Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Danh nhân, gương sáng trên quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 17-11-2008, 08:41 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default [Doanh Nhân] Nguyễn Văn Khoa - Tỷ phú nhờ... xát gạo, Giám đốc bách nghệ huyện lúa

Các đối thủ cạnh tranh bảo anh tham, làm hết việc người khác. Bạn bè, xóm giềng thì khuyến khích anh mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh vì công việc của anh giúp con em họ có việc làm, thu nhập ổn định. anh là Nguyễn Văn Khoa, ở xóm Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).


Chưa bao giờ Nguyễn Văn Khoa nhận mình là ông chủ dù anh đang quản lý hơn 500 lao động và 1 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón kiêm chức năng xây dựng với doanh thu mỗi năm 20 tỷ đồng. Anh bảo: "Vợ chồng tôi vẫn trồng ngô, trồng lúa và tay nghề của chúng tôi chẳng kém bất cứ một ND nào. Chúng tôi đã từng giành giải nhì cuộc thi cấy của tỉnh. Hai vợ chồng tôi đều là hội viên Hội ND đấy".


Nhận tiền công bằng... cám


Gợi lại quá khứ, vợ anh quay mặt nhanh vào tường quệt nước mắt. "Ít có người phụ nữ¦ nào khổ như tôi ngày ấy". Hai vợ chồng trẻ với 3 sào ruộng mà phải nuôi 8 đứa con ăn học. Chồng thì mải mê với việc Đoàn Thanh niên, Hội ND của xã. Mọi công việc gia đình đổ lên đầu tôi. Mùa vụ thì cấy, gặt cho nhanh ruộng của nhà rồi đi làm thuê cho gia đình khác...


Nỗi khổ của vợ sẽ chẳng được chồng chia sẻ nếu như không có cái lần anh Khoa đi họp về giữa buổi, thấy lũ con ngồi đói ngẩn ngơ, vợ ốm, xanh xao nằm khóc trên giường. Anh lên Ủy ban xin từ chức trưởng ban vận động SXKD giỏi để về làm kinh tế gia đình. "Lúc nào vợ con được ăn no, mặc ấm tôi sẽ quay lại làm việc" - anh giải thích.


Hai vợ chồng bò ra cuốc đất, cuốc vườn, trồng ngô, trồng khoai. Một năm, không bị đói là may mắn lắm rồi. Nhưng cái khổ của họ lại là tiền đóng học phí cho con. Cứ đến tháng, hết đứa này đến đứa khác xin. Chẳng lẽ bắt con bỏ học. Suy đi tính lại, anh quyết định: "Không thể bám mãi vào mấy sào ruộng khoán được, phải xoay thêm nghề khác". Nghe tin người bạn muốn bán lại cái máy xát gạo, anh đến đặt mua và xin chịu một nửa tiền. Cũng may, gia đình họ cũng khá giả nên đồng ý ngay.


Thôn Vinh Hoa nơi anh ở ngày đó chưa có cái máy xát gạo nào. Nghe tin anh lắp máy, mọi người ùn ùn chở bao lớn, bao nhỏ thóc đến. Nhưng phần lớn bà con đều nghèo, không có tiền trả. Chẳng có cách nào khác, anh đành nhận của mỗi người vài cân cám. Cám nhiều, lợn của nhà ăn không hết, vợ anh chở ra chợ bán. Bán rẻ, nên đôi khi người ta vào tận nhà để mua. Thậm chí, họ còn tranh nhau mua. Có người đến mua cám không được nói vui: "Có khi anh phải mở đại lý cám cho bà con thôi!". Gợi ý này đã giúp anh thêm quyết tâm "cắm" sổ đỏ vay vốn mở đại lý thức ăn chăn nuôi.

Nghề gì tạo được nhiều việc làm là tôi "ôm"


Cái ngày đói khổ ấy của vợ chồng anh đã qua 20 năm. Bây giờ, họ đã có cơ ngơi trị giá hàng trăm tỷ đồng. Một khu liên hoàn sản xuất cám, chăn nuôi lợn, gà. Một khu nhập, sản xuất phân bón và một công ty xây dựng có uy tín trong tỉnh. Vợ chồng anh còn có mạng lưới gồm hàng trăm đại lý lớn nhỏ chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi và phân bón tại các huyện. Giải thích về sự "ôm đồm" lắm nghề và toàn là những việc không liên quan đến nhau, chị Hiệp- vợ anh cho biết: "Cũng tình cờ thôi. 5 năm trước, UBND xã Hợp Thành muốn xây dựng một tượng đài liệt sĩ. Nhưng vì không có kinh phí nên công trình phải bỏ dở dang. Lãnh đạo xã đã đến tận nhà, thuyết phục vợ chồng tôi đầu tư hoàn thiện công trình. Kinh phí Ủy ban xã sẽ trả dần. Chẳng cần suy nghĩ, anh Khoa nhận luôn và hôm sau thuê thợ ra làm. "Từ công trình đầu tiên ấy, chúng tôi quyết định mở thêm ngành xây dựng"- anh cho hay.


Ngoài 500 công nhân làm công, ăn lương. Hiện nay, vợ chồng anh còn thuê thêm 7 kỹ sư xây dựng và 1 kỹ sư phân bón hoá học. Anh chị cũng đang có kế hoạch mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và khu vực miền Trung. "Công việc gì giải quyết việc làm cho nhiều lao động là tôi "ôm". Đấy cũng là cách tôi trả ơn cho bà con làng xóm, những người đã giúp vợ chồng tôi gây dựng sự nghiệp"- anh tâm sự.


Theo Báo NTNN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 01-01-2009, 09:03 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Trả lời : [Doanh Nhân] Nguyễn Văn Khoa - Tỷ phú nhờ... xát gạo

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở xứ Đạo Vĩnh Hoà (xã Hợp Thành, huyện Yên thành, Nghệ An), cuộc sống nhiều khốn khó, nhưng bằng ý chí, nghị lực và bản lĩnh của mình Nguyễn Văn khoa đã bứt phá vươn lên trở thành ông chủ của một doanh nghiệp đa ngành nghề có tiếng ở tỉnh Nghệ An.


Anh Nguyễn Văn Khoa.

Chặng đường lập nghiệp


Tuy sinh ra trong một gia đình nghèo khó và đông anh em nhưng anh Nguyễn Văn Khoa (sinh 1956) vẫn được bố mẹ cho đi học vì bản tính ham học và học giỏi. Năm 1974 Khoa tốt nghiệp lớp 10 và được vào học tại trường đào tạo cán bộ cốt cán vùng giáo của UBMT TQ tỉnh Nghệ An.

Ngày ấy Nguyễn Văn Khoa tốt nghiệp lớp 10 là một sự kiện lớn lao của làng giáo Vĩnh Hoà vì anh là người độc nhất của làng đã vượt lên được “mốc 10” của sự học.

Sau 3 năm học, Khoa về công tác ở địa phương và được tín nhiệm bầu vào ban quản lý hợp tác xã. Cũng trong khoảng thời gian này (1978) Khoa lấy vợ là chị Lê Thị Hiệp người cùng làng. Chỉ có mấy sào ruộng khoán, con thì đông, đồng lương ít ỏi nên cái nghèo luôn bám riết.

Nhìn đàn con nheo nhóc, vợ ngày một gầy quắt, anh Khoa không cầm được nước mắt. Nhiều đêm trằn trọc suy nghĩ, cuối cùng anh xin thôi việc ở xã, với chút ít vốn liếng tích cóp được anh mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư chăn nuôi lợn, đặt máy xay xát. Qua một vài lần thất bại trắng tay vì không có kiến thức về chăn nuôi với số lượng lớn, anh lại nghĩ ra phương cách làm ăn mới.

Anh tâm sự: “Cả một huyện lúa lớn nhất tỉnh Nghệ An, việc tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư nông nghiệp đối với nông dân lúc nào cũng quan trọng và cần thiết. Thế là tôi bắt tay vào thu mua nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp. Công việc của gia đình tôi ngày một phát triển. vợ bán ki ốt còn tôi mua ô tô đi đến các tỉnh khác tìm bạn hàng kí kết hợp đồng mua bán thóc gạo và thu mua phân bón”.

Với kinh nghiệm thực tiễn, chịu khó học tập và năng lực quản lý vốn có khi làm HTX, đặc biệt là luôn đề cao chữ tín trong kinh doanh nên dịch vụ của vợ chồng anh rất được khách hàng tin cậy, gửi gắm lòng tin, ở đó họ bán được thóc gạo với giá có lợi cho mình và mua được vật tư phân bón theo giá phải chăng. Anh đã đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất phân bón NPK với 20 nhân công (người làng) và 3 kĩ sư vào làm việc. Anh tâm sự: “ Việc này tôi phải bỏ công nghiên cứu 3 năm và đi tham khảo dây chuyền sản xuất và cách thức làm ăn của nhiều doanh nghiệp và tham khảo ý kiến của nhiều kĩ sư giỏi”.

Năm 2000 anh đứng ra thành lập công ty TNHH mang tên Hợp Thành do anh làm giám đốc. Công ty từng bước phát triển có uy tín, mỗi năm tiêu thụ hàng ngàn tấn gạo cho nông dân và sản xuất hàng ngàn tấn phân bón cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Đối với nông dân nghèo làng Vĩnh Hoà anh cho họ lấy phân bón về sản xuất, khi thu hoạch mùa vụ xong mới lấy tiền không tính lãi…

Năng động và sáng tạo

Không dừng lại, Nguyễn Văn khoa còn mở rộng ngành nghề: Mở thêm dây chuyền liên hoàn sản xuất thức ăn gia súc; dây chuyền sấy nông sản sau thu hoạch; cửa hàng bán quần áo, đồ trang sứcp; tiệm chế tác, mua bán vàng bạc đá quý; thành lập Công ty cổ phần xây dựng Việt Phát.

Hỏi: anh ôm đồm nhiều nghề, mà có những nghề chẳng lên quan gì đến nhau anh sẽ điều hành như thế nào? Anh điềm đạm trả lời: “ Quả thật, làm nhiều công việc như vậy rất vất vả và phức tạp trong việc điều hành nhưng biết sắp xếp một cách có khoa học thì mọi việc sẽ trôi chảy. Mọi ngành nghề tôi đều tuyển dụng người có tay nghề cao và kĩ sư giỏi. Bản thân tôi cũng phải không ngừng học trên thực tế, sách vở, trên Internet về quản lý những nghề mình kinh doanh…”


Công nhân vận chuyển hàng vào kho.

Điều làm chúng tôi rất tâm đắc là Công ty cổ phần xây dựng Việt Phát đã tạo công ăn việc làm cho 150 công nhân (chủ yếu là người làng) với mức lương 1,5 – 3 triệu đồng/ người trên tháng, từ đây mà nhiều người đã thoát nghèo, có của ăn, của để…

Anh Lưu Đức Thắng (một công nhân) tâm sự: “ Nhờ vợ chồng anh Khoa nên tui mới được như bây giờ, tui làm đây được 7 năm, lương 3 triệu đồng/tháng, hàng tháng, hàng quý đều có tiền thưởng và bảo hiểm được công ty mua cho. Mỗi năm còn được một lần đi du lịch ở trong và ngoài nước. Anh biết không, đội bóng chuyền và văn nghệ của công ty bọn tui năm mô cũng giật giải huyện , tỉnh đó!”.

Ông Lê Hoà (xóm Vĩnh Hoà) cho biết: “Cả làng Vĩnh Hoà nhờ cậy vào vợ chồng anh Khoa, thanh niên làng học xong không có việc làm được anh nhận vào công ty và đào tạo nghề. Có việc làm ổn định thanh niên không hư hỏng như trước đây....”.

Mỗi năm Công ty Việt Phát đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng để làm từ thiện cho những người nghèo, tàn tật., ủng hộ quỹ khuyến học, làm nhà tình nghĩa và xây dựng nhiều công trình phúc lợi trên quê hương Yên Thành và nhiều địa phương khác.

Hỏi anh về nhưng dự định cho tương lai của ông ty, anh cho biết: “ Sắp tới công ty chúng tôi sẽ xây dựng chi nhánh và đại lý ở trong và ngoại tỉnh, tăng thêm thiết bị dây chuyền sản xuất, làm sao tạo được nhiều việc làm hơn nữa cho bà con nông dân, góp phần thiết thực để xây dựng quê hương.”

Anh Nguyễn Văn Khoa đã 3 lần được đi báo các điển hình toàn quốc: Đại hội MTTQ Việt Nam (2004), Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước toàn quốc và được thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen (2006). Hội nghị nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi toàn quốc (2007).

Theo Tiến Dũng/báo Nghệ An 29/12/2008
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
[Gương sáng] Phan Văn Phú - Một “thi tặc” phục thiện nhờ “bàn tay tiên”! MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 8 03-12-2009 03:37 AM
[Doanh nhân] Phan Văn Quý - "Tôi muốn chia sẻ sự may mắn" MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 8 14-07-2009 09:21 PM
Nữ doanh nhân nặng lòng với quê lúa ngoanhtuan Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 22-03-2009 07:23 AM
Nữ giám đốc "hương trầm" HungThanhOnline Danh nhân, gương sáng trên quê hương 8 12-03-2009 03:06 PM


Hiện tại là 06:31 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.