Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Danh nhân, gương sáng trên quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 27-10-2008, 08:15 AM
Forever_SH01's Avatar
Forever_SH01 Forever_SH01 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Săm Thủng Kêu Van Hỏng
Bài viết: 161
Xã: Tình khác
Default Giáo sư Phan Ngọc - Ông giáo làng thành nhà khoa học nổi tiếng

Vùng đất lúa Yên Thành (Nghệ An) nơi sinh ra nhiều hiền tài. Xét trên phương diện một tấm gương tự học để trở thành một nhà khoa học lớn, một người có vốn liếng ngoại ngữ nhiều và giỏi, một người luôn tự tìm ra phương pháp nghiên cứu độc đáo đến kì lạ thì người ta hay nhớ về Giáo sư Phan Ngọc. Đời ông, chỉ có một tấm bằng tú tài, có học qua trường Y, sau đó nhập ngũ làm lính Sư đoàn 304. Hoà bình lập lại, làm việc ở Bộ Văn hoá, giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, địa chỉ khoa học cuối cùng trước khi nghỉ hưu là Viện Đông Nam á thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia.

Hồ Chủ Tịch với cán bộ giáo viên của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội những năm 1950

Ở Việt Nam, sau Trương Vĩnh Kí (một ký giả, dịch giả lớn đầu thế kỷ 20) thì Giáo sư Phan Ngọc là người thứ hai có một vốn ngoại ngữ đáng kinh ngạc. Năm 1976, để chuẩn bị khẩn trương cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Giáo sư Phan Ngọc dám nhận trước Trung ương dịch cuốn Triết học Hê Ghen từ nguyên bản tiếng Đức hoàn thành vượt thời hạn 3 tháng. Ông dịch Thần thoại Hi-lạp từ nguyên bản tiếng Hi Lạp, Xpác-quýt từ nguyên bản tiếng ý. Dịch bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình của Lép-Tôn-xtôi từ nguyên bản tiếng Nga, Sử kí Tư Mã Thiên từ nguyên bản chữ Hán, Kịch Sếch-xpia từ nguyên bản tiếng Anh. Người tự học một chục ngoại ngữ ấy nửa thế kỷ qua lặng lẽ làm việc.ở quê tôi truyền tụng một câu chuyện rằng: Hồi ấy ông chưa từng được sang Liên -Xô sao mà dịch tiểu thuyết Nga giỏi thế? Nhân có một tiến sĩ người cùng xã du học ở Nga trên 10 năm, về nước muốn được gặp bác Ngọc hầu chuyện bằng tiếng Nga cho vui. Trong buổi nói chuyện đó Giáo sư Ngọc đã dùng tiếng dân tộc thiểu số của Liên Xô để đàm thoại, vị tiến sĩ kia phải chịu bái phục tiên sinh.Giáo Sư Phan Ngọc sinh ra trong một gia đình Hán học, cụ thân sinh là một Phó bảng triều Nguyễn. Ông đã học chữ Hán giỏi từ nhỏ vì yêu cầu của thân sinh chỉ được gửi thư cho cha bằng Hán văn. Giáo sư Phan Ngọc có năng khiếu bẩm sinh và có một phương pháp tối ưu về việc học ngoại ngữ. Mỗi ngoại ngữ, ông chỉ đóng cửa phòng học trong 6 tháng là cơ bản xong. Ông thường nói: "Tôi đã tìm ra cái mẹo của việc học". Ví dụ ông tìm rasố xuất hiện từ trong hàng nghìn bài thơ Đường, do vậy chỉ cần nắm vững hơn nghìn từ Hán là đọc hiểu các bài trong Đường thi. Hiện tại, cả Trung Hoa, Đài Loan, Hồng Công không có ai thuộc đến 1.000 bài thơ Đường như Phan Ngọc. Do vậy, Trường Đại học Hồng Công luôn mời ông sang thuyết giảng. Quan điểm nghiên cứu của Giáo sư Phan Ngọc là không dừng lại ở các hiểu biết thông thường. Ông theo phương châm "Biết đến tận cùng sự vật, biết đến tận cùng sự biết". Cốt cách ông đồ xứ Nghệ với một tri thức hiện đại đồ sộ, uyên thâm là hiện thân của sự nghiệp khoa học ông đeo đuổi suốt đời nhằm chứng minh rằng người Việt Nam với bản sắc văn hoá của mình có đủ khả năng đuổi kịp và đứng vững trong nền văn minh công nghiệp thế giới.Phong cách nghiên cứu của Giáo sư Phan Ngọc luôn tạo lập trên một không gian vừa rộng vừa sâu, một cách tiếp cận độc đáo. Khác với mọi người khi nghiên cứu Truyện Kiều và Nguyễn Du, ông đã chứng minh sự cống hiến của thiên tài Nguyễn Du theo phương pháp "Trước đó không ai làm được, sau đó khó có ai làm nổi." Ông nghiên cứu Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt say mê nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tư cách nhà thơ lớn, đã có những đóng góp sâu sắc trân trọng bằng một cách lý giải riêng không giống ai. Giáo sư tự đặt cho mình yêu cầu nghiên cứu là phải đạt tới một sự nhận thứcvề đối tượng và phương pháp thì mới nghiên cứu được. Ông nói:"Nếu không thực hiện được sự thức nhận ấy, dù người nghiên cứu có tài giỏi uyên bác đến đâu, có làm việc nghiêm túc công phu đến đâu, thì công trình vẫn thiếu chính xác. Sau một "núi" công trình như thế, vào tuổi 80, giáo sư lại say mê soạn từ điển. Cuốn Từ điển Anh-Việt hơn 100.000 từ và cuốn Từ điển Việt-Anh với số từ tương đương đã xuất bản. Hàng ngày, làm việc không nghỉ, giáo sư còn có thời khắc biểu cho bộ môn Tin học. Thật đáng khâm phục, tự hào về một ông đồ xứ Nghệ hiện đại, một người con của quê lúa Yên Thành như thế!
Hoàng Văn Hân (Nam Thành- Yên Thành) -Báo Nghệ An

Cụ Phan Ngọc quê Nhân Thành đó

Chữ ký Kí đây được nhận phong bì không hề?
Du lịch Đà Lạt - Du lịch Khám phá - Du lịch mạo hiểm

thay đổi nội dung bởi: MrChu, 27-10-2008 lúc 08:48 AM. Lý do: Thêm nguồn, chuyển chuyên mục
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 14-09-2010, 05:25 PM
yenthanhquetoi_vn yenthanhquetoi_vn is offline
Thành viên
 
Tham gia: 13/09/2010
Họ và tên: phan van cong
Bài viết: 8
Xã: Nhân Thành
Default

vậy à thế xóm nào vậy????
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
[Danh nhân] Đồng chí Phan Đăng Lưu - Nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 6 17-05-2012 05:32 AM
Yên Thành tổ chức thành công Liên hoan "Tiếng hát Làng Sen" ngoanhtuan Thông tin quê hương 10 24-05-2009 09:36 PM
Phan Đăng Ngọc dangngoc_1207 Thành viên tự giới thiệu, làm quen, tìm bạn 28 10-05-2009 12:51 PM
Phan Chí Hiếu - Nhà giáo “phủ sóng” tin học cho huyện lúa MrChu Danh nhân, gương sáng trên quê hương 0 04-03-2009 03:28 PM
[THCS Bạch Liêu] Chào đón khoa mới học viện ngân hàng- Tiếng anh Tài chính ngân hàng thuyhang Đồng môn các trường gặp lại nhau 5 20-11-2008 11:10 PM


Hiện tại là 09:30 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.