Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Danh nhân, gương sáng trên quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 07-10-2008, 04:29 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default [Danh nhân] Thám hoa Phan Tất Thông

Trích:
PHAN TẤT THÔNG (1532 - 1604)

Thám hoa - Hòa Mỹ hầu

Ông Phan Tất Thông hiệu là Ðĩnh Khê tiên sinh, sinh năm Nhân Thìn (1532) tạik Hạ Thành, huyện Ðông Thành (Hoa Thành, Yên Thành) tỉnh Nghệ An, ông là cháu 7 đời Phan Tất Diễn tránh loạn Hồ Quý Ly vào Ðông Thành khoảng năm 1400. Cha ông là Phan Tất Lương, tự Ðạo Hành, hiệu là Ðàm Khê tiên sinh, đậu cử nhân làm huấn đạo phủ Tư Nghĩa, ông là Phan Tất Hành tự là Doãn Trung đậu Hoành từ, làm quan đời Trịnh Kiểm chức Thừa chánh sứ Thuận Hóa, được phong Ðông các học sĩ, Hiệp biện học sĩ. Năm Thiên hữu (1577 - 1558) đời Lê Anh Tông được phong Ðặc tiến kim tử Vinh Lộc đại phu hộ quốc thượng trụ Lễ bộ đại thần Ðường lộc hầu, thọ 80 tuổi.

Ông Phan Tất Thông là người thông minh học giỏi, năm Canh Tuất (1550) đậu Hương cống, năm Giáp Thìn, niên hiệu Thuận Bình thứ 6 (1554) vua Lê Trang Tông mở chế khoa tại Yên Trường (Thanh Hóa) chọn người tài giỏi giúp nước. Ông Phan Tất Thông đậu đệ nhất giáp chế khoa xuất thân tức là Thám hoa. Khoa này đệ nhất giáp đỗ 5 người, đệ nhị giáp chế khoa xuất thân tức tiến sĩ đỗ 8 người. Sau đó ông được bổ dụng Ðông các Hàn lâm viện.

Lúc này nhà Lê Trung Hưng đương mở rộng cuộc tiến công chống đánh nhà Mạc, với chí hướng phù Lê diệt Mạc, ông đã dày công nghiên cứu các sách về binh thư binh pháp để mong phù trợ Lê Triều, nên ôngđã chuyển sang làm Binh bộ thị lang. Lúc tướng Mạc là Nguyễn Quyện luôn luôn vào quấy phá vùng Nghệ An ông đã làm tham mưu giúp đỡ các tướng Trịnh Mô (Tấn quận công) Phan Hoằng Tích (lai quận công) vào đánh Nghệ An, như trận 1572 lúc Mạc Kính Ðiển vào Cửa Cồn,Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, ông vạch mưu lợi dụng địa thế núi sông hiểm trở, cây cối rập rạp, đặt phục binh lừa cho quân địch đánh đuổi quân ta đến chỗ mai phục, bị quân ta đổ ra đánh, Kính Ðiển thua chạy phải rút về thăng Long.

Hoặc như trận 1575, ông làm tham mưu cho Tân Quận công, trong trận đánh ở Thanh Chương, trên dòng sông Lam, Nguyễn Quyện tướng nhà Mạc định rút quân về Sa Nam để nghỉ ngơi và chỉnh đốn quân ngũ, lợi dụng đêm thanh để rút quân. Nhận định tình hình, ông đã bàn mưu với chủ tướng lợi dụng địa thế núi Ngọc Sơn (Rú Nguộc) đặt phục binh cả trên bộ và dưới thủy, đợi lúc quân Nguyễn Quyện qua đó thì đổ ra đánh, trên núi bắn xuống, quân thủy bao vây, quân địch chết hơn vài trăm người. Bị trúng kế, Nguyễn Quyện liền thúc quân chạy thục mạng đến Thái Lão (Hưng Nguyên) lại bị tấn Quận Công truy kích, phải chạy ra cửa Hội để về Bắc.

Năm Quang Hưng thứ 3 (1580) xét công lao tài đức mưu lược của Phan Tất Thông, vua Lê đã phong cho ông: "Ðặc tiền Kim Tử Vinh Lộc đại phu, phụ quốc thượng tướng quân Binh bộ thị lang Hòa mỹ hầu". Năm 1592 sau khi thắng nhà Mạc, vua Lê dời đô ra Thăng Long (1593), ông được nhà vua giao vào Thanh Hóa làm "Thanh Hóa xứ tán trị thừa chính sứ ty "Thanh Hóa là vùng chiến sự, nhân dân xiên tán, ruộng đất làng mạc, nhiều vùng hoang phế điêu tàn, đến đây ông đã giải quyết dần dần cho nhân dân hồi phục, ổn định lại cuộc sống, được nhân dân khâm phục gọi ông là "Ðại thái".

Khoảng từ 1596-1597, quân Minh lại có ý dòm ngó vùng đất biên giới nước ta ở phía Bắc, ông Phan Tất Thông lại được triệu về kinh ở Thăng Long làm "thiết bảo" sắp đặt kế hoạch giấy tờ để giao thiệp với nhà Minh.

Trải qua 4 triều vua, ông xin được nghỉ vì tuổi già sức yếu, vua Lê KínhTông năm 1603 chuẩn y và cấp cho vùng núi Ðời Sơn ở quê nhà làm lộc điền (nay thuộc xã Văn Thành, huyện Yên Thành), nhưng chưa kịp hưởng lộc vua, ông đã qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm Giáp Thìn (1604) tại quê nhà.

Nay mộ chôn ở núi Ðồi Sơn. Nhà thờ ông ở Hoa Thành, đã được công nhận di tích văn hóa lịch sử (quyết định số 188 ngày 13-2-1595).
Theo Gia phả họ Phan
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
[Danh nhân] Đồng chí Phan Đăng Lưu - Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 6 17-05-2012 05:32 AM
[Danh Nhân] anh Hùng Phan Tư-Thọ Thành nguyentrunght Danh nhân, gương sáng trên quê hương 1 10-11-2008 09:18 AM
[Danh nhân] Chánh Sứ Bái Dương Hầu - Phan Vân MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 1 22-10-2008 04:13 PM
[Danh nhân] Cụ Chu Trạc MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 07-10-2008 12:56 AM
Danh nhân và nhà khoa bảng Nguyen_Thu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 06-10-2008 01:01 PM


Hiện tại là 11:38 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.