Trở về   Yên Thành Online > Khu vui chơi giải trí, giao lưu gặp mặt > Tâm sự Online

Chú ý

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 29-07-2011, 06:16 PM
Mr_Kidpro's Avatar
Mr_Kidpro Mr_Kidpro is offline
Thành viên
 
Tham gia: 19/11/2008
Họ và tên: phan tất chung
Bài viết: 59
Xã: Thị Trấn
Default 3 người " DOWN " SỐNG TRONG NGÔI NHÀ GẦN SẬP

CÁI NÀY TUI THẤY Ở YÊN THÀNH TRÊN ZING.VN POST CHO ANH EM XEM

3 người 'down' sống trong ngôi nhà sắp sập

Cao lớn là thế, nhưng đêm đến Linh lại lén mở cửa ra nghĩa trang nằm, người bố thì suốt ngày đi nhặt ống bơ, họ cùng với cô con gái down và người mẹ tần tảo sống bằng cơm, muối và sung.
'Tôi nhiều lần muốn trốn đi lắm'
Đó là một buổi chiều đầy sương của tháng 4, tôi bước vào ngõ nhỏ của thị trấn nghèo Yên Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ngồi trên thềm sạch bóng là 3 gương mặt ngô nghê và một người phụ nữ duy nhất...bình thường. Cô là Hồ Thị Diễn, sinh năm 1953, 3 người ngồi cạnh, một là chồng - chú Nguyễn Văn Bộ (sinh năm 1958), con gái đầu Nguyễn Thị Liên (1982) và con trai thứ hai Nguyễn Văn Linh (1984).
Gia đình có 5 người thì 3 bị chứng thần kinh, một đã đi khỏi nhà, còn lại người phụ nữ 58 tuổi gánh vác mọi việc.

"Nhà có duy nhất một đứa con gái tỉnh táo thì nó cũng bỏ học mà đi làm ăn xa từ nửa năm nay rồi, cũng không liên lạc, giúp đỡ được gì cho bố mẹ cả" - cô Diễn nói sau khi giới thiệu về những thành viên trong gia đình mình.
"Hồi mới cưới ông ấy, tôi nhiều lần muốn trốn đi lắm. Nhưng cứ nói ra thì bị bố cấm, không cho đi. Lúc có mang đứa đầu tôi cứ hi vọng con sẽ khôn, ai ngờ nó giống hệt bố. Đến đứa thứ 2 thì cũng như vậy, tôi mang đi viện, họ bảo bị thần kinh, bị down, được đứa thứ 3 thì...", cô Diễn chia sẻ.
Vậy là, suốt 30 năm qua, người đàn bà chất phác một mình chăm lo cho 3 cơ thể có lớn mà không có khôn. Hằng ngày, cô phải lo cơm nước, thay quần áo, tắm, giặt, mặc, cởi quần áo.... thậm chí đến đi vệ sinh cô cũng phải dọn.
"Nói chi xa, con gái 30 tuổi rồi mà đến tháng mẹ vẫn phải làm hết cho nó mọi thứ, nó có biết gì đâu. Hôm nay tự nhiên ngoan thế thôi, chứ bình thường ngồi lâu thế là đi ngoài ngay trong quần rồi đấy" - cô Diễn hướng ánh nhìn xót xa đến chị Liền, lúc này đang đứng ôm chiếc áo để thay chụp ảnh cho đẹp.
Buổi chiều hôm ấy, trong cuộc trò chuyện với gia đình cô Diễn, còn có anh Nguyễn Văn Ngọc, một người trong họ và bác Phan Bá Cầu - cậu ruột đồng thời là hàng xóm của chồng cô Diễn. Họ cùng nhau nhớ lại những "tác phẩm kinh điển" mà chồng và con cô đã gây ra.
"Thằng Linh thì hay bị mộng du. Mới tháng 10 năm ngoái nó làm cả xóm cuồng cuồng đi tìm, vì đêm mở cửa đi ra bãi ngô nằm, tận chiều hôm sau mới về nhà với bộ dạng ướt sũng như chuột. Còn thỉnh thoảng, nếu lơ là thế nào đêm cũng một mình đi ra nghĩa địa nằm rồi sáng tự về"- bác Cầu kể.
Chị Nguyễn Thị Liên sinh năm 1982.

Rồi cô Diễn tiếp tục: "Còn con Liên thì từ lúc đẻ ra cho đến 15 tuổi cứ im lặng như thóc, ai cũng tưởng nó bị câm. Sau đó thì biết nói và nói nhiều, nói lung tung đến tận giờ. Hồi nó mười mấy tuổi, có lần đi giặt với mẹ, mới quay đi ngoảnh lại không thấy con đâu, một lát thì nghe tiếng nó trong ống cống. Giờ, bình thường thì khỏe mạnh vui chơi thế, nhưng điên lên gặp ai nó cũng đánh, cả bố cả mẹ, mà nó đánh thì đau lắm, sức mình không chịu nổi".
Con thì thế, còn chồng thì từ lúc lấy về cho đến bây giờ, cô Diễn không hề có khái niệm là một người phụ nữ được yêu thương và sẻ chia, bởi lúc nào chồng cô cũng như đứa trẻ lên 3.
"Có lần anh chạy xe ôm lên Đô Lương (cách thị trấn Yên Thành khoảng 30km) thì thấy chú ấy đang đi lang thang trên đường. Hỏi đi đâu thì bảo là đi nhặt ống bơ (vỏ lon nước ngọt). Nếu anh không gặp thì chẳng cũng mất tích hết đường về luôn" - anh Nguyễn Văn Ngọc nói.
Mọi người vừa kể, vừa cười, người tỉnh táo cười, người ngây ngô cũng cười. Tôi nhận ra rằng, khác với khá nhiều số phận khổ hạnh mà mình đã từng gặp, người đàn bà thống khổ Hồ Thị Diễn không một chút than thở, không chút bi lụy. Có lẽ, quãng thời gian 30 năm sống chung đã khiến cho cô không được phép gục ngã trước sự phũ phàng của cuộc đời, bởi là một người vợ, người mẹ, cô hiểu hơn ai hết ở đây có tới 3 người không thể sống nổi nếu cô đầu hàng số phận.
"Mới năm ngoái, tôi bị gãy chân, đưa qua bệnh viện bó bột xong thì tôi bảo bác sĩ cho về. Họ không cho, kêu về thì dễ xảy ra này nọ, tôi nói là tôi mà không ở nhà thì chồng con đói, rồi có khi còn bỏ đi thì biết tìm đâu. Thế là tôi trốn về" - người phụ nữ trên mảnh đất nghèo khó chia sẻ.
Bố và con trai.

Cái gọi là nhà và những bữa ăn với muối, sung
Sau khi ngồi bên hiên nhà hàng xóm, cả gia đình đưa tôi đến căn nhà mà họ đang sinh sống. Nguyễn Văn Linh đi trước, Nguyễn Thị Liên lon ton chạy theo, chân mập mạp dẫm bạch bạch lên bãi đất bùn pha lẫn với phân trâu trước lối vào nhà.
Và rồi, tôi thấy cái mà họ gọi là nhà. Nhìn vào đó, ta có thể hiểu được sức chịu đựng của con người là vô giới hạn như thế nào. Căn nhà rộng khoảng 20m2, không có cánh cửa, hai cột chống phía trước hiên đã bị mòn đến mức có đoạn chỉ còn khoảng 15cm. Thảm cảnh sẽ còn kinh hoàng hơn khi tôi bước vào trong, bên cạnh đồ đạc ngổn ngang là đồ đạc cũ rích, hư hỏng, có hai cửa sổ thì một cửa không song, không cánh. Xung quanh đó, từng mảng tưởng đã nứt ra, như chực rớt xuống.
Bác Phan Bá Cầu chỉ tình trạng có thể sập bất kỳ lúc nào của ngôi nhà.
Nhà nhưng không che được nắng, cũng chẳng chặn nổi mưa vì thủng một mảng ngay trên nóc và nhiều chỗ khác.

"Cứ mỗi lần mưa gió là tôi lại chạy sang kéo cả nhà qua nhà tôi ở, chứ ở đây nhà sập một cái là chết ngay" - bác Phan Bá Cầu nói.
Trong căn nhà này, chỉ có một chiếc xe đạp hỏng, một chiếc giường, cái bếp 3 chân và hai chiếc nồi cũ là còn hữu ích, ngoài ra không hề có đồ đạc gì giá trị trên 50.000 đồng. Cô Diễn cho biết, buổi tối, cả 4 người to lớn đều nằm ngủ trên chiếc giường bé nhỏ đó, nằm ngang nằm dọc gì cũng được, mùa hè nóng quá thì có thể ngủ dưới nền đất.
Nguyễn Văn Linh "tự hào" về nơi ở của gia đình mình.

"Nói ra thì người ta cười, nhưng họ cười tôi cũng quen rồi, nhà toàn người ngớ ngẩn, có tý ruộng thì làm sao mà đủ ăn. Tôi lại phải ở nhà quanh quẩn cơm nước, giặt giũ có kiếm được thêm đồng nào đâu. Năm này qua năm khác, cả 4 bố mẹ, con cái chỉ có gạo mà nấu cơm là may lắm rồi, thức ăn thì có cây sung đó, đến mùa tôi muối thật nhiều sung, để ăn dần với cơm. Hết mùa sung thì ăn cơm với muối, chan nước lã thôi"- cô Diễn kể, với nụ cười đầy chua chát.
Đứng bên cạnh, chị Liên hồ hởi nói vào: "Sung, thích ăn sung, hái sung đi" và một loạt những ngôn từ khác mà người bình thường không hiểu, giống như khi chúng ta đứng trước một đứa trẻ đang tuổi tập nói và tuôn ra "một tràng" mà chỉ chúng mới hiểu.

Hiện tại, tình trạng ngôi nhà của gia đình cô Hồ Thị Diễn rất nguy hiểm, sự chung tay của độc giả sẽ phần nào giúp được cô cùng 3 người thân có một căn nhà kiên cố hoặc đời sống bớt khó khăn hơn.
Mọi sự hỗ trợ xin liên hệ: cô Hồ Thị Diễn, xóm 2, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. (độc giả có thể hỏi thăm tình hình cô Diễn qua số điện thoại của anh Nguyễn Văn Ngọc, hàng xóm của gia đình: 0977760209).
Hoặc qua Quỹ từ thiện đồng hành cùng Zing: Quỹ Từ thiện Cộng đồng Người Sử dụng Internet Việt Nam, số tài khoản: 81162829, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Chi nhánh Kỳ Hòa, địa chỉ 109, đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM. Lúc chuyển khoản vui lòng ghi rõ Hỗ trợ gia đình cô Hồ Thị Diễn, chúng tôi sẽ chuyển tận tay đến gia đình như nhiều số phận trước đây.
Những băn khoăn về việc hỗ trợ gia đình cô Diễn xin gửi về email news@zing.vn, hoặc đường dây nóng 0985.57.88.55

Chữ ký Ê...ê..ê.Các chú đứng lại anh hỏi tí đã.Làm gì mà đi mau thế.Anh hỏi tí không phải,thế các chú đã đọc bài của anh chưa?Có hay không?Hay sao không "Thanks" đi.Thôi không câu giờ nữa?"THANKS" nhanh lên đê.không thì "Tím Mắt" đấy.hehe
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Hiện tại là 01:27 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.