cấp quỹ hỗ trợ cho 108 người, với số tiền 2 tỷ đồng.
Đến thời điểm này có 51 người thôi việc (trong đó có 15 người thuộc cơ quan hành chính nhà nước, 36 người trong các đơn vị sự nghiệp), chuyển đến nơi khác làm việc có chỗ làm phù hợp với năng lực chuyên môn, hoặc xin ra làm cho tư nhân để có mức thu nhập cao hơn.
Chủ trương của tỉnh đối tượng thu hút là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy loại giỏi và cam kết công tác tại Nghệ An 3 năm trở lên.
Đối với giáo sư, tỉnh trợ cấp 40 triệu đồng, phó giáo sư có học vị tiến sỹ được trợ cấp 30 triệu, thạc sỹ 20 triệu, SV loại giỏi 20 triệu… Cũng các đối tượng trên nếu về công tác ở các huyện miền núi còn được hỗ trợ thêm từ 5 đến 8 triệu đồng.
Ông Ngô Tất Tiềm, chuyên viên Sở Nội vụ cho biết: Hiện nay UBND tỉnh Nghệ An đang giao cho Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội & Nhân văn Nghệ An tham mưu nội dung văn bản để sửa đổi và tiếp tục trải thảm đỏ thu hút nhân tài.
Theo Phan Sáng / Báo Tiền Phong Online
- 20/12/2010 - Lời khẩn cầu của “làng ung thư” Bắc Thành
- 06/10/2010 - Trường THPT Phan Đăng Lưu: Nơi tôi luyện nhân tài cho đất nước
- 31/08/2010 - Yên Thành cấp SGK cho con em TBLS
- 01/08/2010 - Lễ phát thưởng học sinh khá giỏi Hội Đồng Hương Yên Thành tại Đức Trọng-Lâm Đồng năm học 2009-2010
- 29/07/2010 - Lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2010
- 29/10/2009 - Trường THPT Yên Thành 2: Không ngừng ổn định và phát triển bền vững
- 21/10/2009 - Giáo viên 'được' mua sữa trừ lương?
- 10/10/2009 - Sở GD-ĐT Nghệ An yêu cầu kiểm tra việc thu “xé rào”
- 07/10/2009 - Trường tiểu học “xé rào” thu sai hàng chục triệu đồng
- 29/09/2009 - Cô giáo mầm non nhận lương bằng lúa, lạc
COMMENTS
rồi những người con nông dân như mình sẽ như thế nào đây?
chán thật !
Nghệ An mình ơi!
Mình là dân công trình, muốn về quê góp chút công sức bé nhỏ để xây dựng quê hương Nghệ An ngày càng phát triển to đẹp hơn .
Nhưng dù gì thì chắc chắn một ngày nào đó mình sẽ về quê lập nghiệp!
Tôi cũng đã từng rơi vào những hoản cảnh như vậy. Tốt nghiệp đại học Kinh tế loại giỏi, theo ý nguyện của bố mẹ tôi về quê công tác để được gần nhà, xây dựng quê hương và quan trọng là được gần và chăm sóc bố mẹ. Không phải chờ lâu, tôi nộp đơn nhưng không một cơ quan nào nhận tôi cả, ngoài không có " chỉ tiêu" thì vị trí công việc đã và đang dành cho một cô chiêu cậu ấm nào đang học cấp 2, cấp 3 hay một trường đào tạo nào đó. Ngậm đắng, thương bố mẹ nhưng tôi vẫn quyết định ra Hà Nội, chỉ 1 tuần sau tôi có một việc làm ổn định, thu nhập cao và một môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Không chỉ mình tôi, tất cả các bạn bè của tôi ở nghệ an đều có suy nghĩ và hành động như vây. Cách đây mấy tháng có về Nghệ An để thực hiện một số dự án vốn ODA, tôi đem câu chuyện của tôi kể với các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, các đồng chí chỉ cười.... và không nói gì thêm. Tôi cũng hiểu rằng, xây dựng quê hương không nhất thiết là phải sống và làm việc trên mảnh đất mình đã sinh ra.
Mong các bạn thành công và cũng nên việc về quê cũng giống như các cơ hội tìm việc khác
Phan Thắng
P.TGĐ Tổng Công ty Sông Hồng
mình học xong cũng vào Gia Lai làm việc ở trong này các xếp toàn là người nghệ an mình thôi. dân trong này giàu có và nhàn chứ không như dân mình. 1 năm thu hoạch tiêu hàng trăm triệu. còn bố mẹ mình làm nông chăng lời đồng nào . lúa sâu đang còn lổ. không có việc làm ngoài. chỉ đi thả trúm bắt lươn, làm hư cây lúa, mà khổ người. phải chăng đây là do cán bộ mình kém năng động không có tầm nhìn xa. không kiếm công ăn việc làm cho con em ở quê. sinh ra nhiều tệ nạn.
Đi đâu nhắc về vấn đề xin việc ở Nghệ An thì ai cũng ngán ngẩm, thở dài. Quê hương bác Hồ mà như vậy sao, hả mấy ông lãnh đạo? Thật xấu hổ?