Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 01-11-2010, 09:05 AM
ngoanhtuan's Avatar
ngoanhtuan ngoanhtuan is offline
Đông Yên-Nhân Thành
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Ngô Anh Tuấn
Bài viết: 592
Xã: Nhân Thành
Gửi tin nhắn qua MSM tới ngoanhtuan Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ngoanhtuan
Default Nhớ gạo quê

“Nghệ Yên Thành...”- quê tôi thuần nông, người dân cần mẫn, ruộng nương bốn mùa khoai lúa. Tôi lớn lên từ hạt gạo, củ khoai với dòng sông, cánh đồng, con đường quê nồng nồng mùi rơm rạ... Dẫu xa quê bao năm, tôi vẫn không quên mùi thơm của cơm gạo Dự, xôi nếp Rồng.

Gạo Dự quê tôi thơm dẻo như gạo lúa Tám Xoan ở vùng châu thổ sông Hồng. Riêng nếp Rồng được trồng nhiều nhất ở xã Hoa Thành – là vùng đất trung tâm của huyện thì còn thơm, rền (mềm và dẻo) ngon hơn cả nếp Cái miền Bắc. . “Lúa Dự thích hợp với những chân ruộng vừa nước, đất ngấu bùn. Thân cây cứng, màu xanh, gốc tím. Mùa lúa trổ, mùi thơm nồng thoảng trong gió thành hương đồng nội dịu ấm, thân quen. Lúa Dự hạt tròn đều, gạo màu trắng trong. Cơm gạo Dự để cả ngày vẫn thơm và dẻo. Thời ấy, mẹ tôi dành những chum sành to để đựng lúa Dự. Ngày lễ, Tết mới xay lúa lấy gạo làm cơm cúng, gọi là dâng lên Tổ tiên, Ông Bà hương chất ngũ cốc của hạt ngọc đồng quê. Làm cốm lúa nếp Bùi Tường Nếp Rồng hợp với thổ nhưỡng, khí hậu quê tôi - ruộng bùn sâu, đất tốt, độ ẩm vừa phải.

Cây lúa có thân cao mập khoẻ hơn các giống lúa khác, có khả năng chịu được úng ngập và gió. Khi vào mùa, lúa đơm bông hạt mẩy nặng trĩu, mỗi hạt lúa thường có một sợi râu. Mùa gặt, những bông lúa dài chín rộm vàng, hơi xoắn lại như những con rồng nhỏ quấn vào nhau tạo thành những thảm vàng óng ả. Nếp Rồng có năng suất cao, hạt bám vào cuộng rơm rất chắc, thời gian trục một mẻ nếp phải bằng hai, ba lần một mẻ lúa tẻ. Vào mùa thu hoạch, các bà, các chị thường lựa lại những mẻ lúa non, rang trên chảo vừa lửa, ủ nóng rồi giã làm cốm. Cốm làm xong có màu xanh nhạt, vị ngọt, vừa dẻo, lại vừa thơm. Rang lên một lần nữa thì giòn tan, thơm mát. Chế biến với mật, đường, hương liệu thành bánh cốm hảo hạng. Hương cốm thơm lừng là kí ức tuổi thơ mà chúng tôi mang theo suốt cả cuộc đời. Gạo nếp Rồng hạt to đều, có màu trắng ngần dùng làm xôi, làm bánh, làm quà, thơm ngon nổi tiếng. Từ xôi nếp đậu xanh, đến bánh chưng, bánh trôi, bánh mật, chè hạt sen nếp... Đã có một thời gian dài nếp Rồng, gạo Dự là thứ đặc sản không thể thiếu của người dân quê tôi vào các dịp lễ, Tết. Một thời khó khăn, chúng ta thiếu trầm trọng cái ăn, cái mặc. Quê tôi thuần nông đất lúa mà người dân vẫn phải ăn khoai, ăn sắn thay cơm. Đủ lương thực, trở thành nhu cầu số một của cuộc sống. Người ta nghĩ đến cái có đủ, mà không nghĩ đến giá trị kinh tế, cái ngon, cái đặc sản. Nông nghiệp quê tôi đã bỏ mất hai giống lúa quý! Cho đến bây giờ gạo Dự, nếp Rồng chỉ còn lại trong kí ức của thế hệ người xưa... Đất nước đổi mới kỳ diệu, từ một Quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, trong hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta đã vươn lên hàng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Chúng ta có các loại gạo thương phẩm chất lượng cao như Tám thơm, Nàng thơm, Nhị ưu 838, IR64, Thiên hương HYT100, nếp cái Hoa vàng... đạt năng suất và giá thành sản phẩm khá lớn. So sánh chất lượng: gạo ta không thua gạo Thái. Thế mà giá gạo của bạn bán cao hơn hẳn của ta. Ta thua bạn ở phương pháp gia công chế biến, thương hiệu. Ngày nay không chỉ riêng ta, mà cả nhân loại đang chú trọng đến lương thực. Nông nghiệp bây giờ không chỉ có sức lao động đơn thuần, năng suất, sản lượng, mà phải có sự thay đổi về chất lượng thành phẩm từ kỹ thuật công nghệ sinh học cao cùng với những yếu tố tác động khác của nền kinh tế tri thức. Riêng quê tôi - đất lúa của xứ Nghệ, trong mạch sống hội nhập của làng quê thời công nghiệp hoá, dưới ánh sáng của chính sách “tam nông”, cùng với đồng ruộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, bao người dân vẫn cần mẫn một nắng hai sương, vẫn đang mơ về những giống lúa đặc sản, đang mong chờ sự liên kết đầu tư, góp sức của cả “ bốn nhà ”!... Ngày xuân, nhắc đến gạo Dự, nếp Rồng như một hoài niệm để nhớ, mà ấp ủ, mà hy vọng về tiềm năng một vùng đất, đến một mùa vàng gạo thương phẩm chất lượng cao làm giàu cho đất nước, quê hương. Phan Tất Bát - Bùi Tường Nếp Rồng hợp với thổ nhưỡng, khí hậu quê tôi - ruộng bùn sâu, đất tốt, độ ẩm vừa phải. Cây lúa có thân cao mập khoẻ hơn các giống lúa khác, có khả năng chịu được úng ngập và gió. Khi vào mùa, lúa đơm bông hạt mẩy nặng trĩu, mỗi hạt lúa thường có một sợi râu. Mùa gặt, những bông lúa dài chín rộm vàng, hơi xoắn lại như những con rồng nhỏ quấn vào nhau tạo thành những thảm vàng óng ả. Nếp Rồng có năng suất cao, hạt bám vào cuộng rơm rất chắc, thời gian trục một mẻ nếp phải bằng hai, ba lần một mẻ lúa tẻ. Vào mùa thu hoạch, các bà, các chị thường lựa lại những mẻ lúa non, rang trên chảo vừa lửa, ủ nóng rồi giã làm cốm. Cốm làm xong có màu xanh nhạt, vị ngọt, vừa dẻo, lại vừa thơm. Rang lên một lần nữa thì giòn tan, thơm mát. Chế biến với mật, đường, hương liệu thành bánh cốm hảo hạng. Hương cốm thơm lừng là kí ức tuổi thơ mà chúng tôi mang theo suốt cả cuộc đời. Gạo nếp Rồng hạt to đều, có màu trắng ngần dùng làm xôi, làm bánh, làm quà, thơm ngon nổi tiếng. Từ xôi nếp đậu xanh, đến bánh chưng, bánh trôi, bánh mật, chè hạt sen nếp... Đã có một thời gian dài nếp Rồng, gạo Dự là thứ đặc sản không thể thiếu của người dân quê tôi vào các dịp lễ, Tết. Một thời khó khăn, chúng ta thiếu trầm trọng cái ăn, cái mặc. Quê tôi thuần nông đất lúa mà người dân vẫn phải ăn khoai, ăn sắn thay cơm. Đủ lương thực, trở thành nhu cầu số một của cuộc sống. Người ta nghĩ đến cái có đủ, mà không nghĩ đến giá trị kinh tế, cái ngon, cái đặc sản. Nông nghiệp quê tôi đã bỏ mất hai giống lúa quý! Cho đến bây giờ gạo Dự, nếp Rồng chỉ còn lại trong kí ức của thế hệ người xưa... Đất nước đổi mới kỳ diệu, từ một Quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, trong hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta đã vươn lên hàng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Chúng ta có các loại gạo thương phẩm chất lượng cao như Tám thơm, Nàng thơm, Nhị ưu 838, IR64, Thiên hương HYT100, nếp cái Hoa vàng... đạt năng suất và giá thành sản phẩm khá lớn. So sánh chất lượng: gạo ta không thua gạo Thái. Thế mà giá gạo của bạn bán cao hơn hẳn của ta. Ta thua bạn ở phương pháp gia công chế biến, thương hiệu. Ngày nay không chỉ riêng ta, mà cả nhân loại đang chú trọng đến lương thực. Nông nghiệp bây giờ không chỉ có sức lao động đơn thuần, năng suất, sản lượng, mà phải có sự thay đổi về chất lượng thành phẩm từ kỹ thuật công nghệ sinh học cao cùng với những yếu tố tác động khác của nền kinh tế tri thức. Riêng quê tôi - đất lúa của xứ Nghệ, trong mạch sống hội nhập của làng quê thời công nghiệp hoá, dưới ánh sáng của chính sách “tam nông”, cùng với đồng ruộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, bao người dân vẫn cần mẫn một nắng hai sương, vẫn đang mơ về những giống lúa đặc sản, đang mong chờ sự liên kết đầu tư, góp sức của cả “ bốn nhà ”!... Ngày xuân, nhắc đến gạo Dự, nếp Rồng như một hoài niệm để nhớ, mà ấp ủ, mà hy vọng về tiềm năng một vùng đất, đến một mùa vàng gạo thương phẩm chất lượng cao làm giàu cho đất nước, quê hương. Phan Tất Bát - ảnh: Bùi Tường Nếp Rồng hợp với thổ nhưỡng, khí hậu quê tôi - ruộng bùn sâu, đất tốt, độ ẩm vừa phải. Cây lúa có thân cao mập khoẻ hơn các giống lúa khác, có khả năng chịu được úng ngập và gió. Khi vào mùa, lúa đơm bông hạt mẩy nặng trĩu, mỗi hạt lúa thường có một sợi râu. Mùa gặt, những bông lúa dài chín rộm vàng, hơi xoắn lại như những con rồng nhỏ quấn vào nhau tạo thành những thảm vàng óng ả. Nếp Rồng có năng suất cao, hạt bám vào cuộng rơm rất chắc, thời gian trục một mẻ nếp phải bằng hai, ba lần một mẻ lúa tẻ. Vào mùa thu hoạch, các bà, các chị thường lựa lại những mẻ lúa non, rang trên chảo vừa lửa, ủ nóng rồi giã làm cốm. Cốm làm xong có màu xanh nhạt, vị ngọt, vừa dẻo, lại vừa thơm. Rang lên một lần nữa thì giòn tan, thơm mát. Chế biến với mật, đường, hương liệu thành bánh cốm hảo hạng. Hương cốm thơm lừng là kí ức tuổi thơ mà chúng tôi mang theo suốt cả cuộc đời. Gạo nếp Rồng hạt to đều, có màu trắng ngần dùng làm xôi, làm bánh, làm quà, thơm ngon nổi tiếng. Từ xôi nếp đậu xanh, đến bánh chưng, bánh trôi, bánh mật, chè hạt sen nếp... Đã có một thời gian dài nếp Rồng, gạo Dự là thứ đặc sản không thể thiếu của người dân quê tôi vào các dịp lễ, Tết. Một thời khó khăn, chúng ta thiếu trầm trọng cái ăn, cái mặc. Quê tôi thuần nông đất lúa mà người dân vẫn phải ăn khoai, ăn sắn thay cơm. Đủ lương thực, trở thành nhu cầu số một của cuộc sống. Người ta nghĩ đến cái có đủ, mà không nghĩ đến giá trị kinh tế, cái ngon, cái đặc sản. Nông nghiệp quê tôi đã bỏ mất hai giống lúa quý! Cho đến bây giờ gạo Dự, nếp Rồng chỉ còn lại trong kí ức của thế hệ người xưa... Đất nước đổi mới kỳ diệu, từ một Quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, trong hội nhập với nền kinh tế thế giới, nước ta đã vươn lên hàng thứ hai (sau Thái Lan) về xuất khẩu gạo. Chúng ta có các loại gạo thương phẩm chất lượng cao như Tám thơm, Nàng thơm, Nhị ưu 838, IR64, Thiên hương HYT100, nếp cái Hoa vàng... đạt năng suất và giá thành sản phẩm khá lớn. So sánh chất lượng: gạo ta không thua gạo Thái. Thế mà giá gạo của bạn bán cao hơn hẳn của ta. Ta thua bạn ở phương pháp gia công chế biến, thương hiệu. Ngày nay không chỉ riêng ta, mà cả nhân loại đang chú trọng đến lương thực. Nông nghiệp bây giờ không chỉ có sức lao động đơn thuần, năng suất, sản lượng, mà phải có sự thay đổi về chất lượng thành phẩm từ kỹ thuật công nghệ sinh học cao cùng với những yếu tố tác động khác của nền kinh tế tri thức. Riêng quê tôi - đất lúa của xứ Nghệ, trong mạch sống hội nhập của làng quê thời công nghiệp hoá, dưới ánh sáng của chính sách “tam nông”, cùng với đồng ruộng mênh mông, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, bao người dân vẫn cần mẫn một nắng hai sương, vẫn đang mơ về những giống lúa đặc sản, đang mong chờ sự liên kết đầu tư, góp sức của cả “ bốn nhà ”!... Ngày xuân, nhắc đến gạo Dự, nếp Rồng như một hoài niệm để nhớ, mà ấp ủ, mà hy vọng về tiềm năng một vùng đất, đến một mùa vàng gạo thương phẩm chất lượng cao làm giàu cho đất nước, quê hương.

Phan Tất Bát

Chữ ký Quan Hệ , Công Nghệ , Trí Tuệ , Tiền Tệ , và Đồ Đệ
0915270999 or 0947126888 , YM:dalatdiscover , Skype :ngoanhtuandl
,FB:https://www.facebook.com/ngoanhtuandl
. Never Try - Never Know >> J ust Do It !!!
Du lịch Đà Lạt - Du lịch Khám phá - Du lịch mạo hiểm
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 01-11-2010, 01:20 PM
immortalsoul_2212 immortalsoul_2212 is offline
Treo nick
 
Tham gia: 02/03/2010
Họ và tên: TỤN
Bài viết: 119
Xã: Nhân Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới immortalsoul_2212
Default

Cảnh đi học xa nhà gạo ở đâu cũng được ăn thử .Gạo mỗi nơi mỗi vị riêng dù có cùng tên hay cùng giống lúa thì ăn vẫn thấy khang khác nhau.Đặc biệt dù ăn gạo Hải hậu hay gạo tám Thái bình ,nổi tiếng như thế nào thì mỗi khi ăn đến gạo Yên thành quê mình cũng cảm thấy ngon nhất, xa quê lâu lâu mới được về nhưng mỗi lúc được ăn gạo từ quê gửi ra có cái cảm giác gì đó là lạ khó nói lắm. HiHi .
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Hiện tại là 08:14 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.