»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà
»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp
Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.
Hệ thống giao thông nông thôn do huyện, xã quản lý thật sự có vai trò quan trọng. Tổng chiều dài đường bộ toàn tỉnh là 16.157 km thì đường bộ do cấp huyện và xã quản lý chiếm tới 13.667 km (chiếm 84%). Do vậy, giao thông nông thôn rất cần nhiều vốn và công sức hàng năm.
Chỉ tính năm 2008 và quý 1 năm 2009, tỉnh đã đầu tư 578 tỷ đồng, trong đó dân đóng góp trên 130 tỷ và hàng triệu ngày công để làm mới, láng nhựa và xi măng chi phí sửa chữa nhỏ. Cụ thể đã láng nhựa và bê tông hoá được 380 km; cấp phối gần 320 km đường liên xã; xây dựng 87 cầu tràn... Tiêu biểu cho phong trào này là các địa phương như: Yên Thành, Nghi Lộc, Thanh Chương, Nam Đàn, Diễn Châu; khu vực miền núi có các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Anh Sơn.
Mạng giao thông tuyến tỉnh quản lý, đi qua 17 huyện và vùng nguyên liệu góp phần cho giao thông nông thôn thêm thuận lợi. Trong năm 2008, tỉnh đầu tư 218 tỷ đồng làm thêm 20 cầu bê tông, cầu treo và nâng cấp 56 bến đò ngang. Có thể nói, những năm trước khu vực miền xuôi việc làm đường liên thôn, liên xã, nội đồng khá hơn khu vực miền núi, nhưng từ khi miền núi có Quyết định 147 của Chính phủ về phát triển kinh tế miền Tây (26.800 tỷ đồng) thì khu vực miền núi lại thực sự sôi động hơn. Tuy là đường cấp Nhà nước, đường tỉnh qua các dự án nhưng nhờ những trục đường chính này mà đường giao thông nông thôn rút ngắn cung đoạn lại; thậm chí có xã "đường dự án" chạy dọc qua địa bàn. Đường dự án cũng giúp các huyện miền núi đỡ rất nhiều tuyến liên xã mà đáng lẽ thuộc ngân sách huyện phải lo. Kinh phí này rất lớn, riêng 2 năm qua, vốn trái phiếu đã đầu tư đến 2.650 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến Chương trình 135 vốn đầu tư cũng chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó lĩnh vực giao thông chiếm phần lớn. Năm 2008 tỉnh ta mở thêm 280 km đường mới, chủ yếu cũng ở khu vực miền núi và trung du.
Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn toàn tỉnh hiện đang xuống cấp nhanh. Trước hết do sự tàn phá của thiên tai. Chẳng hạn, đợt mưa lũ trong tháng 8/2008 đã làm ngập hầu hết các tuyến đường ở các huyện đồng bằng và đường vào các vùng nguyên liệu miền núi thấp; làm trôi 65 cầu cống và 650 mét đường. Đối với miền núi, sau những đợt mưa lớn đường đất bị xói mòn, lầy lội và bị sạt lở nghiêm trọng; trên sông suối nước cuốn băng phai, kè. Theo tính toán của Sở Giao thông, hiện nay chất lượng đường cũng có vấn đề. Đường đất toàn tỉnh chiếm đến 46%, còn ở địa bàn miền núi đường nông thôn tất cả là đường đất. Ô tô về các trung tâm xã thực ra chỉ là xe u oát, còn xe tải, xe chở khách thì rất khó. Phương tiện chủ yếu có thể đi được 4 mùa là xe máy lai.
Ở đồng bằng cũng vậy, đường yếu do mưa ngập như đã nói nhưng phần khác là do quá trình thi công chưa đúng kỹ thuật; nhiều nơi làm trải ra để lấy tiền hỗ trợ nhựa, xi măng, nên móng kém, láng mặt mỏng. Mặt khác xe vận tải, kể cả hạng nặng, phát triển mạnh, chạy suốt ngày đêm khi nền đường còn yếu đã tạo ra sống trâu và ổ gà làm đường mau xuống cấp. Đó là chưa kể do thiếu tiền duy tu bảo dưỡng thường xuyên, nên hỏng nhỏ thành hỏng to. Các tuyến đường quốc lộ, nền đã tốt, hàng năm còn được đầu tư vốn duy tu từ 9-14 tỷ đồng, còn hệ thống giao thông nông thôn thường chỉ đầu tư một lần. Hiện nay nhiều địa phương đã thấy cần phải duy tu bảo dưỡng để khỏi mất tiền tỷ đã đầu tư. Đấy là ưu điểm như xã Nam Thành (Yên Thành) vừa sửa chữa trên 300 triệu đồng; xã Diễn Đồng (Diễn Châu) trên 500 triệu đồng.v.v...
Tình hình trên, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào làm giao thông nông thôn hơn nữa; tiếp tục có chính sách khuyến khích hỗ trợ bằng tiền hoặc vật tư không những cho công trình mới mà còn cả duy tu bảo dưỡng. Theo ý kiến nhiều lãnh đạo địa phương, nhất là khu vực miền núi, rất cần trở lại quy định "đóng góp ngày công công ích" để toàn dân ai cũng phải có nghĩa vụ tham gia. Ai không tham gia bằng lao động trực tiếp thì nộp bằng tiền để thuê máy móc, trả công cho người làm thay. Đồng thời cũng nên thu phí đúng mức các phương tiện giao thông vận tải để lấy kinh phí bảo dưỡng đường.