Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 13-10-2008, 06:10 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Truyền thống văn hoá ở quê Trạng nguyên "trại"

Tôi cứ đọc đi đọc lại hai trang sử (trang 39 và 41) của xã Mã Thành (Yên Thành) ghi ba nhân vật đạt danh cao về khoa bảng: "Năm Thiệu Long thứ 9, năm 1266, nhà Trần mở khoa thi lấy Kinh trạng nguyên là Trần Tố, Trại trạng nguyên là Bạch Liêu". Bạch Liêu ở làng Thanh Đà trong xã đậu trạng nguyên đầu tiên của xứ Nghệ nhiều người biết.

Vị thứ hai, Nguyễn Văn Bính khoa thi năm 1469 đời vua Lê Thánh Tông đỗ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân". Chưa hết "Khoa thi hội năm Kỷ Mão (1879) vùng đất này lại có Trần Đình Phong đậu tiến sĩ.

Năm 1905 ông được triều Nguyễn phong đến chức Tế tửu quốc tử Giám (Hiệu trưởng Trường đại học quốc gia thời bấy giờ). Ngoài ba vị kể trên, Mã Thành còn có 20 vị đậu sinh đồ, tú tài, cử nhân. Truyền thống khoa bảng đó và lòng hiếu học ngày nay tạo nên nét văn hoá riêng rất độc đáo của một miền quê.


Trước hết, vùng đất này tuy còn nghèo, bình quân thu nhập đầu người còn thấp (mỗi năm chưa đạt 6 triệu đồng/người) nhưng đã đầu tư cơ sở vật chất văn hoá khá ưu tiên: 5 trường mầm non, tiểu học, THCS trường lớp khang trang cho trên 3 nghìn học sinh.

Năm nào địa phương cũng đầu tư mua sắm đồ dùng giảng dạy hoặc đầu tư xây nhà chức năng hàng triệu đồng (riêng năm 2007 xã đầu tư 600 triệu). Một xã miền núi, xa trung tâm, trong lúc số học sinh cấp này toàn tỉnh đang có xu hướng giảm sút thì ở đây vẫn tăng 80 em. Về chất lượng cũng đạt khá, năm học 2006 - 2007, xã có 241 học sinh giỏi tỉnh và huyện.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp II cao nhất trong vùng (91,2%). Thành tích cao, ngoài nguyên nhân cơ sở vật chất đảm bảo, thầy cô giáo có phong trào thi đua dạy tốt còn do nhân dân chăm lo đến sự học.


Riêng năm 2007 đã góp thêm được 30 triệu đồng. Ngoài hệ phổ thông, tại đây có Trung tâm học tập cộng đồng cũng hoạt động nề nếp và cho hiệu quả. Trong năm đã mở 16 lớp nói chuyện chuyên đề khoa học kỹ thuật, văn học cho hàng trăm lượt người nghe. Hội thơ Xuân toàn huyện Yên Thành năm nay cũng được tổ chức tại đây.

Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển rất mạnh và dù tốn kém một chút Mã Thành cũng đầu tư "ra trò" để đạt giải cao trong các hội thi toàn huyện. Ví như phối hợp với Trung tâm văn hoá huyện tổ chức giải bóng chuyền nữ cụm phía Bắc thành công; Tham gia 5 giải thể thao Hội đền Hoàng thì giật 2 giải nhất về môn vật và đẩy gậy; tham gia giải bóng bàn gia đình thì cũng giật hai giải nhất.

Phong trào ca hát, văn nghệ quần chúng rất phát triển, trở thành một trong những điểm thi đua của các làng văn hoá. Xóm Luỹ vừa được chủ tịch huyện tặng bằng khen, còn xóm Đình đang xây dựng mô hình làng văn hoá cấp tỉnh. Ở đây không chỉ các làng văn hoá giữ được danh hiệu mà cả 19 xóm đều có hương ước và bà con tự giác thực hiện.

Điển hình nhất là chỉ tiêu về kế hoạch hoá gia đình, (tỷ lệ sinh chỉ 0,9%) là nơi có số người tự nguyện đình sản cao nhất huyện (232 trường hợp). Rõ ràng có sự hiểu biết cao, hoà thuận trong các cặp gia đình mới tiến hành biện pháp đó được nhiều như vậy. Tôi còn biết cộng đồng rất chăm lo đời sống các hộ chính sách, các hoàn cảnh tàn tật, neo đơn và những hộ khó khăn (năm qua tặng 185 suất quà cho trẻ khuyết tật; làm nhà tình nghĩa cho một hộ khó khăn trị giá 23 triệu đồng.



Theo Hoàng Chỉnh/ Báo Nghệ An


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 13-10-2008, 09:28 PM
truongdong's Avatar
truongdong truongdong is offline
Thành viên
 
Tham gia: 12/10/2008
Họ và tên: Nguyễn Như Hoà
Bài viết: 33
Xã: Thịnh Thành
Default

Chú Tài tích cực đưa thông tin hậy?
Hi vọng anh em vô đây thưởng thức và đóng góp ý kiến.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 22-05-2009, 01:31 AM
ANHLUUQUOC's Avatar
ANHLUUQUOC ANHLUUQUOC is offline
Thành viên
 
Tham gia: 17/05/2009
Họ và tên: Luu Quoc Anh
Bài viết: 75
Xã: Văn Thành
Default Trả lời : Truyền thống văn hoá ở quê Trạng nguyên "trại"

cảm ơn mr Chu về bài viết mã thành nhá
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
[Doanh nhân] Phan Văn Quý - "Tôi muốn chia sẻ sự may mắn" MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 8 14-07-2009 09:21 PM
Đội tình nguyện với tết thiếu nhi " Quê hương tuổi thơ tôi" MatDem Đội Tình Nguyện NYT 34 27-05-2009 09:07 PM
"Blog thời sinh viên" - Sách mới của chàng trai Quê Lúa Đặng Thiên Sơn Danh nhân, gương sáng trên quê hương 5 29-04-2009 03:55 PM


Hiện tại là 09:42 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.