Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Danh nhân, gương sáng trên quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 31-10-2008, 10:54 PM
nguyentrunght's Avatar
nguyentrunght nguyentrunght is offline
Điều Hành Viên
 
Tham gia: 15/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Đắc Trung
Bài viết: 579
Xã: Hậu Thành
Default [Danh Nhân] anh Hùng Phan Tư-Thọ Thành

Tấm huân chương không mặt trái

Phan Thế Phiệt

Đạt đến đỉnh cao của vinh quang và danh vọng, ông vẫn coi mình là một công dân bình thường như bao người dân bình thường khác. Ông từ chối mọi đặc quyền, đặc lợi, đặc ân. Sống hoà mình giản dị. Lấy cần kiệm liêm chính mà tải đạo người. Đó là Phan Tư, Anh hùng Quân đội, đại tá lữ đoàn trưởng, người làng Tam Thọ, xã Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

Anh hùng Phan Tư trong
vườn nhà mình.
Càng gần đến ngày 7.5, các hoạt động kỷ niệm chào mừng 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ càng sôi động. Tôi quyết định tìm gặp Anh hùng Phan Tư - một người rất khó "khai thác". Vừa cho trà vào ấm vừa tủm tỉm, ông từ chối: "Bao nhiêu tài liệu, báo chí, sách vở đã nói về Điện Biên, mình chỉ là giọt nước của dòng sông. Vả lại...", ông đột ngột ngừng lời... Bà Giát - vợ ông đặt phích nước xuống cạnh bàn góp chuyện: "Ông nỏ nói mô chú ạ. Tui đây cho đến giừ cũng chỉ biết ông lập công phá thác trên sông Nậm Na". Phan Tư cười: "Thì thế là đầy đủ, chính xác rồi còn gì". Ông tâm sự: "Lúc ấy thiếu gì người xung phong. Cái may là mình được cấp trên chỉ định. Với lại, hạnh phúc là mình còn sống, được về với gia đình, làng xóm. Đáng nói, đáng viết là đồng đội đã nằm lại chiến trường".

Đời thường anh hùng của một anh hùng
Biết là không xoay chuyển được tình thế, tôi "bí mật" lái sang hướng khác. Chả là lâu nay nghe nhiều người ca ngợi phẩm chất trong sáng, liêm khiết của ông - vậy nên làm như vô tình, tôi hỏi: "Ngôi nhà cấp 4 này ông làm lâu chưa ạ?". Chiêu một ngụm nước, Phan Tư sôi nổi: "A! Nó là thế này. Năm 1963, mình về phép thấy nhà cửa dột nát quá chừng. Đêm mưa dột không chỗ nào trong nhà khỏi ướt. Hồi ấy không tiêu úng được như bây giờ. Tôi có dành dụm được ít tiền, vay mượn thêm anh em làng xóm mua ngôi nhà cũ, là ba gian này đây, đã hẹp lòng lại thấp nhưng là nhà ngói. Thực ra trước khi về phép có đồng chí biết hoàn cảnh của tôi nên gợi ý sang Tổng cục Lâm nghiệp xin cái giấy phép khai thác gỗ, số lượng thêm thêm vào. Bán số dôi dư, phần còn lại coi như ăn không. Tôi chịu, nghe nói đã ớn rồi. Về nhà lại có người khuyên: Có công như anh, làm cái đơn lên huyện xin mua ít gỗ làm nhà chẳng lẽ huyện từ chối. Suy đi nghĩ lại mình làm thế khác chi lợi dụng. Cứ mua nhà cũ là ổn hơn cả. Từ hồi ấy đến giờ nhà này đã phải sửa sang mấy lần vì mối mọt, tường vôi tróc lở". Tôi hỏi: "Hồi chưa nghỉ hưu, ông vẫn có nhà ở Hà Nội, sau rồi ra sao ạ"? Phan Tư cười: "Tôi làm gì có nhà ở Hà Nội! Đúng là khi ấy anh Lê Trung Nguyên Phó Tư lệnh binh chủng có gọi ý sẽ cấp cho tôi một suất đất ở gần phố Hàng Đẫy. Đồng thời đơn vị sẽ làm nhà, sau đó tôi đem vợ con ra Hà Nội luôn một thể. Tôi viết thư về hỏi ý kiến gia đình, được trả lời không ai tán thành. Là hỏi thế chứ chính mình cũng không muốn rời bỏ quê cha đất tổ. Sau đó có người khuyên: "Không bốc bản đạo ra Hà Nội vẫn cứ nhận đất, chờ về hưu, được giá, bán, ôm tiền về quê, thừa sức xây nhà lầu, mua sắm...". Đến đây đột nhiên ông không dùng từ phổ thông nữa mà dùng rặt từ Nghệ: "Mình chịu, không làm rứa được". Theo ông đó là lợi dụng chức quyền, vun vén cá nhân. Hôm nay ăn mảnh được một tý, tự biện hộ, tự bênh vực. Ngày mai, ngày kia thêm tý nữa, tý nữa, thế là sa lầy lúc nào không biết. Bà Giát nãy giờ đi lại làm công vặt, góp chuyện: "Năm trước có mấy người ở đơn vị về thăm thấy nhà chưa có cổng; sân đất giun dế ùn lên nhem nhuốc. Nền nhà ẩm thấp mùi mốc liền ủng hộ ít tiền đủ ghép nhà, ghép sân, làm cổng mới được như ri chú à". Tôi hỏi không mấy ý tứ: "Dạ thưa chắc lương hưu đại tá không đến nỗi nào?". Phan Tư thủng thẳng: "Năm 1987, tôi được hưu, lương lúc ấy là 776 đồng. Sau này có tăng chút ít nhưng nói thật trang trải cho kín việc nhà là vô cùng khó... Giờ tôi ốm đau ngày nào cũng phải thuốc, toàn loại đắt tiền, trị các chứng xơ vữa động mạch não, thoái hoá cột sống những 4 đốt, áp huyết cao, đau dạ dày. Bà Giát ngày một yếu, vài sào ruộng cũng phải thuê người làm". Tôi nhớ đã có lần ông Biểu - Chủ tịch xã Thọ Thành - cho biết: Hồi Phan Tư mới nghỉ hưu, sức khoẻ còn tốt được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh của huyện, được cấp một suất đất mặt đường thị trấn nhưng ông kiên quyết không nhận. Lại nữa, hai kỳ hội đồng nhân dân xã quyết định cấp cho ông một suất đất rồi làm nhà tình nghĩa luôn, ông vẫn khăng khăng từ chối. Tôi hỏi về những thông tin ấy, ông nói: "Đúng cả đấy, nhưng đất Hà Nội tôi còn không nhận... Đương nhiên cũng nhiều người nói cho thì nhận, để dùng hay bán là quyền mình. Làm thế khác gì cái anh đi buôn danh".

Những tấm huân chương
Biết ông là người khiêm tốn, ít nói về mình, song cũng không mấy khó khăn để tôi tìm ra gương mặt Điện Biên của ông.

... Đầu năm 1951, chàng trai lực điền Phan Tư buông cày cuốc làm thuê lên đường nhập ngũ... Tháng 10.1953, Đại đội 124, thuộc Tiểu đoàn 555 của Phan Tư được lệnh hành quân gấp lên Tạ Khoa, một địa danh vùng thượng nguồn sông Đà. Tại đây đơn vị có nhiệm vụ mở đường, bắc cầu phao, làm bến phà để bộ đội vượt sông ngược Tây Bắc. Riêng Tiểu đội phó Phan Tư cùng hai chiến sĩ khác được phân công theo dõi máy bay địch, rà soát và phá bom nổ chậm. Đây là nút giao thông cực kỳ quan trọng. Một lối tắt lên Điện Biên rất thuận lợi nên mức độ đánh phá của máy bay địch cũng vô cùng ác liệt. Một lần máy bay địch ném bom và một quả bom tấn chưa nổ đã án ngữ đường xuống phà. Trời tối, chưa tổ chức tháo gỡ bom được, trong khi xe, pháo, bộ đội, dân công bắt đầu lên phà để qua sông. Nếu lăn bom xuống sông mà gây nổ thì sẽ phá huỷ cả cầu phao và phà. Ngay lập tức, Phan Tư đốt đuốc đứng thẳng lên mình quả bom, giương cao ngọn đuốc nói lớn: "Các đồng chí yên tâm vượt qua vùng nguy hiểm, nếu bom nổ, tôi sẽ là người hy sinh đầu tiên". Sau đó, anh được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai.

Nhiệm vụ mới của đơn vị công binh Phan Tư là phá thác trên sông Nậm Na - sông có 90 ngọn thác rải đều trên chiều dài 120km; trong đó có 21 thác lớn, nguy hiểm. Trong khi đó đơn vị chỉ được cấp kíp nổ và một lượng dây cháy chậm ít ỏi. Tuy nhiên, nguyên liệu chính để sản xuất ra bộc phá lại rất dồi dào. Món này đã có bom nổ chậm của địch cung cấp. Nan giải nhất là lấy gì để gói thuốc đây, trong khi không có lấy một tấc nylon. Gần hết một tuần hiến kế, vẫn chưa có sáng kiến nào áp dụng được.

Suốt mấy tháng nay đơn vị ăn cơm nếp liên miên, từ đó bỗng loé lên trong đầu Phan Tư một ý kiến: Gói bộc phá như gói bánh, lấy lá chuối rừng làm giấy, giang, mai, vầu làm lạt... Nhưng rồi khi dùi lỗ cho dây cháy chậm vào khối nổ, mọi người mới ngớ ra. Phải có sáp hoặc nhựa đường mới có thể hàn kín miệng dây cháy chậm, nhưng đó là những thứ không thể có được lúc đó. Phan Tư lại reo lên: "Dùng cơm nếp nghiền kỹ thay sáp, thay nhựa đường". Lập tức kinh nghiệm này được phổ biến cho toàn trung đội để sản xuất bộc phá. Điểm nổ chính thức đầu tiên là con thác hung dữ nhất đó là thác Hang. Vì bị khối đá khổng lồ chắn ngang nên dòng chính buộc phải chui vào lòng núi. Phan Tư lại xung phong ôm bộc phá lặn xuống, một chiến sĩ đứng trên cầm sào dóng thẳng xuống điểm nổ để Phan Tư làm điểm tựa và một chiến sĩ châm ngòi. Toàn bộ thao tác từ khi ôm khối thuốc lặn xuống đến phát nổ chỉ cho phép kéo dài trong 40 giây trong khi nước chảy xiết, khối thuốc nổ lại nặng. Người cầm sào định hướng đã được lệnh chạy nhanh vào bờ. Phan Tư nghĩ chắc chắn mình sẽ hy sinh, nhưng nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ. Một tiếng nổ long trời lở đất cùng với nước và muôn vàn mảnh đá tung lên che kín cả một khúc sông. Đồng đội trên bờ không ai bảo ai, đều ngả mũ, cúi đầu mặc niệm người đồng đội đã anh dũng hy sinh. Nhưng Phan Tư chỉ bị sức ép và đã được đồng đội kịp thời cứu sống...

Cũng nhờ áp dụng sáng kiến của Phan Tư mà chỉ trong vòng một tháng, 90 ngọn thác trên sông Nậm Na đã được xoá sạch. Mỗi chuyến hàng chỉ cần 4 ngày là cập bến với lượng chuyên chở nhiều gấp nhiều lần, cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực cho chiến dịch. Với thành tích đặc biệt xuất sắc, Phan Tư được Chính phủ tuyên dương Anh hùng Quân đội đợt đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Năm 1976, ông trở thành Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 239 trấn giữ phía nam thủ đô Hà Nội.

Chữ ký

Keep ur life simple
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 10-11-2008, 09:18 AM
nguyentrunght's Avatar
nguyentrunght nguyentrunght is offline
Điều Hành Viên
 
Tham gia: 15/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Đắc Trung
Bài viết: 579
Xã: Hậu Thành
Default

nyt có mem nào ở Thọ Thành không hè,có ai bít bác Tư ko?muốn nghe 1 câu chuyện thường ngày chứ ko phải là do nhà báo kể.
Bạn tui có ngoại ở TT,nghe nói bác Tư luơng khá cao (chiện...anh hùng llvtnd mà lỵ với bác mang quân hàm tá hay sao ý) mà vẫn VAC rất mạnh làm ai cụng phục
Bác già rùi mà vẫn đi ...bắt giam (giam đồng-cua) về chăn nuôi như ai,khối thanh niên trai tráng ko bì kịp,tinh thần anh bộ đội cụ Hồ mà lại.
tự thấy họ đáng phục hơn mình nhiều,cuộc sống sướng quá làm giảm ý chí,Có người nói vui là cho lớp thanh niên hiện tại "hành quân"về quá khứ chiến với đế quốc Pháp,Mỹ chắc chưa chết vì súng đạn đã chết vì khổ,khổ ko chịu đc.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Hùng Thành, Hậu Thành điểm danh đây tuanvu41 [HĐH] Hùng-Hậu Thành 13 08-06-2012 08:05 AM
[Danh nhân] Đồng chí Phan Đăng Lưu - Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 6 17-05-2012 05:32 AM
[Danh nhân] Chánh Sứ Bái Dương Hầu - Phan Vân MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 1 22-10-2008 04:13 PM
[Danh Nhân] Trần Văn Trí - Người anh hùng chân đất MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 13-10-2008 05:27 PM
[Danh nhân] Thám hoa Phan Tất Thông MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 07-10-2008 04:29 PM


Hiện tại là 08:33 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.