Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Thông tin quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 01-01-2009, 02:49 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Trở lại làng Lòi

Bài viết trên báo Tuổi trẻ ngày 20/11/2008 của tác giả Lê Đức Dục
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...&ChannelID=119


Cái tên làng Lòi hẳn không quá xa lạ với bạn đọc. Cho dù có thể nhiều người chưa biết ngôi làng ấy nằm ở huyện nào, tỉnh nào nhưng ít ra cũng mang máng nhớ rằng đó là một ngôi làng của những bà mẹ đơn thân tự kiếm cho mình lấy một đứa con.

Đã có không ít bài báo nhắc đến mảnh làng này, nhưng chúng tôi vẫn muốn tìm về đây để mong gặp lại những bà mẹ làng Lòi. 30 năm rồi, những đứa bé đầu tiên chào đời ở ngôi làng này đã lớn lên và vào đời ra sao? Có ai may mắn vượt lên những định kiến nghiệt ngã để thay đổi số phận?

Một góc làng Lòi

Làng Lòi là cách người ta gọi nôm na chứ thật ra trên sổ sách hành chính là xóm 6 thôn Đội Cung, xã Viên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chuyện những bà mẹ đơn thân do hoàn cảnh thì xóm nào làng nào lại không có, nhưng tất cả chị em “chung một nỗi niềm” cùng kéo nhau ra một cánh đồng hoang để lập làng sinh con, tránh người đời thị phi, hình thành nên một cộng đồng như ở làng Lòi quả là hiếm. Vì hiếm nên ngôi làng sớm “nổi tiếng”.

Gánh cực mà đổ lên non...

Ngôi làng như một chứng nhân của mất mát hậu chiến với những niềm riêng đa đoan rất đàn bà, phụ nữ: hầu hết chị em tụ về làng Lòi đều là những nữ TNXP, bộ đội, dân quân, thậm chí nhiều người từng tham gia cấp ủy, ban chấp hành hội phụ nữ... Đi qua chiến tranh, qua thời thiếu nữ, khi muốn có một tổ ấm thì đã muộn với thời gian. Và rồi như một bản năng, ai cũng muốn có một đứa con để nương tựa khi tuổi già bóng xế, để bi bô hôm sớm vui vầy. Chính vì vậy, nhiều chị đành đoạn trả hết chức danh xã hội để được làm mẹ, dù rằng làm bà mẹ đơn thân không chồng những năm 1970-1980 phải chịu không ít điều tiếng định kiến. Và trong ý nghĩa ấy, những bà mẹ làng Lòi đã là những người phụ nữ dũng cảm!

Cái vẻ lam lũ nghèo khó của làng Lòi lồ lộ ra trong dáng những ngôi nhà bé nhỏ lụp xụp. Ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Nhan, người đầu tiên ra “khởi nghiệp” gây dựng nên làng Lòi, cũng là một ngôi nhà lụp xụp như thế. Cửa ngõ mở toang hoác (có lẽ không có của nả gì mà lo trộm), nhà “vắng như chùa bà Đanh”.

Đi quanh hỏi mới hay đứa con của chị đã đưa mẹ đi bệnh viện từ sáng. Ngày trước, chị Nhan là dân quân, lấy chồng là bộ đội. Sau ngày giải phóng miền Nam, một năm rồi hai năm không thấy chồng về, dò hỏi mới biết chồng đã có vợ và ở lại miền Nam, đến năm 1980 thì chị sinh đứa con giờ đang sống với chị.

Người đàn bà hàng xóm chép miệng: “Phải tra như ri (già như thế này) mới biết có đứa con là có phước có phần. O Nhan mà không có thằng con nó đỡ đần cho thì đau nằm một mình chết cũng không ai biết!”.

Đang loay hoay đưa máy ảnh lên chụp một góc làng Lòi thì tôi bị mắng một trận té tát từ người phụ nữ trạc 60 tuổi tay bồng đứa bé chừng hơn 1 tuổi từ nhà bên lao ra. Cứ nghĩ mình đang **ng đến nỗi mặc cảm của các chị nên bị mắng, nhưng tôi nhầm, người bị mắng là anh cán bộ dẫn đường cho tôi. (Và vì sao lại thế thì phải khi rời làng tôi mới hiểu!).

Hóa ra người đàn bà dữ tướng ấy lại rất chân thành và bộc trực khi biết lý do để tôi về với làng Lòi. Chị là Nguyễn Thị Tuyền, cũng là một trong số những người “khai khẩn” làng Lòi từ gần 30 năm trước. Chị Tuyền từng là chủ tịch Hội Phụ nữ xã Viên Thành, có chân trong BCH Hội Phụ nữ huyện Yên Thành từ năm 1977-1980, sau đó thì gia nhập... làng Lòi. Chị Tuyền năm nay đã 61 tuổi. Đứa bé đang bồng trên tay là cháu nội của chị, “thế hệ thứ 3” của làng Lòi.

Hỏi chị về những đứa trẻ làng Lòi được sinh ra từ khi mới lập làng như con trai của chị, chị Tuyền nói như khóc: “Cả làng ni đứa mô cũng rứa hết, nỏ có (không có) đứa mô học tới đại học hay mần kỹ sư, bác sĩ mà chú mơ (?)”. Con trai chị Tuyền là Nguyễn Hữu Nhật, sinh năm 1980, nay đã lấy vợ và sinh con. Cũng như nhiều đứa trẻ lớn lên từ làng Lòi, Nhật không được học hành tới nơi tới chốn.

Đến tuổi trưởng thành thì làm thợ “**ng” (**ng gì làm nấy). Nhưng Nhật là một trong số ít thanh niên ở đây bám trụ lại làng. Bởi hầu hết bạn bè cùng trang lứa với Nhật hay lứa sau này, cỡ 20-25 tuổi đều vào Nam làm công nhân giày da... Số khác thì phiêu dạt lên Tây nguyên làm rẫy trồng cà phê. Ngoài động cơ mưu sinh, có lẽ sự ra đi còn là để lánh xa những mặc cảm thân phận mà ít ai nói ra. Chị Tuyền đưa tôi đi thăm hơn một chục nhà như vậy trong xóm, vẫn một đáp số chung về những người con của các bà mẹ làng Lòi: “Đi Nam rồi! Đi Tây nguyên rồi!”.


“Đã nghèo còn mắc... eo”

Chị Tuyền và cháu nội - “thế hệ thứ 3” của làng Lòi

Chị Nguyễn Thị Bình, một bà mẹ đơn thân khác của làng Lòi, giờ đây rất được chị em cùng hoàn cảnh tín nhiệm. Những năm chiến tranh chị Bình từng viết đơn bằng máu để xin đi bộ đội, nhưng chị là con gái duy nhất của liệt sĩ (bố chị Bình hi sinh năm 1965), cấp trên không duyệt cho chị đi bộ đội.

Chị ở lại làm dân quân xã, sau này đi học kế toán, làm đến kế toán trưởng HTX Viên Thành nhưng rồi cuối cùng lại về gia nhập làng Lòi. Hai đứa con của chị, cô gái đầu năm nay 25 tuổi, cậu thứ hai đang học lớp 12 nhưng không biết có đủ sức thi vào đại học hay không!

Chị Bình bày ra trước chúng tôi một chồng đơn, lá đơn nào cũng đủ chữ ký của 30 bà mẹ đơn thân của làng Lòi! Hóa ra lúc nãy chị Tuyền quát anh cán bộ thôn là ở những ấm ức này đây.

Đơn khiếu nại của chị em làng Lòi kể ra rất nhiều chuyện, có hệ thống hẳn hoi. Nhưng gay go nhất là cái đận một số nhà doanh nghiệp đi cùng với đoàn đại biểu Quốc hội về tiếp xúc cử tri xã Viên Thành hồi tháng chín năm ngoái.

Thông cảm với những khó khăn của chị em, các nhà doanh nghiệp đã hỗ trợ 100 triệu đồng để cho phụ nữ nghèo phát triển kinh tế. Chị em làng Lòi lại nghe truyền hình phát bản tin nói đấy là tiền hỗ trợ các hộ phụ nữ đơn thân, ủy ban xã lại nói đấy là tiền hỗ trợ chung cho chị em toàn xã. Khiếu kiện dằng dai mãi, rốt cuộc số tiền ấy đã được chia hết cho 56 chị em phụ nữ khó khăn trong toàn xã! Nhưng điều đáng nói là không có chị em làng Lòi nào nằm trong số “phụ nữ khó khăn” để được xã chia số tiền đó!

Mà không chỉ riêng chuyện này, lá đơn khiếu nại các chị gửi lên Hội Phụ nữ tỉnh, lên Mặt trận tỉnh, gửi báo, đài... còn liệt kê nhiều chuyện hơn, và những nỗi ấm ức của chị em làng Lòi có lẽ sẽ được chúng tôi trở lại trong một bài báo khác.

Riêng cái chuyện xã cho rằng hoàn cảnh như các chị “chưa được gọi là khó khăn” không lẽ Ủy ban xã Viên Thành không biết rằng ở tuổi 50-60 như các chị, sau bao nhiêu năm cống hiến tuổi xuân cho đất nước, giờ đây chính các chị vẫn lam lũ tự nuôi mình. Nhiều chị em làng Lòi đang có một nghề nhọc nhằn bậc nhất đó là hằng ngày cõng muối từ chợ Bọng, theo xe đò lên huyện miền núi Con Cuông rồi từ đó băng bộ gánh mấy chục ký muối đi hàng chục cây số đường rừng vào tận những bản làng chưa có đường ôtô để đổi lấy sản vật của bà con dân tộc thiểu số.

Chị Tuyền đưa tay bóp bóp cái cổ chân chằng chịt gân xanh nói: “Năm ngoái 60 tuổi tui còn đi gánh muối vô rừng Con Cuông, năm nay hơi yếu phải ở nhà trông cháu, nhưng chị em làng Lòi ni không gồng gánh muối đi lên núi đổi lấy măng, nấm về bán lại thì biết lấy chi mà sống trong khi ruộng đồng thì như rứa”.

Tôi nhìn theo tay chị Tuyền, chỉ thấy cánh đồng trước mặt lơ thơ cằn cỗi, hình như đến cỏ cũng không mọc nổi! Vậy mà các chị dám lập làng trên đất này? Hay chỉ vì đất cằn như thế này các chị mới dám lập nên cái làng Lòi rưng rưng số phận?
Trích:
Cơ nghiệp của người khai khẩn làng Lòi


Trong ảnh là ngôi nhà của chị Nguyễn Thị Nhan, người đầu tiên “khởi nghiệp” cho làng Lòi kể từ năm 1980. Sau gần 30 năm tích cóp, “gia tài cơ nghiệp” của chị hiện nay là ngôi nhà rộng chưa đầy 20m2, mái ngói đã sụt, tường đắp bằng vôi và đá, trong nhà không có cái gì đáng để gọi là tài sản. 30 bà mẹ đơn thân ở làng Lòi đều sống trong những ngôi nhà như thế đã hàng chục năm qua, ai cũng cam chịu tảo tần để “gánh cực mà đổ lên non/cong lưng mà chạy cực còn chạy theo”.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 01-01-2009, 03:19 PM
zigzag's Avatar
zigzag zigzag is offline
Thành viên
 
Tham gia: 08/10/2008
Họ và tên: Zigzag
Bài viết: 118
Xã: Thị Trấn
Default Trả lời : Trở lại làng Lòi

Hội tình nguyện của NYT đâu rùi nhỉ?

Chữ ký "You either die a hero or you live long enough to see yourself become the villain "

Visit me: http://360.yahoo.com/ngvan1603
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Chuyện thời sự ở Làng Lòi...... quocvinhcz Thông tin quê hương 3 29-04-2009 02:49 PM
[Tâm sự] Sự trở lại của 1 chuột chù koolboychuotchu Teen Yên Thành 2 02-04-2009 04:23 PM
Chuyện buồn ở ngôi làng không có đàn ông (Làng lòi - Viên Thành) HungThanhOnline Thông tin quê hương 12 25-03-2009 03:11 PM


Hiện tại là 08:40 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.