Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 25-10-2008, 08:09 PM
sonbx's Avatar
sonbx sonbx is offline
Thành viên
 
Tham gia: 14/10/2008
Họ và tên: Nanashi
Bài viết: 297
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới sonbx
Default Về phong cách con người xứ Nghệ - Hãy đọc mà tự hào nè!!!

Bàn đến phong cách của con người xứ Nghệ, chúng tôi có dịp đưa ra một nhận xét, được giới nghiên cứu tán thành. Đó là hiện tượng có 3 nhân vật trong một con người xứ Nghệ:

- Một kẻ bình dân khố chạc (tiếng địa phương là khố dây, chỉ hạng người cùng cực)
- Một con người chữ nghĩa văn chương
- Một chiến sĩ tiền phong cách mạng.

Cả ba nhân vật đều có 4 đặc điểm chung nhau:

- Cái chất lý tưởng trong tâm hồn
- Sự trung kiên trong bản chất
- Sự khắc khổ trong sinh hoạt
- Sự cứng cỏi trong giao lưu.

Nhìn vào văn hoá ẩm thực của những con người trên mảnh đất này, những phong cách trên đây cũng khá phù hợp.

Ai không quen với các vùng đất xứ Nghệ, hoặc thổ âm Nghệ Tĩnh, thường dễ gặp những ngỡ ngàng trong sự giao lưu. Ngay khi nghe một điệu dân ca - một khúc hát đò đưa, hay một câu hát dặm - cũng thường thấy khó hiểu, gây ít nhiều hạn chế trong việc thưởng thức. Đến với những đồ ăn thức uống ở đây cũng vậy. Các vật phẩm đều có giá trị riêng, nhưng nếu không phải là người đồng điệu với quê hương Hồng Lam, thì khó mà nhận ra nét đặc sắc.

Điều chủ yếu nhất, là những người thưởng thức phải thực sự là người bình dân, hoặc gắn bó với người bình dân mới được.

"Ra về răng được mà về
Ở đây tay gối đầu kề nỏ hơn!".

Có những loại thực phẩm được gọi bằng thổ ngữ, nghe rất xa lạ, mặc dù đó là những món bình thường: Nhà Từa rau vác, Giao Tác cà ngải, Phúc Hải bèn môn là ba thứ rau cà nổi tiếng của ba thôn (nay thuộc xã Thuận Lộc - huyện Can Lộc - Hà Tĩnh). "Bèn môn" là loại cây ngoài Bắc gọi là dọc mùng, ở Huế gọi là chột nưa. "Bèn" là thân cây mùng trơn tru một chiều dọc, lá to xòe trên ngọn, "môn" là củ khoai. Người xứ Nghệ thường gọi cây củ xứ mình bằng cái tên riêng như vậy.

Một thí dụ nữa: ở xứ Nghệ có loại cây giống cọ, gọi là "cây tro". Cây tro có quả như quả trám, được dùng làm món ăn, người Nghệ gọi là trấy tro (trấy = quả); tro ăn với bánh đúc rất ngon, đến nỗi người ta bảo nhau "bánh đúc trấy tro, bán bò không kịp" (nghĩa là ăn bánh đúc mà phải bán bò để lấy tiền trả nhà hàng).

Loại thực phẩm như vậy có gì là cao sang đâu, vậy mà người xứ Nghệ rất thích. Người Nghệ không thích những món màu mè, xào nấu, tô điểm công phu, mà chỉ thích những món chân chất, thô sơ, mộc mạc. Nào: "măng chua, nước chát", nào "khoai lang chạc, nước chè trâm", nào "cá lép kẹp rau mưng", "bún, giá, cá, ruốc"...

Ngay trong cách chế biến, nấu nướng, người xứ Nghệ nấu nướng một cách đơn giản, không cầu kỳ. "Chặt to kho mặn" là tác phong quen thuộc của các bà nội trợ. Các thứ để gia giảm họ chỉ thêm những gì dễ kiếm và bình dị nhất. "Cá đồng nấu khế, cá bể nấu dưa", hoặc "Cá bống kho tiêu, cá thiều kho mỡ". Những nguyên liệu, dụng cụ mà người Nghệ dùng trong việc ăn uống cũng thường là những loại to lớn, gần với thực trạng lớn lao trong thiên nhiên, chứ không phải những thứ thanh mảnh. Gạo nếp Voi (có nhiều ở huyện Kỳ Anh), chè xanh phải là chè cốt (bẻ cả lá và cành vào nồi nấu chứ không phải chỉ lấy lá). Bát đem xới cơm hay múc nước phải là loại bát to, gọi là "đọi nậy".

Ngay khi ăn uống, người dân có cách ăn mạnh mẽ, đôi khi quyết liệt, ào ào. Bánh đúc thì phải bẻ ba, cá trích phải cắn ngang, tôm canh phải quẹt ngược. Ta dễ liên hệ đến những đường nét ngang dọc có sức công phá trong những câu thơ của Hồ Xuân Hương "Xuyên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây"...

Khí thế hào hùng của người xứ Nghệ toát ra cả trong khi ăn uống. Ăn như thế mới thực là khoái. Rất khoái với những món ăn quê hương thật thà, thô lậu: "Cháo kê bánh đỗ, ai chộ (thấy) cũng thèm. Bồng bồng nấu với tép kho. Dẫu chết xuốngmồ cũng dậy mà ăn"... là như thế. Rõ ràng là lối ăn uống của những anh chàng "khố chạc".

Nhưng không phải ở vùng đất này không có những món ăn cao cấp. Người xứ Nghệ cũng rất thành thạo cách chế biến các thức ăn trong những ngày có cỗ bàn, ngày lễ, tết. Người ta cũng làm các loại giò hoa, chả lụa rất cầu kỳ, làm các loại bánh trong, bánh lọc... Người ta biết chọn những thức ăn kết hợp với nhau, thành một thứ mỹ vị, vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa là loại hiếm hoi: gạo tám xoan, gan cá bống, hay cơm ló (lúa) lốc, trốc (đầu) cá rô (lúa lốc là loại lúa thơm ngon).

Bún sốt lòng tươi là món ăn quý, con cái thưòng dành mời bố mẹ. Chim bồ câu cũng là loại chim dùng để biếu xén, hoặc là để bồi dưỡng cho người ốm. Xứ Nghệ gọi bồ câu là con cu cu. Cũng có loại chim cu ngói và cu cườm là loại quý, xuất hiện theo mùa "chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè".

Đỏ vàng son, ngon mật mỡ là chỉ các loại bánh tùng, bánh ngào, có một hương vị rất riêng, khác với các loại bánh mật ở nơi khác.

Thịt *** xứ Nghệ cũng là món thích khẩu, và cũng có phần khác, đậm đà hơn ở nhiều nơi. Có làm thịt phải là *** mỡ. Món nhựa mận (thịt ***) được làm rất công phu. Người ta cắt thịt từng miếng, bóp với mẻ, riềng, sả, hành, ớt, lá quýt và các gia vị khác như mật mía, mắm tôm, nước mắm và còn có thêm lớp bỏng rang. Tất cả đóng vuông như cái hộp, vắt đất sét gói thịt lại, trám kín rồi đem nung bằng trấu cho đến khi vỏ đất sét cứng như ngói. Làm như vậy món thịt để được rất lâu. Khi cần lấy ra, bỏ thịt vào nồi, hâm lại, thịt vẫn ngon và thơm như mới.

Khi không tiện làm thịt ***, người ta có thể dùng thịt lợn hoặc thịt chim, nhất là chim cói, chim giang giang để nấu món giả cầy. Giả cầy các nơi đều dùng thịt lợn, giả cầy ở xứ Nghệ dùng cả chim cói (một loại với cò, nhưng không phải cò), ngon hơn.

Xứ Nghệ cũng có những món ăn riêng, được đi vào ca dao, tục ngữ hay đi vào cổ tích, đi vào kho tàng đặc sản dân tộc như ở nhiều nơi. Điều đặc biệt là những món hàng địa phương như thế vẫn bộc lộ cái chân chất, cái thô sơ của miền quê xứ Nghệ. Cổ tích có câu chuyện cá rô Bầu Nón.

Bầu Nón là một cái ao lớn ở huyện Nam Đàn, có thứ cá rô ngon tuyệt vời. Thời Chúa Trịnh cầm quyền, món cá rô này là vật dân làng Hồ Liễu (Xuân Hồ và Xuân Liễu) phải đem vào tiến cung. Tiến cá rồi còn phải tiến cả người biết nấu cá. Đầu tiên là niềm vinh dự, sau lại thành cái nạ cho dân làng. Bà đầu bếp này (tên bà Ngọ) đã phải lập mưu để Chúa Trịnh chán nản mà không quấy rầy dân làng nữa. Nhưng cá rô ở đây vẫn cứ mãi là thức ăn ngon lành:

"Cá rô Bầu Nón kho với nước tương Nam Đàn
Gạo tháng mười cơm mới, đánh tràn không biết no".

Ta lại nói đến tương. Tương thì ở đâu cũng có. Nổi tiếng như tương Bần khắp cả nước hâm mộ. Xứ Nghệ có món tương Nam Đàn cũng được nhiều người biết đến trong câu "Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn".

Quả tình món nhút mới là món thực phẩm chỉ có ở xứ Nghệ, cũng chỉ là loại dưa muối chua mà thôi, nhưng vật liệu chủ yếu là mít non và xơ mít. Nhút này phải chấm với tương Nam Đàn mới thực là đúng vị. Còn một thức nữa mà có lẽ không đâu có, nó được gọi bằng một cái tên rất ngộ" "hai ướt một ráo".

Cái gì vậy: đó là những lớp bánh cuốn (người Nghệ gọi là bánh mướt) bọc hai bên bằng hai lớp bánh đa (người Nghệ gọi là bánh khô). Ngày xưa người ta làm loại bánh này một cách rất dân dã , thủ công. Quấn thành từng cái bánh như vậy rồi bỏ cả vào một cái bị cói, tha hồ đấm mạnh bên ngoài, khiến cho bánh tráng gãy vụn, bánh mướt nát nhừ, đoạn lấy ra vắt thành từng nắm, để chấm với nước mắm có pha gia vị - chỉ có thế thôi mà ăn rất lạ miệng, rất ý vị.

Hai ướt là hai lá bánh mướt, một ráo và một tấm bánh khô. Ngày nay người ta không đấm, không vắt thành nắm nữa, mà đem quấn gọn bánh mướt ra ngoài lát bánh tráng, trông có vẻ lịch sự hơn. Khi ăn đồng thời được nếm cả vị khô và vị ướt, có âm thành rào rạo, có động tác nhuần, dẻo , nhịp nhàng, để vị giác, khứu giác và thính giác cùng góp phần tạo nên cái ngon độc đáo.

Người xứ Nghệ thường có cách ăn này. Ghé vào các quán phở thường được ăn món phở với bánh tráng. Húp thìa nước phở soạt soạt, nhai miếng thịt gà hay thịt bò với sợi phở vừa nhuyễn, vừa dẻo, lại cắn miếng bánh khô răng rắc thì vị ngon trở nên vô cùng thú vị xen lẫn hào hùng. Rất ít nơi có kiểu ăn như thế này. Tấm bánh tráng xứ Nghệ quả là nhiều công dụng.

Tài chế biến của người xứ Nghệ đã biết tạo ra một loại kẹo ngọt, gọi là kẹo "cu đơ".
Cái kẹo lạc (nấu bằng mật, chứ không nấu đường), trước đây được bao bằng giấy, hoặc bằng lá, thì nay được bao bằng bánh tráng, không khó bóc, mà thêm phong vị. Cái giòn của hột lạc nghe có vẻ lật sật, cái giòn của bánh tráng lại nghe rào rạo, vui vui. Mấy ai đã phát hiện ra nét đặc sản ấy (!).

Kẹo cu đơ ngày nay phổ biến, hợp với túi tiền. Nhưng "hai ướt một ráo" ngày xưa thì cao giá đấy: "hai ướt một ráo, cởi áo mà ăn". Cởi áo để ăn cho thích và còn cởi áo để cược, vì ngon mồm ăn mãi, sẽ phải đem áo thế tiền (!).

Ăn kẹo cu đơ mà quên một thức uống hết sức phổ biến, hết sức bình dân là nước chè xanh, thì vị ngon kể như đã giảm mất một nửa. Người xứ Nghệ có thói quen uống nước chè tươi (chè trồng sau vườn nhà, hái cả lá, cả cành cho vao nồi nấu). Khi uống nhiều nơi đến giờ vẫn còn uống bằng bát. Nước chè tươi có màu xanh sóng sánh pha chút sắc vàng, nóng bốc hơi nghi ngút, nước chè phải còn thật nóng, cho dù thời tiết đang giữa mùa hè. Uống xong bát nước chè nóng bỏng, thở "khà" một cái, toát hết cả mồ hôi, cảm thấy nhẹ cả người. Uống nước chè kiểu đó là một cách giải nhiệt rất tốt.

Nước chè xanh đi với kẹo cu đơ, tạo nên một sự kết hợp tuyệt vời. Vị ngọt đậm của mật mía, vị bùi bùi của lạc..., ăn xong miếng kẹo, chiêu một ngụm nước chè tươi cho đỡ ngán, vị chát của chè trở nên ngọt nhẹ nhàng, mát dịu, khiến cho người ta ăn kẹo mãi không thấy chán.

Vật phẩm xứ Nghệ nổi tiếng nhất thời xa xưa có quả Hồng Nghi Xuân. Sách địa chí huyện này kể rằng người anh của nhà thơ Nguyễn Du là Nguyễn Nễ, làm quan dưới triều Tây Sơn, khi đi sứ Trung Quốc đã lấy giống loại hồng này về trồng ở làng quê ông là làng Tiên Điền. Loại hồng này ngon, và đặc biệt không có hột, giá bán hơi cao. Bởi vậy mới có câu: "tiền một đồng mà đòi hồng không hột". Rất tiếc giống hồng này bây giờ rất hiếm. Những vật phẩm khác có tiếng tăm thì vẫn được nhắc đến trong dân gian:

Quê ta ngọt mía Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam xã Đoài

Hãy còn một điểm độc đáo nữa trong văn hoá ẩm thực của người xứ Nghệ. Như có dịp chúng ta đã nói qua về tâm tình của con người xứ Nghệ. Người xứ Nghệ rất nặng tình với đất nước, non sông. Ngay trong những câu hát, điệu hò, họ cũng vẫn nặng về đối đáp chủ nghĩa để ngụ tấm lòng với Tổ quốc.

"Mênh mông một nước một chèo
Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình"

Trong văn hoá ẩm thực cũng vậy. Họ nói đến sản vật quê hương là để tỏ niềm tự hào với của cải tự nhiên, với vật phẩm dồi dào, với đời sống tấp nập. Bác Hồ với nửa đời bôn ba khắp thế giới, cũng không lúc nào quên được không khí và cảnh sắc quê mình.

Sa Nam trên chợ dưới đò
Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên.

Còn những người lao động, cái ăn của họ là cái ăn chan chứa yêu thương. Quả cà chua (dân Nghệ còn gọi là quả cà kiu) có gì cao giá lắm đâu, nhưng canh cà chua thì thật nhiều thương nhớ:

Nồi dấm mà nấu cà kiu
Anh ăn mát ruột chín chiều thương em.

Đó là ăn. Còn uống thì sao?

Uống cũng vậy thôi. bát nước chè xanh chiều tối bày trên chiếc chiếu trải giữa đất, hay trên những chiếc chõng tre, để mời bà con chòm xóm quây quần nhấm nháp. Những đọi nước (bát nước) ấy là cả nghĩa tình:

Chè ngon nước chát xin mời
Nước non, non nước nghĩa người khó quên./.

thay đổi nội dung bởi: Chương Nguyên, 10-05-2009 lúc 10:27 AM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 26-10-2008, 07:01 PM
sonbx's Avatar
sonbx sonbx is offline
Thành viên
 
Tham gia: 14/10/2008
Họ và tên: Nanashi
Bài viết: 297
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới sonbx
Default

Những bài ý nghĩa thế này thì không ai thèm vào đọc, toàn đi chửi nhau đâu đâu. X(
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 28-10-2008, 07:38 AM
Mets's Avatar
Mets Mets is offline
Thành viên
 
Tham gia: 08/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Trần Hương Linh
Bài viết: 223
Xã: Hoa Thành
Default

Trích:
Nguyên văn bởi sonbx Xem bài gởi
Những bài ý nghĩa thế này thì không ai thèm vào đọc, toàn đi chửi nhau đâu đâu. X(
E đang đọc đây.
Đọc bài ni mới thấy anh sơn tìm hiểu về văn hóa quê mình kĩ hây!bài viét rất ý nghĩa.

Chữ ký ...Sáng thức giấc...
Bình minh....mưa...
Mặt trời...ngủ mãi...
Sao..chẳng dậy..?
...Đếm yêu thương...
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 28-10-2008, 12:55 PM
Forever_SH01's Avatar
Forever_SH01 Forever_SH01 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Săm Thủng Kêu Van Hỏng
Bài viết: 161
Xã: Tình khác
Default

Dài quá mi ạ

Chữ ký Kí đây được nhận phong bì không hề?
Du lịch Đà Lạt - Du lịch Khám phá - Du lịch mạo hiểm
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 28-10-2008, 07:30 PM
sonbx's Avatar
sonbx sonbx is offline
Thành viên
 
Tham gia: 14/10/2008
Họ và tên: Nanashi
Bài viết: 297
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới sonbx
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Hoan nt_hvtc Xem bài gởi
Dài quá mi ạ
Truyền thống ngàn năm mà
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Cũ 28-10-2008, 07:46 PM
findev's Avatar
findev findev is offline
Tâm tại tại Tâm
 
Tham gia: 16/10/2008
Họ và tên: Đệ tử 8 túi
Bài viết: 365
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới findev
Default

Trích:
Nguyên văn bởi sonbx Xem bài gởi


Thịt *** xứ Nghệ cũng là món thích khẩu, và cũng có phần khác, đậm đà hơn ở nhiều nơi. Có làm thịt phải là *** mỡ. Món nhựa mận (thịt ***) được làm rất công phu. Người ta cắt thịt từng miếng, bóp với mẻ, riềng, sả, hành, ớt, lá quýt và các gia vị khác như mật mía, mắm tôm, nước mắm và còn có thêm lớp bỏng rang. Tất cả đóng vuông như cái hộp, vắt đất sét gói thịt lại, trám kín rồi đem nung bằng trấu cho đến khi vỏ đất sét cứng như ngói. Làm như vậy món thịt để được rất lâu. Khi cần lấy ra, bỏ thịt vào nồi, hâm lại, thịt vẫn ngon và thơm như mới.

Khi không tiện làm thịt ***, người ta có thể dùng thịt lợn hoặc thịt chim, nhất là chim cói, chim giang giang để nấu món giả cầy. Giả cầy các nơi đều dùng thịt lợn, giả cầy ở xứ Nghệ dùng cả chim cói (một loại với cò, nhưng không phải cò), ngon hơn.
thịt gì thì cứ nói ra việc gì phải ***=> ko phải thịt chuột, thế là gì??

Trích:
Nguyên văn bởi sonbx Xem bài gởi

Chè ngon nước chát xin mời
Nước non, non nước nghĩa người khó quên./.
công nhận cái tục mới trà xanh hay thật, bi chừ cuộc sống bận rôn hơn, dân ta có nhiều thứ để giải trí hơn thì cái tục này cũng ít đi, hè vừa rồi có về nhà chị gái đi uống chè xanh nói chuyện phiếm => vui thôi rồi(các cụ nhà mình diễn thuyết hay, hài hước nữa => nghe ko bít chán)
về đặc sản dân nghệ tĩnh các bạn có thể xem thêm:
http://www.nghe-online.org/forum/forumdisplay.php?f=104
regard!

Chữ ký Đệ tử của Chu Công :
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Cũ 30-10-2008, 01:02 AM
dangsang772's Avatar
dangsang772 dangsang772 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 17/10/2008
Họ và tên: Đặng TRọng Sang
Bài viết: 30
Xã: Công Thành
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Hoan nt_hvtc Xem bài gởi
Dài quá mi ạ
Công nhận bài viết hay nhưng dài thật . Vì năm cuối nên chỉ có thời gian lướt web thôi nên đề nghị ae có thể giảm tải các bài viết của mình ít đi . Để mọi người đều đọc hết được bài viết hay của ae .oK?
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Cũ 30-10-2008, 05:34 AM
sonbx's Avatar
sonbx sonbx is offline
Thành viên
 
Tham gia: 14/10/2008
Họ và tên: Nanashi
Bài viết: 297
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới sonbx
Default

Sưu tầm thôi, trình độ đâu mà viết như thế
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Cũ 23-11-2008, 10:56 PM
nguyentrunght's Avatar
nguyentrunght nguyentrunght is offline
Điều Hành Viên
 
Tham gia: 15/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Đắc Trung
Bài viết: 579
Xã: Hậu Thành
Default

Đọc bài ni mà...ứa nước mánh...chẹp chẹp,dân nghệ mình nhiều đặc sản hè.
Cu đơ Hà Tĩnh cực ngon,ăn mãi không chán
Nhút Thanh Chương ăn cụng ngon không kém,ngày xưa đói quá không có chi ăn nên các cụ mới nghĩ tơi món "mói mit" ni,đặc sản đó.Đó cụng là đặc sản của quê tui
Người dân Nghệ cần cù chân chất,thật trong lời ăn tiếng nói,sống thẳng thắn và hòa đồng...

Chữ ký

Keep ur life simple
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Cũ 23-11-2008, 11:00 PM
sonbx's Avatar
sonbx sonbx is offline
Thành viên
 
Tham gia: 14/10/2008
Họ và tên: Nanashi
Bài viết: 297
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới sonbx
Default

Ra ngoài này mà được thỉnh thoảng được ăn bữa cơm với "nhút" thì tuyệt vời lắm anh à .

Chữ ký Just for today I will be Happy!!!
http://picasaweb.google.com/lh/photo...ey=M7SBWWznm0s
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #11  
Cũ 23-11-2008, 11:04 PM
ngoanhtuan's Avatar
ngoanhtuan ngoanhtuan is offline
Đông Yên-Nhân Thành
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Ngô Anh Tuấn
Bài viết: 592
Xã: Nhân Thành
Gửi tin nhắn qua MSM tới ngoanhtuan Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ngoanhtuan
Default

cũng liên quan đến tiếng Nghệ xin góp vui tý(nói trước là chuyện vui thôi nhé)
Con trai Nghệ An lấy vợ Hà Nội,khi đưa vợ về quê chơi,mẹ chồng dặn con dâu là ở quê ta cứ vần "âu" gọi là "u",chẵng hạn như con dâu gọi là con du,con trâu gọi là con tru,miếng trầu là miếng trù...,đến khi con dâu hỏi thế "Đậu" là gỉ hả mẹ...?????????
vui tý đó mà

Chữ ký Quan Hệ , Công Nghệ , Trí Tuệ , Tiền Tệ , và Đồ Đệ
0915270999 or 0947126888 , YM:dalatdiscover , Skype :ngoanhtuandl
,FB:https://www.facebook.com/ngoanhtuandl
. Never Try - Never Know >> J ust Do It !!!
Du lịch Đà Lạt - Du lịch Khám phá - Du lịch mạo hiểm
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Cũ 23-11-2008, 11:12 PM
nguyentrunght's Avatar
nguyentrunght nguyentrunght is offline
Điều Hành Viên
 
Tham gia: 15/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Đắc Trung
Bài viết: 579
Xã: Hậu Thành
Default Bonus thêm 1 đoạn sưu tầm đc về dân Nghệ

Nguồn http://lehuyquang.com/index.php?option=com_content&task=view&id=29&Itemi d=29

Dưới đây là đoạn đối thoại của ông với cha ông:

- Tại sao cha lại xa quê từ ngày còn rất trẻ?
- Quê mình nghèo quá. Dưới dòng sông chỉ có đá và đá, nên mới có tên gọi Thạch Hà. Ông bà nội mất sớm, nhà chỉ có hai anh em; một trai, một gái; nên cha phải ra đi.
- Người lớn nói: Đá Thạch Can, gan Thạch Hà. Chắc là người Thạch Hà gan to lắm?
- Mỗi vùng đất một đặc điểm. Những câu ca, nhiều khi cứ hay nói quá lên.
- Sao cha không ra hẳn ngoài Bắc, lại chỉ sang đến Nghệ An ?
- Nghệ An đất rộng, người đông, lại có TP Vinh là trung tâm công nghiệp, buôn bán. Ngoài Bắc cũng rất hay.Cha mẹ đã từng ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội. Nhưng mình lại máu tự do, nghệ sĩ; nên thích đi hát Phường vải, Ví dặm, hát Tuồng…Ngoài ấy không có, nhớ lắm.
- Hay mẹ ngại, không muốn đi?
- Có thể... Bởi con gái Bắc khéo lắm, họ ăn nói ngọt nhạt, dịu dàng hơn.
- Và cũng đẹp hơn ?
- Không…Điều này, lớn lên con sẽ biết.
- Vậy con gái Hà Tĩnh và Nghệ An thì đâu đẹp hơn?
- Một mười, một chín.
- Cha mẹ nghĩ gì, khi mình cứ bị diễu là “dân cá gỗ”?
- À. Phải từ cá gỗ mà làm ra cá thật. Chính câu diễu đó đã nhắc nhở ta phải biết hy sinh, phải có chí, phải chịu khổ, chịu khó, chịu học hành thì mới nên người được.
- Còn đồ Nghệ?
- Nghệ An rõ nét hơn về chất “ông đồ gàn”. Họ quyết đoán hơn, kiêu hơn, quyết liệt hơn. Trong một cuộc họp, người phát biểu trước, phải là Nghệ An. Trong một cuộc rượu, người nói to hơn, bốc hơn, cũng như ngồi lại sau cùng, là Nghệ An. Hà Tĩnh nhỏ nhẹ và nhường nhịn hơn.
- Nên cũng thiệt thòi hơn?
- Không phải thế. Thiệt hòi hơn là do hoàn cảnh, địa lý, dân số. Sự thông minh thì hai bên ngang nhau, nhưng lập nghiệp thì Nghệ An nghiêng về chính trị; Hà Tĩnh nghiêng về văn chương. Nếu chấm điểm cho vui- thì Hà Tĩnh văn chương 10, chính trị 9; còn Nghệ An văn chương 9, chính trị 10.
- Tại sao người ta vẫn nói: Dân Xứ Nghệ phải bỏ quê đi xa, lập nghiệp mới thành công?
- Có lẽ, nhiều người tài quá; càng ở lại, người tài càng nhiều ra, càng không chịu nhau, giữ chân nhau; nên phải chia người tài cho xứ khác; rồi trở về thăm quê và giúp quê từ xa càng hay.
- Cuối cùng, theo ý riêng cha, người Nghệ Tĩnh quê ta còn hạn chế những mặt nào?
- Thẳng thắn quá hoá ra nóng nảy, có khi hỏng việc. Cương quá, lại quên mất nhu. Khảng khái quá, nên có lúc bỏ lỡ mất cơ hội, làm mếch lòng người. Không chịu ai, nên dễ sinh ra bảo thủ, cố chấp, chậm đổi mới. Tằn tiện quá, có khi mang tiếng là bần tiện. Chịu khổ giỏi, nên lại hoá ra cam chịu. Kiêu quá, có lúc bốc đồng ( Cậy Thần), nên quá đà…Rồi cha tôi cười- Nhưng “Nhân vô thập toàn”. Phải như thế mới là cốt cách người Xứ Nghệ. Tất nhiên, đó là những ý nghĩ của riêng cha mẹ thôi, rút ra từ chính cuộc sống của gia đình mình, có thể đúng, có thể sai. Nhưng ta phải nhớ rằng, Hà Tĩnh, Nghệ An tuy hai, nhưng chỉ là một; đó là chung một nước sông Lam, một đỉnh núi Hồng. Bởi đây là vùng đất “Địa linh, Nhân kiệt”, cho nên người ta vẫn gọi chung người Hà Tĩnh, Nghệ An là “dân Xứ Nghệ”…
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Cũ 23-11-2008, 11:13 PM
ngoanhtuan's Avatar
ngoanhtuan ngoanhtuan is offline
Đông Yên-Nhân Thành
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Ngô Anh Tuấn
Bài viết: 592
Xã: Nhân Thành
Gửi tin nhắn qua MSM tới ngoanhtuan Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ngoanhtuan
Default

TỪ ĐIỂN TIẾNG NGHỆ



Mi : có nghĩa là Mày

Tau : có nghĩa là Tao

Mô : có nghĩa là Đâu ?
(vd : mi đi mô đó? thì dịch ra giọng Bắc là Mày đi đâu đấy)

Tê : có nghĩa là Kia

Ni : có nghĩa là Này

Rứa : có nghĩa là Thế

Răng : có nghĩa là Sao
(vd Răng rứa ? dịch ra giọng Bắc là sao thế? )

Ngày Mốt : có nghĩa là Ngày Kia
(vd:mốt tau mới về. dich ra giọng Bắc là Ngày kia tao mới về )

Đọi : có nghĩa là Bát ( miền nam gọi là chén)

Trôốc : có nghĩa là Đầu

Tru: có nghĩa là Trâu

Lè : có nghĩa là Đùi

Nhễ : từ này í chê bai có thể dịch là Chuối (mạnh hơn nhiều) or Bựa

Chộ : từ này có nghĩa là Thấy

Chi : có nghĩa là Gì ?

NỎ : có nghĩa là KHÔNG.
(Ví dụ Nỏ đi, NỎ cho...nhưng mà không có câu Đi NỎ hay Cho Nỏ đâu nhá...từ NỎ chỉ đứng trước động từ...)

Bổ : có nghĩa là Ngã
(vd : nó bị bổ xe. dịch là Nó bị ngã xe)

Trôốc Gúi : có nghĩa là Đầu Gối

Còn từ Khu mấn thì chứa giải thích đc, anh em giải thích dùm

Ngái : có nghĩa là Xa
(VD : Nhà mi cách trường có ngái ko? ~~> nhà mày cách trừơng có xa không?)

Nác : có nghĩa là Nước (nước uống í, nác chè, nác sôi: nước chè, nước sôi)

Môi : có nghĩa là Muôi
(cái muôi chan canh í, miền nam gọi là cái Giá)

Su : có nghĩa là Sâu
(VD : Ao ni su ri ~~> Ao này sâu thế)

Hầy : có nghĩa là Nhở
(vd : Hay hầy ~~> Hay nhở or Ai đó hầy ~~> Ai đấy nhở )

Đài : còn có 1 nghĩa nữa là cái gàu múc nước

Cươi : có nghĩa là Sân

Nương : có nghĩa là Vườn

Rọng : có nghĩa là Ruộng

Mần : có nghĩa là Làm
(vd Cha mệ cháu đi mần rọng rồi ạ ~~> cha mẹ cháu đi làm ruộng rồi ạ)

Mệ : có nghĩa là mẹ

con ròi : có nghĩa là con Ruồi

Choa : Có nghĩa là bọn tao

Một số điển tích trong việc sử dụng tiếng Nghệ

Có lần Cụ Phan Bội Châu lâm vào thế bí nhưng lại gỡ được rất hay. Đại để thế này (đoạn ni tui nhớ nó chính xác mấy), gặp mấy o đang ăn ngô rang, bị trêu:


Thiếp trao cho chàng một nạm ngô rang
Đúc nơi mô mà mọc, thiếp theo chàng về không.

Không phải tay vừa, cụ Phan ta mới mần 1 câu:

Ở mô mà nắng không khô,
Mà mưa không ướt, đúc vô mọc liền

(Dịch:

- Thiếp trao cho chàng một nắm ngô (bắp) rang

Gieo ở đâu mọc được, thiếp theo chàng về không

- Ở đâu mà nắng không khô,

Mà mưa không ướt gieo vào mọc ngay)

(theo Ninh Viết Giao - Hát phường vải)
Rồi em của mẹ thì gọi là Gì, Em của bố thì gọi là O,
Một số bài thơ biên dịch từ điển tiếng Nghệ

Nghệ an choa miền trung lắm gió
Có cửa lò biển hát quanh năm
Cùng quê bác xứ sở nước tương
Với thanh chương, nhút mặn chua cà
Bà già con trẻ có ngôn ngữ riêng
Đứa mô chưa ghé một lần
Ráng học cho kỹ điển từ sau đây
Con trâu thì gọi là tru
Con giun thì gọi là trùn đó nha
Con gà thì kêu con ga
Còn con cá quả gọi ra cá tràu
Con tru lại gọi là trâu
Bồ câu thì gọi cu cu đó nà
Con ruồi lại gọi là ròi
Con troi thì gọi con giòi nhớ chưa

Con bê còn gọi là me (con bò con)
Con mọi là muỗi khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
Trốc cha mi khái cạp là đầu bố mày hổ tha
Mả cha là ngôi mộ của ba
Mải Ông cha mi xéo là Ông bố mày cút đi
Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa
Con người thì gọi con ngài
Còn từ ni nữa nói nghe cùng rầy(ngượng)
Mà có nói thì bây mới biết
Hun – hôn, cưa – tán, váy – mấn
Môi – mui, đầu – trốc, ngứa – ngá
Sờ - rờ, nằm mơ gọi là mớ

Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi lỗ to
Khủy chân thì gọi lắc lè
Cơn – cây, Chủi – chổi, gốc – cộc
Sân – cươi, đường - đàng, rú - núi
Nhởi – chơi, lười – nhác, mần – làm đó nghe
Đêm nằm nếu đói đừng lo
Nhảy vô nhà bếp tìm nồi nấu cơm
Ngọ nguậy là cái đũa bếp
Giáp đít là cái rế nồi hiểu chưa
nước – nác, đọi – bát, mươn – bàn
Nướng - náng, luộc – looc, muối – mói
Gói – đùm, chum – vại, rổ - rá
*** dê là quả cà dài
mắm tôm – ruốc, Thóc – ló, ngó - nhìn
Lỡ yêu ngài(người) ở đất quê choa
Thì nên chịu khó học từ nhiều mà cưa
Nhưng học ri vẫn chưa ăn thua

Cái "gầu" thì gọi cái "đài"
Ra "sân" thì bảo ra ngoài cái "cươi"
"Chộ" tức là "thấy" em ơi
"Trụng" là "nhúng" đấy, đừng cười nghe em
"Thích" chi thì bảo là "sèm"
Khi ai bảo "đọi" thì đem "bát" vào (miền nam gọi là chén)
"Cá quả" thì gọi "cá tràu"
"Vo trôốc" là bảo "gội đầu" đấy em

***
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Khi "mô" sang "nhởi" nhà "choa"
Bà "o" đã nhốt "con ga" trong chuồng!
Em cười bối rối mà thương
Thương em một, lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ qua giọng nói cũng nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Cũ 23-11-2008, 11:13 PM
ngoanhtuan's Avatar
ngoanhtuan ngoanhtuan is offline
Đông Yên-Nhân Thành
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Ngô Anh Tuấn
Bài viết: 592
Xã: Nhân Thành
Gửi tin nhắn qua MSM tới ngoanhtuan Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới ngoanhtuan
Default

"Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi
Nguyễn Quang Tuyên

Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ "Tiếng Nghệ" của Nguyễn Bùi Vợi tự cất cánh bay lên một tầm cao thẩm mỹ.

Tiếng Nghệ

Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.

Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: “Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào”. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.

Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:

Răng chưa sang nhởi nhà choa
o đã nhốt con ga trong truồng

thì vợ anh đành “bối rối”. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).

Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng “cười bối rối”. Từ “bối rối” được đặt cạnh từ “cười” tạo thành cụm từ “cười bối rối” là một sáng tạo. “Bối rối” là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.

Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê

Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão… Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ”.

Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: “Thổi rạc” và “Nghe nhọc”. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác…

Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:

Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em

Từ giọng nói, tiếng nói mà suy tưởng đến một nét thuộc tính cách của người Nghệ là tình thương yêu, chung thủy trong quan hệ giữa người với người. Bài thơ tự cất cánh bay lên một tầm cao của thẩm mỹ.

Văn Nghệ

thay đổi nội dung bởi: ngoanhtuan, 23-11-2008 lúc 11:16 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #15  
Cũ 23-11-2008, 11:13 PM
nguyentrunght's Avatar
nguyentrunght nguyentrunght is offline
Điều Hành Viên
 
Tham gia: 15/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Đắc Trung
Bài viết: 579
Xã: Hậu Thành
Default

Không hiểu răng rất thích nghe nhưng câu lục bát dân gian,nghe thân quen lạ,chân chất,chân đất mà dệ đi vô lòng người...
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Nỗi niềm người xứ nghệ... o720xn Thành viên tự giới thiệu, làm quen, tìm bạn 11 03-10-2009 05:37 PM
[Thủ thuật] Tự hào về công nghệ Việt nguyentrunght Công nghệ thông tin - Viễn thông 1 10-06-2009 05:24 PM
Tính cách con người xứ nghệ HungThanhOnline Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng 6 30-04-2009 06:53 PM
Người cắm lúa lai vào xứ Nghệ ngoanhtuan Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 18-12-2008 09:33 AM
Thơ về xứ Nghệ VieTuan Góc văn chương 16 27-10-2008 02:38 AM


Hiện tại là 06:56 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.