Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 08-01-2009, 01:54 PM
dongtho's Avatar
dongtho dongtho is offline
Thành viên
 
Tham gia: 14/11/2008
Họ và tên: Chuột đồng
Bài viết: 21
Xã: Vĩnh Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới dongtho
Đỏ mặt Một số thông tin về Yên thành!

Yên Thành
Thông tin huyện Yên Thành Huyện Yên Thành
Diện tích: 546,88 km2
Dân số: 261.649 người
Dân tộc: Kinh
Tổng số xã, phường, thị trấn: 37
Tổng số bản, làng, khối xóm: 474

Điểm tham quan tiêu biểu: Di tích, danh thắng: Đền Đức Hoàng, đền Sừng, nhà thờ đá Bảo Nham, nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu.
Lễ hội chính: Đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành tổ chức từ 14 đến 15 tháng giêng âm lịch.
Làng nghề truyền thống: đá mỹ nghệ. Danh nhân quê lúa Trạng nguyên Bạch Liêu Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Bạch Liêu là ng¬ười Nghệ An, thông minh, nhớ lâu, đọc sách mười dòng một nháy mắt". Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng.
Bạch Liêu là danh sĩ đời vua Trần Thánh Tông. Năm 1266, ông thi đậu Trạng Nguyên mở đầu cho nền khoa bảng xứ Nghệ. Ông có công lớn trong kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Bạch Liêu quê ở làng Thanh Đạm, xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Trạng nguyên đệ nhất tam khôi Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng Mũ rồng áo tía vua ban Lọng xanh đi tr¬ớc, lọng vàng theo sau...
Ðó là cảnh ông vinh quy về nhà, qua vè dân gian. Một số t¬ liệu cho biết: Bạch Liêu đậu Trạng nguyên nh¬ưng xin không ra làm quan để ở nhà báo hiếu song thân, góp công sức xây dựng quê nhà, đ¬ược vua chấp nhận. Ðủ thấy phẩm chất cao quý của ông: không màng công danh phú quý, chịu nghèo khó lo phụng d¬ỡng cha mẹ, giúp đỡ quê hư¬ơng.
Biết thêm: Ông là môn khách thân tín của Trần Quang Khải khi ông này làm trấn thủ Nghệ An. Trần Quang Khải mến tài trọng đức Bạch Liêu, th¬ường gặp gỡ x¬ướng họa thơ văn, đàm đạo việc quân việc n¬ước. Năm 1287 Bạch Liêu đư¬ợc cử đi sứ sang Trung Quốc, rồi về sống ở làng Nghĩa L¬ xứ Hải Ðông dạy học, bốc thuốc, dạy dân cày cấy. ở Nghĩa L¬ cũng nh¬ ở quê đều xây đền thờ ông làm thần.
Hiến kế đuổi giặc
Năm 1258, quân Nguyên Mông bị quân dân ta đánh cho tan tác ở Ðông Bộ Ðầu (Hàng Than, Hà Nội) phải chạy về nư¬ớc, ráo riết chuẩn bị đợt xâm l¬ược mới. Tr¬ớc tình hình đó, Bạch Liêu đề xuất bản kế hoạch ba điểm, gọi là "Biến pháp tam chư¬ơng" nhằm chuẩn bị đối phó với địch. Nội dung:
- Kiểm tra dân số, lấy mư¬ời vạn trai tráng sung quân, quyên góp để rèn vũ khí. Chỉ tập trung một số quân th¬ường trực, còn lại ở tại địa ph¬ương, th¬ường xuyên luyện tập, khi động dụng sẽ điều đi.
- Khuyến khích các V¬ương hầu lập thêm điền trang, đư¬a dân thiếu ruộng từ Bắc vào khẩn hoang, làm tăng lư¬ơng thực và của cải cho dân no ấm và đầy kho Nhà n¬ước. Lập các kho thóc, tiền, binh khí, cứ hai mư¬ơi dặm một kho, từ Thanh Hóa vào đến Hoành Sơn.
- Lập các đồn điền giáp biên giới phía Nam, đư¬a nông dân đến khai hoang, lập làng để làm tai mắt theo dõi ngoại xâm.
Trần Quang Khải rất khen "Biến pháp", tự mình cùng em là Trần Quốc Khang đ¬a nhiều gia nô vào lập điền trại. Sau 5 năm thực hiện "biến pháp", tình hình mọi mặt ở Hoan Diễn rất tốt, đư¬ợc triều đình khen ngợi. Năm 1271, Trần Quang Khải đ¬ợc triệu về kinh làm T¬ớng quốc Thái úy, cùng Trần Quốc Tuấn lo đối phó với tình hình ngày càng nóng bỏng tr¬ớc âm m¬ưu của ph¬ương Bắc. Ông vẫn quan hệ chặt chẽ với Bạch Liêu, hỏi ý kiến nhiều việc.
Năm 1282, Toa Ðô đem năm mư¬ơi vạn quân, nói là đánh Chiêm Thành, sau khi chiếm hai châu Ô, Lý, bèn tiến ra Nghệ An, đến tận bờ nam sông Lam. Năm 1284, Thoát Hoan đem quân v¬ượt biên giới phía Bắc n¬ước ta, tràn xuống Vạn Kiếp, rồi vào Thăng Long. Vua Trần và triều đình phải tạm dời vào Thanh Hóa. Trần Quang Khải đư¬ợc củ vào Nghệ An chặn quân Toa Ðô, Trần Quốc Tuấn đánh cánh quân Thoát Hoan.
Bạch Liêu viết tờ tâu nói rõ tình hình Hoan Diễn, phân tích thế và lực chung của ta và địch, dâng kế sách đối phó. Vua Trần Nhân Tông đọc rất vùa ý, nhất là trong bản tâu của Bạch Liêu nói Hoan Diễn đã sẵn sàng m¬ời vạn quân dư¬ới cờ. Vua phê ngay vào dư¬ới bản tâu hai câu:
Cối Kê cựu sự quân tu ký Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
ý vua Trần Nhân Tông nhắc Bạch Liêu nhớ kinh nghiệm Cối Kê hồi x¬a (khoảng năm trăm năm trước Công nguyên), Việt Câu Tiễn bị Ngô Phù Sai đánh thua, còn 5.000 quân rút về Cối Kê cố thủ, rồi tù căn cứ đó quật lại, giành đư¬ợc thắng lợi cuối cùng. Nhờ có m¬ời vạn lính Hoan Diễn, xã tắc sẽ tồn tại. Các vua Trần hồi đó đúng là tin tư¬ởng lính Hoan Diễn.
Phan Ðăng Lưu - người cộng sản, nhà báo ưu tú Phan Ðăng Lưu - nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta thời kỳ trước năm 1940, là một trong những con người tiêu biểu cho phong cách viết báo để "tuyên truyền tập thể, tổ chức tập thể, cổ động tập thể". Phan Ðăng Lưu sinh ngày 5-5-1902 ở Thôn Ðông, xã Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Họ Phan của ông chính là họ Mạc - một dòng họ danh tiếng của đất nước. Ngay từ nhỏ, Phan Ðăng Lưu đã nổi tiếng về sự hiếu học, thông minh, mẫn tiệp hơn người.

Học chữ nho ở trường làng, rồi đến trường Pháp - Việt ở Vinh, trung học ở Huế, trường Canh nông Tuyên Quang, tham gia Hội phục Việt, Phan Ðăng Lưu ngày càng nhận rõ bản chất xấu xa của chế độ thực dân phong kiến, nỗi thống khổ của tầng lớp công nhân, nông dân; ngưỡng mộ những nhà yêu nước và cách mạng đáng kính như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc. Quá trình gặp gỡ, trở thành đồng chí của Trần Phú, Trần Ðình Thanh, Trần Văn Tăng, Hà Huy Tập... càng định rõ con đường dấn thân cho sự nghiệp cách mạng của ông.

Sự nghiệp cách mạng và báo chí của Phan Ðăng Lưu thật sự sôi nổi, phong phú khi ông tham gia Ðảng Tân Việt - một trong những tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản Việt Nam sau này.

Khoảng cuối năm 1927, đầu 1928, để tuyên truyền tư tưởng XHCN và tư tưởng dân chủ mới, Ðào Duy Anh và những người lãnh đạo Ðảng Tân Việt ở Huế thành lập nhà sách Quan Hải Tùng Thư. Trên cương vị là Thường vụ Tổng bộ phụ trách tuyên truyền, Phan Ðăng Lưu với kiến thức Hán học và vốn tiếng Pháp tinh tế đã dịch và biên soạn nhiều tư liệu quý như "A.B.C chủ nghĩa Mác", "Dân chủ mới"; dịch các cuốn Xã hội luận", Lịch sử các học thuyết kinh tế...

Các cuốn sách, bài báo của Phan Ðăng Lưu, Ðào Duy Anh và các tác giả ở Quan Hải Tùng Thư góp phần thức tỉnh rất nhiều thanh niên, học sinh yêu nước để từ đó thấm dần vào các tầng lớp nhân dân. Trong chuyến đi Trung Quốc, được đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Ninh..., Phan Ðăng Lưu mang về nước nhiều tài liệu, sách báo về chủ nghĩa Mác rất quý giá.

Một số tài liệu do ông dịch (khi tá túc trong căn nhà của ông Ðặng Trọng Ninh ở phố Hàng Vôi, Hà Nội), hiện vẫn được Bảo tàng Cách mạng Việt Nam lưu giữ.

Tháng 9-1929, trong chuyến sang Trung Quốc lần thứ hai để tìm gặp và liên kết Ðảng Tân Việt với Việt Nam Thanh niên Cách mạng Ðồng chí Hội, Phan Ðăng Lưu bị bắt ở Hải Phòng, đưa về nhà lao Vinh và bị kết án năm năm tù khổ sai, lưu đày ở Ban Mê Thuột. Ngày 3-2-1930, Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Phan Ðăng Lưu được kết nạp Ðảng trong tù và tham gia ban lãnh đạo các chiến sĩ cộng sản nhà tù.

Theo hồi ký của Tôn Quang Phiệt, Ban Mê Thuột hồi đó là một khu tự trị với chính sách rất hà khắc của bè lũ thực dân và tay sai. Nhà tù tuyển lính gác ngục là người Ê Ðê vừa không biết tiếng Kinh, vừa bị kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ Kinh, Thượng. Ý thức được tình hình, nhiệm vụ lúc đó, Phan Ðăng Lưu lao vào học tiếng Ê Ðê và vận động các bạn tù cùng học.

Chỉ vài tháng sau, ông đã có đủ vốn tiếng Ê Ðê. Ông cho ra tờ báo Doãn Ðê tù báo (trong tiếng Ê Ðê, Doãn là từ chỉ người Kinh, người miền xuôi). Tờ báo bí mật đó ra hằng tuần, là công cụ giác ngộ binh lính người Ê Ðê, vừa là tài liệu tuyên truyền nội bộ. Các bài viết ngắn gọn, đơn giản, trong đó nói về nỗi nhục mất nước, về quan hệ gắn bó giữa người Ê Ðê và người Kinh, về gương những người yêu nước bị tù đày, về cách nhìn cảm thông của tù nhân với những người Ê Ðê bị ép buộc làm những điều không muốn.

Tác dụng của tờ báo lúc đó là rất lớn. Mối quan hệ giữa người tù, lính canh được cải thiện rõ rệt. Một số lính canh còn giúp những người tù yêu nước trong nhiều việc có ích khác. Riêng Phan Ðăng Lưu, dù bị bọn cai ngục "chăm sóc" rất kỹ, bị đánh đập dã man, bị cầm cố, nhưng ông vẫn viết báo đều, viết khỏe, viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp, kêu gọi dư luận bên ngoài hỗ trợ cuộc đấu tranh của tù nhân.

Một lần, một đồng chí của Phan Ðăng Lưu tên là Ðậu Hàm, quê Hà Tĩnh mãn hạn ra tù. Phan Ðăng Lưu viết một bài báo bằng tiếng Pháp, đêm đó xẻ đế dép cao-su của bạn ra, nhét tờ báo vào trong. Khoảng 3 giờ sáng, vì có nội gián, cai ngục và lính tráng ập vào khám đúng chiếc dép đó. Sau sự việc, Phan Ðăng Lưu bị tra tấn tàn khốc và bị tăng thêm án.

Vào giữa thập niên ba mươi của thế kỷ trước, phong trào cách mạng do Ðảng ta lãnh đạo bước qua thời kỳ thoái trào. Tuy nhiên, bối cảnh thế giới có những diễn biến phức tạp, chủ nghĩa phát-xít xuất hiện, nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới đang đến gần. Trước đó, Ðại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp tại Moscow (1-1935) nêu chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân rộng rãi trên thế giới chống chủ nghĩa phát-xít, đòi tự do, dân chủ, hòa bình. Ở Pháp, đầu năm 1936, Mặt trận Nhân dân Pháp và Chính phủ Pháp ra sắc lệnh ân xá chính trị phạm ở Ðông Dương, thực thi một số chính sách tiến bộ.

Phan Ðăng Lưu được ra khỏi nhà tù Ban Mê Thuột tháng 2-1936 nhưng phải "an trí" ở Huế. Tại Huế, ông cùng các đồng chí liên lạc với Ðảng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới bằng những bài viết trên các báo.

Tháng 3-1937, tại Ðông Pháp Lữ quán, số 7 đường Ðông Ba, Ðại hội Báo chí Trung Kỳ khai mạc với sự tham gia của hơn 70 nhà báo. Phan Ðăng Lưu và các nhà báo cách mạng hướng đại hội vào những nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa lúc bấy giờ.

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Ðảng (7-1936) xác định kẻ thù chủ yếu, trước mắt lúc này là bọn phản động thuộc địa, phải tập trung cho nhiệm vụ chống phát-xít, chống chiến tranh, đòi dân chủ, hòa bình. Hội nghị chủ trương lập Mặt trận Nhân dân phản đế Ðông Dương, lấy tên là Mặt trận Dân chủ Ðông Dương.

Ở Huế, Phan Ðăng Lưu cùng Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều, Lâm Mộng Quang, Trịnh Xuân An, Hải Thanh... được Ðảng giao hoạt động công khai và bán công khai. Và đương nhiên, báo chí là diễn đàn, là vũ khí đấu tranh vừa phù hợp, vừa sắc bén. Nguyễn Chí Diểu chỉ đạo nội dung của báo Nhành Lúa (do Nguyễn Xuân Lữ làm chủ nhiệm), Phan Ðăng Lưu và các đồng chí khác mua lại tờ Sông Hương của Phan Khôi, đổi tên thành Sông Hương tục bản. Báo mời Nguyễn Cửu Thạnh làm chủ nhiệm, Phan Ðăng Lưu chỉ đạo nội dung và trực tiếp viết các bài xã luận, bình luận, tiểu phẩm.

Báo được in tại nhà in Vương Ðình Châu ở Vinh. Trên tờ báo mới này, Phan Ðăng Lưu và các đồng chí của ông trình bày quan điểm của Ðảng, phát động quần chúng đấu tranh, tuyên truyền cho cuộc vận động Ðông Dương Ðại hội Trung Kỳ, giải thích cho nhân dân biết về quyền bầu cử, ứng cử.

Báo tỏ rõ tính giai cấp, tính chiến đấu rất sâu sắc. Mục "Chiếu diện" của tác giả Nghị Toét - bút danh của Phan Ðăng Lưu, vạch mặt chỉ tên bọn tay sai bán dân hại nước, dùng các âm mưu thủ đoạn để lường gạt cử tri (như Bùi Huy Trứ, Nguyễn Quang Triệt, Cao Văn Chiểu...). Còn 18 ứng cử viên là người của Ðảng và có tư tưởng tiến bộ do Sông Hương tục bản giới thiệu, cổ vũ đã đắc cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ trong đó có đồng chí Ðặng Thai Mai.

Sông Hương tục bản trên thực tế đã trở thành cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Trung Kỳ, ra được 14 số (từ 15-6 đến 14-10-1937) sau đó bị chính quyền thực dân thu hồi giấy phép.

Ngày 24-12-1937, một số đại biểu vừa trúng cử Viện Dân biểu Trung Kỳ dưới sự gợi ý, đề xuất của Phan Ðăng Lưu làm đơn xin xuất bản tờ báo lấy tên là Dân. Hai người quản lý là Nguyễn Ðan Quế và Nguyễn Xuân Cát. Tuy nhiên, về thực chất, đây là tờ báo của Xứ ủy Trung Kỳ do Phan Ðăng Lưu trực tiếp chỉ đạo. Ban biên tập có Hải Triều, Bùi Công Trừng, Nguyễn Cửu Thạnh, Lâm Mộng Quang, Lê Bồi, Hà Thế Thanh...

Báo Dân kết hợp chặt chẽ với các đại biểu tiến bộ trong Viện Dân biểu và phong trào cách mạng của quần chúng, tạo nên sức mạnh to lớn chống sưu cao, thuế nặng, chống áp bức bất công, đòi tự do ngôn luận, đặc biệt là đánh bại dự án thuế thân và thuế điền thổ do khâm sứ Trung Kỳ đưa ra, làm rung chuyển bộ máy cai trị ở chính nơi đầu não của chúng. Trong thành công lớn lao ấy, Phan Ðăng Lưu có những cống hiến hết sức quan trọng. Cùng với sự chỉ đạo tài tình, sắc sảo, các bài viết của ông thật sự là các tác phẩm báo chí giàu tính chiến đấu, tính giai cấp, tính văn hóa, tính nhân dân.

Báo Dân không tồn tại được bao lâu do kẻ địch biết đó là sự thay đổi tên gọi của Sông Hương tục bản và đứng đằng sau là Phan Ðăng Lưu, cao hơn là Xứ ủy Trung Kỳ (báo ra được 17 số, từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1938). Cơ quan Xứ ủy và Phan Ðăng Lưu tiếp tục cho ra tờ Dân tiến. Theo tuyên ngôn của báo: "Dân là dân, tiến là tiến tới. Dân tiến là dân tiến tới, dân cứ đi mãi. Dân có bị giết hết, bị tù, bị phạt, bị đói... dân vẫn cứ sống, vẫn cứ tới".

Ðể tránh sự kiểm duyệt gắt gao của Khâm sứ Trung Kỳ, báo được biên tập ở Huế sau đó đưa vào Sài Gòn in ấn, phát hành ở Nam Kỳ vì ở đó, báo chí dễ "thở" hơn. Báo vẫn do Phan Ðăng Lưu trực tiếp chỉ đạo, Huỳnh Văn Thanh làm quản lý, Lưu Quý Kỳ làm thư ký tòa soạn. Tòa soạn báo đặt ở 468 đường Nguyễn Tấn Nghiêm, Sài Gòn. Ra được 5 số thì Dân tiến bị nhà cầm quyền đóng cửa. Không chịu khuất phục, Phan Ðăng Lưu cho ra tiếp tờ báo mang tên Dân muốn, vẫn biên tập ở Huế nhưng in và phát hành ở Sài Gòn.

Trong các năm 1937, 1938, 1939, cùng với hoạt động báo chí sôi nổi, sáng tạo, Phan Ðăng Lưu còn cho ra mắt bạn đọc các tác phẩm mang tính nghiên cứu, lý luận như Xã hội tư bản, Thế giới cũ và thế giới mới, Thơ văn các nhà chí sĩ Việt Nam. Là người rất gần gũi với Phan Bội Châu, được coi là thư ký của cụ Phan, Phan Ðăng Lưu còn động viên, cổ vũ cụ Phan hoàn thành cuốn sách Phan Bội Châu niên biểu. Ông là người đã có ảnh hưởng sâu sắc đến những người hoạt động cách mạng ở Nghệ Tĩnh và Huế lúc đó như Trịnh Xuân An, Tôn Quang Phiệt, Trịnh Xuân Quang, Hà Thế Hanh hay lớp thanh niên yêu nước như Tố Hữu, Trần Tống, Trần Quỳnh, Nguyễn Chí Thanh.

Tháng 9-1939, Phan Ðăng Lưu được Trung ương Ðảng rút vào Nam Kỳ hoạt động bí mật. Ông tham dự và chỉ đạo các cuộc họp quan trọng của Xứ ủy Nam Kỳ, ra Việt Bắc dự Hội nghị Trung ương lần thứ 7 và trở thành một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Ðảng ta lúc đó. Trong chuyến trở lại Nam Kỳ truyền đạt chỉ thị của Trung ương nhằm hoãn cuộc khởi nghĩa nhưng không kịp, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và Phan Ðăng Lưu bị địch bắt ngay khi vừa vào đến Sài Gòn.

Giữa năm 1941, Phan Ðăng Lưu cùng các chiến sĩ cộng sản ưu tú Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập và nhiều đồng chí khác hy sinh oanh liệt trước mũi súng của quân thù.

Hơn 60 năm đi qua từ ngày Phan Ðăng Lưu ngã xuống. Con thuyền cách mạng của Ðảng ta, nhân dân ta đã cập bến độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Trong trang sử vàng của cách mạng Việt Nam, báo chí Việt Nam, Phan Ðăng Lưu có một vị trí đáng kính trọng. Ông mãi mãi được nhớ đến, được ghi công như là một lãnh tụ xuất sắc của Ðảng ta, nhân dân ta, một nhà báo cách mạng trung kiên, ưu tú
Một nhà ba trạng nguyên
Hồ Tông Thốc sống vào thế kỷ 14, quê ở Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An, là ng¬ười văn chương tài hoa nổi tiếng, một nhà sử học lớn vào loại sớm nhất nư¬ớc ta, một nhà chính trị, ngoại giao giỏi. Gia đình ông nổi tiếng là một nhà có nhiều nhân tài giúp nước. Nhân dân không chỉ ca ngợi các nhà khoa bảng tài ba, mà còn biết ơn các bà mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy con cái như¬ câu ca l¬ưu truyền trong dân: Một nhà ba Trạng nguyên ngồi Một gư¬ơng từ mẫu cho đời soi chung. Nhà văn hoá và sử học lớnHồ Tông Thốc là cháu đời thứ 15 của trạng nguyên Hồ H¬ưng Dật, ngang thế thứ với Hồ Quý Ly. Cha ông là Hồ Cao, ngư¬ời có công khai cơ lập ấp vùng Quỳ Trạch, Yên Thành.Từ nhỏ Thốc đã nổi tiếng thông minh tài hoa. Một lần, nhân dịp Tết nguyên tiêu, ông Lê Pháp Quan mở tiệc mời khách văn chư¬ơng xư¬ớng hoạ. Tư¬ơng truyền Hồ Tông Thốc uống mỗi chén r¬ượu ứng khẩu một bài thơ đ¬ường luật, bài nào cũng hay, ai nấy đều thán phục, tiếng truyền vang cả n¬ước.Năm 1372 ông đậu trạng nguyên. Năm 1386 đư¬ợc phong Hàn lâm Học sĩ phụng chỉ, kiêm Thẩm hình viện sứ. Khi nhà Hồ lên ngôi, ông xin về nghỉ vì già yếu. Khi nghỉ, ông vẫn đ¬ược phong Thái phó, t¬ước Ьường quận công.Do học vấn uyên bác và tài ứng đối nhanh, Hồ Tông Thốc th¬ường đư¬ợc cử giao thiệp với các sứ thần n¬ước ngoài và đi sứ Trung Quốc. Hồ Tông Thốc là nhà sử học lớn. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã ca ngợi: "...Duy chỉ có bộ Việt sử cư¬ơng mục của Hồ Tông Thốc soạn chép việc thận trọng đúng phép tắc, bàn việc thiết thực, lời văn không r¬ờm rà..."Rất tiếc, Việt sử cư¬ơng mục cùng với các tác phẩm văn học, sử học khác của ông nh¬ư Thảo nhàn hiệu tần thi tập, An đăng bảo ân viên bi minh, Việt Nam thế chí... đều bị thất lạc, chỉ còn lư¬u đư¬ợc vài bài thơ như¬ "Thị ý", "Du Động đình hoạ Nhị Khê Phi Khanh tiên sinh"...

• * *Làm thơ quỷ thần phải sợTrong thời gian đi sứ sang Trung Quốc, Hồ Tông Thốc đã sáng tác nhiều bài thơ xuất sắc. T¬ương truyền, lúc đi thuyền trên sông Ô Giang, qua miếu thờ Hạng Vũ (danh tư¬ớng tranh nghiệp đế với L¬ưu Bang), thư¬ờng ai đi qua cũng phải đốt hư¬ơng vàng cúng lễ mới yên ổn, như¬ng Hồ Tông Thốc cho thuyền đi thẳng. Bỗng sóng gió nổi lên ầm ầm, thuyền tròng trành sắp lật. Ông bình thản đứng tr¬ước mũi thuyền đọc: Quân bất quân hề, thần bất thần
Nh¬ư hà miếu mạo tại Giang Tân Giang Đông tích nhật do hiềm tiểu Hà tích thiên tiền bách vạn càn?(Nghĩa là: Chẳng phải vua chẳng phải tôi, bên sông miếu mạo để thờ ai, Giang Đông ngày ấy còn chê nhỏ, tiền giấy nay sao lại cố đòi?)Nguyên ngày trư¬ớc, Hạng Vũ đánh cho L¬ưu Bang thua liểng xiểng, sau lại bị Lư¬u Bang đánh bại, Hạng Vũ uống rư¬ợu vĩnh biệt nàng Ngu Cơ, rồi cùng tàn quân chạy đến sông Ô Giang, ng¬ười đình trư¬ởng mời xuống thuyền sang Giang Đông lập căn cứ khôi phục lại cơ nghiệp, Hạng Vũ chê đất ấy hẹp, quay lại đánh nhau đến chết.Thơ đọc xong, tự nhiên gió lặng sóng yên. Sau đó, Hồ Tông Thốc làm bài thơ khác nói về sự nghiệp và tính cách hảo hán của Hạng Vũ, dán ở miếu thờ nhân vật này. Từ đó mọi người đi qua miếu không phải đốt vàng nữa.Lại có chuyện Hồ Tông Thốc sửa thơ Vư¬ơng Bột - ng¬ười đư¬ợc tôn là thi bá Trung Quốc. Một hôm đô đốc Hồng Châu mở hội thơ, bảo rể làm bài Tựa gác Đằng vư¬ơng, rồi mời khách hạ bút, ý muốn khoe tài chàng rể. Mọi ng¬ười còn do dự thì V¬ương Bột cầm bút hạ ngay bốn câu, trong đó có hai câu đ¬ược truyền tụng là tuyệt cú. Lạc hà dự cô vụ tề phi Thu thuỷ cộng trư¬ờng thiên nhất sắc (Nghĩa là: Ráng chiều với cánh cò cô độc cùng bay, làn n¬ước thu với bầu trời một mầu). Rất nhiều năm sau khi Vư¬ơng Bột chết rồi ng¬ười ta vẫn thư¬ờng nghe tiếng ngâm hai câu thơ ấy trên mộ. Hồ Tông Thốc nghe xong, nói: "Có gì mà tuyệt cú! Câu nào cũng thừa một chữ: đã dự sao còn tề, đã cộng sao còn nhất?" (nghĩa t¬ương đư¬ơng)Từ đó ng¬ười ta không còn nghe tiếng ngâm thơ trên mộ V¬ương Bột nữa.

• * *Một nhà lừng lẫyHai con của Hồ Tông Thốc là Hồ Tông Đốn và Hồ Tông Thành đều đậu trạng nguyên đời Trần. Vua Trần Dụ Tông có bài thơ mừng trạng nguyên Hồ Tông Thành: Yên Sơn cây quế lại hồi xuân
Mừng ngỡ Trư¬ơng L¬ương đã tới gần Nức tiếng hai đời cao tháp Nhạn Rồng chầu một hộ giữa trùng vân Nhan Hồi, Tử Lộ qua lời nói Tăng Tích, Tăng Sâm ấy dạ nhân Chắc đư¬ợc trời phò văn vận tốt Cha con đều Trạng tiếng vang ngân. Các con khác và cháu chắt Hồ Tông Thốc cũng nhiều ngư¬ời đậu đại khoa, có phẩm t¬ước lớn, như¬ Hồ Thị (con) là Th¬ượng t¬ướng quân, tư¬ớc hầu; tiến sĩ Hồ Đình Trung và tiến sĩ Hồ Đình Quế (cháu) đều tư¬ớc Quận công; tiến sĩ Hồ Doãn Văn (cháu) là Hiến sát sứ, Hoàng giáp Hồ Bỉnh Quốc (chắt) là thị lang bộ Lại. Đề án phát triển 2001-2010 của UBND Huyện Yên Thành
Lấy từ « http://www.bandovanhoa.net/Y%C3%AAn_Th%C3%A0nh »
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Thông tin đầy đủ về huyện Yên Thành (Diện tích, dân số, bản đồ từng xã chi tiết) MrChu Thông tin quê hương 0 29-05-2009 12:41 AM
Một số hình ảnh đậm chất Yên Thành... quocvinhcz Buôn chuyện 8 19-05-2009 09:07 PM
gủi mọi người một số thủ thuật về điện thoại boy_puzzy Công nghệ thông tin - Viễn thông 1 21-01-2009 12:43 AM
Thông tin về huyện yên thành Nguyen_Thu Thông tin quê hương 10 23-10-2008 05:36 PM


Hiện tại là 05:50 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.