Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Danh nhân, gương sáng trên quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 31-03-2010, 04:01 PM
que_huong_trong_tim_toi's Avatar
que_huong_trong_tim_toi que_huong_trong_tim_toi is offline
Thành viên
 
Tham gia: 28/09/2009
Họ và tên: nguyễn trí sỹ
Bài viết: 114
Xã: Sơn Thành
Default Họa sỹ quê lúa yên thành

(Baonghean) - Sinh thời, Nguyễn Đức Hạnh luôn khắc ghi công ơn trời biển của Bác Hồ. Khi trở thành hoạ sỹ, đề tài vẽ về Bác Hồ luôn là niềm đam mê trong suốt cuộc đời sáng tác của ông.

Hoạ sỹ Nguyễn Đức Hạnh, 71 tuổi, quê ở xã Vĩnh Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An – Nơi Bác Hồ đã đến thăm trong chuyến về quê hương Nghệ An lần thứ hai, năm 1961), trú tại thôn Thạch Nham Đông (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang -TP .Đà Nẵng).

Từ ngày nghỉ hưu, ngoài những lúc làm vườn, thời gian còn lại ông đam mê vẽ tranh. Tranh của ông mang nhiều nội dung, thể loại, từ tranh cổ động, tranh về hai cuộc chiến tranh, tranh về cuộc sống... nhưng nhiều nhất và đẹp nhất là tranh về đề tài Bác Hồ.


Hoạ sỹ Nguyễn Đức Hạnh đang vẽ bức tranh: “Nguyễn Tất Thành tiễn cha đi Bình Khê”. Ảnh: Tùng Sơn


Cách đây mấy tháng, ông Hạnh đưa chúng tôi đi xem tranh trong căn nhà cấp 4 tuềnh toàng, ông dành riêng một phòng để lưu giữ khoảng 200 tác phẩm của mình, trong đó có 15 bức tranh ông vẽ về Bác Hồ, được ông giữ gìn trân trọng nhất. Ông nói: “Tranh tôi vẽ chỉ để triển lãm cho thế hệ cháu con biết được công lao của Bác Hồ đối với dân tộc ta, cũng như những đóng góp máu xương của thế hệ ông cha trong cuộc hai cuộc kháng chiến giữ nước, nhất là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

Giới thiệu những bức tranh vẽ về Bác, ông bộc bạch: “Hồi nhỏ làm gì được gặp Bác, chỉ đọc tài liệu rồi tưởng tượng ra vẽ thôi”. Vẽ tranh Bác Hồ, đối với các ông là cái duyên, cái nghiệp, là niềm say mê, là sự thôi thúc phải làm gì đó để tỏ lòng tôn kính Bác, để thế hệ mai sau hiểu về một bậc vĩ nhân của nước ta. Để vẽ được tranh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, ông cho biết đã phải đọc rất nhiều tài liệu, bài báo và chiêm nghiệm con người Bác rồi từ đó phóng tác ra tranh bằng tâm lực, trí lực và lòng kính yêu vô vàn đối với Bác, như vậy bức tranh mới rất sống động, có hồn.


Tác giả đang thuyết trình từng tác phẩm vẽ về Bác Hồ cho các cháu thiếu niên nghe. Ảnh: T.S


Đề tài ông vẽ về Bác Hồ là những tác phẩm: “Lòng Bác”, “Đêm nay Bác không ngủ”, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “Bác Hồ với đất Quảng”, “Bác Hồ với Thủ tướng Phạm Văn Đồng”, “Bác Hồ hoạt động cách mạng ở Thái Lan”, “Cho Bác thêm hai quả cà muối”...Khi có khách đến chơi, ông thường giới thiệu 15 bức tranh đó; đồng thời thuyết minh tường tận ý nghĩa của từng bức.

Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội năm 1967, sau đó ông vào Nam ở chiến trường khu V thuộc đơn vị đặc khu tuyên huấn Quảng Đà. Rồi ông lại ra Hà Nội học tiếp đại học và tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội năm 1984. Tranh vẽ các hoạt động, công tác chiến đấu của bộ đội, dân quân du kích... của ông đã được trưng bày, triển lãm hơn 30 lần được người người xem thich thú.

Còn nhớ năm ngoái, thấp thoáng trong con hẻm nhỏ bên đường ở thôn Thạch Nham Đông, xã Hoà Nhơn (Hoà Vang – TP. Đà Nẵng) có một “lão hoạ sỹ đồng quê” đầu đội những bức tranh khá lớn từ trong con hẻm đi ra và dựng tranh ở dưới gốc cây ven đường. Lần đó ông mang tranh đi triển lãm ở Lễ hội Đình làng cỗ Tuý Loan.




Hoạ sỹ Nguyễn Đức Hạnh trong cuộc triển lãm xuân Kỷ Sửu ở đình làng Tuý Loan, Hoà Phong (Hoà Vang – Đà Nẵng). Ảnh: T.S


Chúng tôi đến “Không gian tranh” của ông Hạnh triển lãm trước sân đình có đông người đến thưởng lãm. Từng nhóm người già, phụ nữ, các em thiếu niên… đến xem tranh Bác Hồ, ai cũng khen ông vẽ rất đẹp, rất giống Bác. Mọi người chăm chú nghe ông Hạnh nói về ý nghĩa của từng bức tranh Bác Hồ.

Qua tìm hiểu dân làng, được biết, lúc rãnh rỗi ông thường đồng hành cùng chiếc xe đạp “cà tàng” đến từng địa phương, nhà văn hoá... để tìm chỗ triển lãm tranh. Sở dĩ ông có biệt danh là “họa sĩ của dân làng” bởi ông vẽ rất nhiều về đề tài cuộc sống, chiến đấu, công tác, sinh hoạt của đồng bào dân tộc C’tu ở miền tây tỉnh Quảng Nam như Tây Giang, Đông Giang, Trà Mi, Nam Giang... Từ hồi đất nước thống nhất đến nay, hầu như năm nào ông cũng có tranh trưng bày tại các phòng thông tin văn hóa huyện, nhà văn hoá xã... ở Đà Nẵng, Quảng Nam,Tây Nguyên... với gần 30 cuộc triển lãm.

Ông cho biết, từ năm 1993 trở lại đây, ông mua lại một khu vườn nằm sâu, sát trong chân núi để vui thú điền viên. Khi không cầm cọ, ông lại cầm xà beng, búa, xì rô, cuốc... để **c hàng trăm khối đá o­ng và di chuyển xuống dưới vườn, cần mẫn sắp đá o­ng lại thành những bức tường để trồng tiêu.


Bức tranh “Bác Hồ về thăm xã Vĩnh Thành” do họa sĩ vẽ tại Trại sáng tác Mỹ thuật ở thành phố Vinh, năm 2009, được tác giả trực tiếp trao tặng cho Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Thành - Quê hương ông. Ảnh: Mỹ Hà


Mới cách đây 5 - 6 ngày, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 - 2010, ông tình nguyện mang tranh lên xã miền núi Hoà Phú (Hoà Vang) triển lãm mà không cần kinh phí. Ông nói với tôi rằng: vào ngày 29/3 năm nay Ông sẽ tổ chức triển lãm tác phẩm của mình tại Nhà hát Trưng Vương (Đà Nẵng). Thành phố tài trợ 20 triệu đồng để tôi lo công việc triển lãm này.

Thế nhưng, cuộc triển lãm mà Ông đã chuẩn bị bấy lâu nay đã không thành, nhất là nơi mà 35 năm trước, Ông cùng đồng đội đã tiến vào giải phóng thành phố Đà Nẵng thân yêu.

Ông Nguyễn Đức Hạnh đột ngột ra đi sau một cơn bạo bệnh vào 10 giờ, ngày 9/3/2010.

Một ngày đầu xuân, gió heo may buồn hiu hắt, ông sang thế giới bên kia để lại tiếc thương cho gia đình, người thân, bạn bè, xóm giềng và rất nhiều công chúng đã từng được xem tranh của ông.

Bài viết này xin được làm một nén tâm nhang tưởng nhớ về một “họa sĩ của dân làng” trên đất Đà Nẵng, nhưng luôn hướng về Bác Hồ, về quê hương Nghệ An yêu kính của ông.

Chữ ký ngày nào trúng mánh ngày dó huy hoàng
ngày nào bể mánh ngày đó điêu tàn
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 04-04-2010, 09:24 PM
que_huong_trong_tim_toi's Avatar
que_huong_trong_tim_toi que_huong_trong_tim_toi is offline
Thành viên
 
Tham gia: 28/09/2009
Họ và tên: nguyễn trí sỹ
Bài viết: 114
Xã: Sơn Thành
Default

tại sao mình post lần này lại không có hình nhỉ?
mà post 2 lần mới được
why.....tại......why?
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời

Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Hiện tại là 06:44 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.