Trở về   Yên Thành Online > Thảo luận nghiêm túc > Giúp nhau học tập

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 10-01-2009, 08:10 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Bài giải đề cương văn 11 cơ bản PĐL

Em đang làm dở, post lên anh em tham khảo

BÀI LÀM ÔN TẬP HỌC KÌ I
MÔN VĂN 11 – CƠ BẢN
Câu 1:
“Vào phủ chúa Trịnh” trở thành một quá trình tiếp cận sự thật đời sống xa hoa vương giả hơn là thăm bệnh, chữa bệnh. Thăm bệnh, chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán tưởng chỉ như một cái cớ, một dịp may giúp người viết kí hoàn thiện bức tranh về cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang đầy uy quyền.

Lê Hữu Trác tổ chức điểm nhìn trần thuật linh hoạt. Có đoạn sự việc được kể theo quan sát của nhân vật xưng tôi. Có đoạn nhà văn để cho nhân vật quan truyền chỉ miêu tả,giới thiệu. Người đọc có cảm tưởng không chỉ có Lê Hữu Trác dẫn ta vào phủ chúa để tự do quan sát ngắm nhìn mà cả những kẻ hầu cận chúa cũng đưa ta thâm nhập, khám phá sự thật ở “Đông cung”. Những đoạn nhân vật tôi độc thoại toát lên cái nhìn sắc sảo và sự cảm nhận tinh tế. Những đoạn kể tả, cho thấy nhân vật tôi bao quát được một không gian rộng lớn, nắm bắt được thần thái, bản chất của sự vật hiện tượng. Trong tư cách một người thầy thuốc quê mùa, nhân vật tôi luôn tỏ ra là một người hoà nhã kính nhường, ham học hỏi y thuật của đồng nghiệp . Sự đối lập về vị thế so với các vị lương y của sáu cung hai viện, không khiến nhân vật tôi trở nên nhỏ bé, trái lại càng tôn cao hơn nhân cách và tài năng của nhân vật này . Vẻ đông đúc của lương y nơi triều đình tự phơi bày hết sự thực ở phú chúa đang tồn tại một hệ thống quan lại bất tài, ăn bám .
Câu 2:
Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng của xã hội Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
Mặc dù cuộc đời gặp nhiều bất hạnh nhưng Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn bó với nhân dân, thành danh bằng con đường hành đạo, mở lớp dạy học, viết văn và bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời luôn trăn trở, lo lắng cho vận mệnh đất nước. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, người thầy thuốc và là một nhà tư tưởng nhân nghĩa.

Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Ðịnh trong một gia đình nhà Nho nghèo. Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu sớm trải qua những chuỗi ngày vất vả. Ngay từ nhỏ, ông đã theo cha chạy giặc. Năm 1833, Lê Văn Khôi nổi lên chống triều Nguyễn, chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu theo cha về Thừa Thiên Huế tránh loạn và học tập. Một thời gian sau, ông trở về Gia Định, thi đậu Tú tài, sau đó ra Huế học thêm để chờ thi Hội. Được tin mẹ mất, ông trở về Gia Định chịu tang. Dọc đường về, do khóc thương mẹ nhiều và mệt nhọc nên ông bị đau mắt đến mù.

Mặc dù cuộc đời gặp nhiều bất hạnh nhưng Nguyễn Đình Chiểu luôn gắn bó với nhân dân, thành danh bằng con đường hành đạo, mở lớp dạy học, viết văn và bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời luôn trăn trở, lo lắng cho vận mệnh đất nước. Ông không chỉ là nhà văn mà còn là nhà giáo, người thầy thuốc và là một nhà tư tưởng nhân nghĩa.

Năm 1859, giặc Pháp tiến đánh Gia Định, rồi mở rộng xâm lược Nam Kì, miền đất này bỗng chốc trở thành "Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây". Đang dạy học, Nguyễn Đình Chiểu đã lui về Cần Giuộc, đi theo Trương Định, làm cố vấn cho nghĩa binh, một lòng kháng Pháp mặc dù triều đình Huế chịu nhục nghị hòa và dâng đất cho bọn thực dân. Thời gian này, Ông sáng tác nhiều văn thơ yêu nước, ca tụng khí tiết anh hùng của những chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc, đồng thời kịch liệt lên án quân bán nước, làm tay sai cho giặc. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cùng với nhiều tác phẩm thơ, phú, hịch khác của Ông đã có ảnh hưởng rộng lớn khắp trong Nam ngoài Bắc. Khi sáu tỉnh Nam Kỳ bị giặc chiếm (1867), Nguyễn Đình Chiểu vì mù lòa không trực tiếp tham gia đánh giặc được, ông tiếp tục dạy học tại Bến Tre, bất hợp tác với thực dân. Nhiều lần, bọn quan cai trị Pháp đến tìm cách mua chuộc, nhưng đều thất bại trước tinh thần bất khuất của một trí thức chân chính.

Nguyễn Ðình Chiểu bắt đầu viết văn sau khi mù, hầu hết các tác phẩm đều viết bằng chữ Nôm. Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Đình Chiểu như: Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư tiều y thuật vấn đáp.. .Ngoài ra còn có các bài thơ Ðường luật, các bài hịch, văn tế… tiêu biểu như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861), Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Ðịnh(1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng(1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh(1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây...

Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là người nông dân đánh Tây, người sĩ phu kháng Pháp, là người trí thức bất hợp tác với kẻ thù. Với quan điểm văn dĩ tải đạo, văn chương của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện quan điểm mới mẻ về nho giáo. Nếu như nhà Nho đương thời quan niệm Nho giáo là đạo của Trời thì Nguyễn Đình Chiểu quan niệm đạo làm người đáng quý hơn nhiều. Quan điểm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu tuy không được tuyên ngôn nhưng đây là quan điểm tiến bộ và gần gũi với văn chương dân tộc, đó là nền văn chương chiến đấu, vị nhân sinh, đầy tinh thần tiến công và nhân ái.

Năm 1888, cánh đồng Ba Tri, Bến Tre ngập đầy khăn trắng với nỗi đau khôn cùng trong sự ra đi của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà thơ là một bài học lớn về lòng yêu nước, về việc sử dụng ngòi bút như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Tấm gương Nguyễn Ðình Chiểu theo thời gian vẫn sáng. Ông là lá cờ đầu trong của dòng văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, là người trí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn của nước ta và đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: “sự nghiệp của Nguyễn Ðình Chiểu là tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.
Câu 3:
Câu 4:
Thi sĩ Xuân Diệu trong bài “Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm” đã viết: “Bộ ba bài thơ thật trữ tình này cùng với bài “Khóc vua Quang Trung” của công chúa Ngọc Hân làm một khóm riêng biệt, làm tiếng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm bản thân của đời mình trong văn học cổ điển Việt Nam…” Ông lại nhận xét thêm về điệu thơ, giọng thơ: “… trong bộ ba bài thơ tâm tình này, bên cạnh bài thơ vần “ênh” nổi nênh và bài thơ vần “om” oán hận, thì bài thơ vần “on” này mong đợi, chon von”. Nghệ thuật thơ Nôm được thể hiện rõ trong Tự tình 2
Nghệ thuật đối rất thần tình: “Chén rượu” với “vầng trăng”, trên thì “hương đưa”, dưới lại có “bóng xế”, đặc biệt 3 chữ “say lại tỉnh” với “khuyết chưa tròn” đăng đối, hô ứng nhau làm nổi bật bi kịch về thân phận người đàng bà dang dở, cô đơn. Muốn mượn chén rượu để khuây khoả lòng mình, nhưng vừa nâng chén rượu lên môi mùi hương phả vào mặt, đưa vào mũi. Tưởng uống rượu cho say dể quên đi bao nỗi buồn, nhưng càng uống càng tỉnh. “Say lại tỉnh” đẻ rồi tỉnh lại say, cái vòng luẩn quẩn ấy về duyên phận của nhiều phụ nữ, trong đó có Hồ Xuân Hương như một oan trái.
Ý thơ cấu trúc tương phản để làm nổi bật cái dữ dội, cái quyết liệt của sự phản kháng. Từng đám rêu mềm yếu thế mà cũng “xiên ngang mặt đất” được. chỉ có lơ thơ “đá mấy hòn” mà cũng có thể “đâm toạc chân mây” một cách kì lạ! Hai câu thơ, trước hết cho ta thấy một thiên nhiên tiềm ẩn một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ mang màu sắc, đường nét, hình khối mà còn có gương mặt, có thái độ, có hành động, cũng “xiên ngan…” cũng “đâm toạc” mọi trở ngại, thế lực…, Xuân Hương vốn tự tin và yêu đời. Con người ấy đang trải qua nhiều bi kịch vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng mạnh mẽ, dữ dội nhưng thực tại vẫn chua xót. Đêm đã về khuya, giữa cái thiên nhiên dào dạt, bốn bề mịt mùng bao la ấy, người đàn bà duyên phận hẩm hiu càng cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết.
Cách dùng từ rất đặc sắc, độc đáo thể hiện phong cách nghệ thuật Hồ Xuân Hương: “trơ cái hồng”, “say lại tỉnh”, “khuyến chưa tròn”, “xiên ngang”, “đâm toạc”, “ngán nỗi”, “lại lại”, “tí con con”,… Chữ dùng sắc nhọn, trong cảnh chứa tình, diễn tả mọi đau khổ bi kịch về duyên số… Qua bài thơ này, ta càng thấy rõ Xuân Hương đã đưa ngôn ngữ dân gian, tiếng nói đời thường vào thơ ca, bình dị hóa và Việt hóa thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bà xứng đáng là “Bà chúa thơ Nôm” của nền thi ca dân tộc.
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương. Học vị tú tài, lận đận mãi trong con đường khoa cử: “Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, chỉ sống 37 năm, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông thì bất tử. Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định. “Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương” là câu nói tự hào của đồng bào quê ông.
Tú Xương để lại khoảng 150 bài thơ nôm, vài bài phú và văn tế. Có bài trào phúng. Có bài trữ tình. Có bài vừa trào phúng vừa trữ tình. Giọng thơ trào phúng của Tú Xương vô cùng cay độc, dữ dội mà xót xa. Ông là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học cận đại của dân tộc.
Bài thơ Thương vợ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, của người phụ nữ đảm đang chịu thương chịu khó vì chồng con. Qua bài thơ ta thấy được nỗi niềm của nhà thơ.
Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa phẫn nộ: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở Tây dở ta, nửa phong kiến nửa thực dân: đạo lý suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp được ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ, như có bài thơ ông tự mỉa: “Vợ lăm le ở vú - Con tập tểnh đi bộ - Khách hỏi nhà ông đến - Nhà ông đã bán rồi”.

Câu 8 thấm thía một nỗi đau chua xót. Chỉ có Tú Xương mới nói được rung động và xót xa thế: “Có chồng hờ hững cũng như không”. “Như không” gì? Một cách nói buông thõng, ngao ngán. Nỗi buồn tâm sự gắn liền với nỗi thế sự. Một nhà nho bất đắc chí!
Câu 8:
Câu 9:
Câu 10:
Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định, Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân viết : “Nói đến Thạch Lam ngườI ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn : “ MỗI truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương” . Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương” như thế . Thạch Lam tuy có chân trong Tự lực Văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại theo một hướng riêng. Ông xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác. Ông lặng lẽ hướng ngòi bút của mình về phía những ngườI nghèo khổ vớI tấm lòng trắc ẩn chân thành? ( Phong Lê ). Thế giớI nhân vật là những lớp ngườI nghèo khổ cơ cực bế tắc nói chung, những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp: Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoạI ô Hà Nội. Nhân vật của ông chủ yếu là con ngườI thân phận, họ thường tìm kiếm nơi ẩn nấu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế con ngườI mới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại để xót mình và thương người, để bâng khuâng man mác khi hồi tưởng về quá khứ? Không dám nhìn về tương lai, mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau.

Cảm quan trong truyện của Thạch Lam có thể gói gọn trong ba chữ đó là niềm xót thương. Những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng được nhà văn học trong một không khí trữ tình đầy mến thươngtoả ra một cách dịu dàng từ tấm lòng tác giả ..

Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện đặc biệt, giọng điệu và ngôn ngữ nhiều chất trữ tình: Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu từ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương xót trước số phận của những con người nhỏ bé bất hạnh. Một giọng văn bình dị mà tinh tế. Âm điệu man mác bao trùm hầu hết truyện ngắn và thiên nhiên cũng trữ tình. Văn cứ mềm mại, uyển chuyển, giàu hình ảnh, nhạc điệu . Đó chính là chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam, “có cái dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây” khiến ta vương phải.

“ Hai đứa trẻ” là đặc trưng của hồn văn Thạch Lam. Nó là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương”
Truyện “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một mẩu chuyện sinh hoạt kéo dài của hai chị em đứa trẻ thay mẹ trông nom một gian hàng vặt ở một phố huyện gần một cái ga xép. Đêm đêm những bóng ngườI bình thường cũng lù mù đi qua trước gian hàng. Những bóng ngườI ấy cũng lù mù như nhiều chấp lửa ở những nguồn sáng quanh quất nơi phố huyện. Trong cái bốn bề chìm chìm nhạt nhạt, bỗng có tiếng động mạnh và những luồng sáng mạnh của một chuyến xe lửa kéo qua hàng ngày. Hai chị em ngày nào cũng chờ một chuyến tàu đêm kéo qua ra mới chịu đóng cửa hàng. Nguyễn Tuân đã tóm tắt truyện như thế. Đúng vậy, truyện này tưởng như không có cốt truyện, không có biến cố. Nó chỉ là biến diễn của một thờI gian ngắn, từ khoảng năm giờ chiều khi “phương tây đỏ rực như lửa cháy” đến chín giờ tốI “đêm tốI bao bọc chung quang”; nó chỉ là biến diễn bên trong “tâm hồn ngay thơ của hai chị em Liên, An trong một buổI tốI của các thường ngày tưởng như “ tẻ nhạt”, “không có gì” … Song vượt lên trên các thường ngày, Thạch Lam bằng con đường nghệ thuật riêng vớI thế giới nghệ thuật riêng, một thờI gian riêng, không gian riêng, nhân vật riêng, ngôn ngữ riêng đã tạo nên khí vị nhẹ nhàng, buồn man mác, đậm đà hương vị đồng quê; nhiều bóng tốI mà chói sáng mối tình thương yêu hiền hoà, nhân hậu, xót thương chân thành, phảng phất thơ toả lên từ quê hương. Truyện không có cốt truyện như chất chứa biết bao cảnh đời, bao tâm trạng, tâm cảnh sâu lắng tinh tế.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 10-01-2009, 08:11 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : bài giải đề cương văn 11 cơ bản PĐL

Yêu cầu anh em làm được post lên tiếp

Câu 11:

a.Chất hiện thực trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
“ Hai đứa trẻ” vừa là bức tranh hiện thực phố huyện nghèo, vừa như một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một nỗI buồn bâng khuângday dứt về đời sống con người.
Bức tranh hiện thực nơi phố huyện nghèo xơ xác và lạI càng xơ xác, tiêu điều hơn từ cái nhìn của nhà văn. Đó là lúc hoàng hôn của một ngày tàn nơi miền quê “mặt trờI đã lấp sau rặng tre, nhìn lên chỉ thấy khóm tre màu đen kịt trên nền trời phớt hồng” dàn nhạc của ếch nhái bắt đầu văng vẳng kêu ngòi đồng, thế cũng đủ làm thành cái buổi chiều êm như ru như bao chiều khác.
Như một mô típ nghệ thuật, cái phố huyện hẻo lánh lại hiện ra trong khung cảnh chợ vãn của buổi chiều chỉ còn lèo tèo vài ba người bán hàng đang thu dọn gánh, vài đứa trẻ đi thu lượm các thứ lặt vặt… Cái bức tranh ấy đã một lần hiện lên trong “gió lạnh đầu mùa” nhưng sao nó vẫn nhuốm một nỗi buồn khó tả vào cái giờ khắc của ngày tàn trong “Hai đứa trẻ”.
Song bức trang phố huyện ấy không chỉ là cảnh vật mà là bức tranh cuộc sống của con người. Một hiện thực nơi miền quê hẻo lánh, một chút của chốn kinh thành được mang tới từ con tàu đêm đêm. Cuộc sống phố huyện có gì? Đó là hoạt động kiếm sống của những ngườI mang trong mắt Liên dường như quá quen thuộc, mỗi người đã có một thói quen. Như bác phở Siêu. chị Tí, bố con nhà hát sẩm, cụ Thi điên và ngay cả Liên. Việc chủ yếu cũng chỉ là nghe tiếng trống thu không thì đóng cửa quán mà đợi chờ. Hiện thực không làmta ngỡ ngàng đó là một phố huyện nghèo với những ngườI cần cù lao động một cách lầm lũi đáng thương.
Nhưng tất cả những hiện thực như thế đều đặt trong con mắt quan sát chất chứa trong chấ văn lãng mạn.ThờI gian đi vào cuộc sống của phố huyện “ rõ ràng” không vụt nhanh hoặc tan vào đêm tối. Thời gian cứ chậm rãi đi từng bước phát triển của nộI tâm. Từ “tiếng trống thu không” đến một câu văn nhẹ nhàng : “Chiều, chiều rồi” cất lên trong lòng, rồi trờI nhá nhem tối đến không gian đã khuya không còn những “tạp âm”, của ban ngày chỉ còn “vòm trời với ngàn ngôi sao xanh ganh nhau lấp lánh”. Mỗi thời điểm lại có một cái nhìn cảnh vật khác nhau nhưng đều có phần thi vị hoá nhờ những câu văn tươi mát, uyển chuyển.
b.Màu sắc lãng mạn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Có buổi chiều nào êm như ru trong cách nhìn của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng? Chỉ cón tâm hồn lãng mạn Thạch Lam mới có cái mượt mà đượm chất thơ như thế.
Sự tài tình chính là ở chổ nhà văn vừa hoà nhập hai tâm hồn quan sát là một. Hiểu là nhà văn quan sát cũng đúng mà hiểu cảnh vật diễn ra trong mắt của nhân vật Liên cũng chẳng sai. Ta thấy rõ điều đó qua cái giật mình của nhân vật. “Liên mãi ngồi quên mất! Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn xếp những quả sơn đen lại”.
“Trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng gió mát”. Nhưng câu văn như vậy có rất nhiều và được dùng một cách chính xác đạt đến mẫu mực. Phải chăng cảm nhận ấy xuất phát từ tâm hồn nhà văn hay chính là từ tâm hồn của Liên khi phố huyện đã chìm trong im lìm của vắng lặng. Trong con mắt “Dõi theo những bóng ngườI về muộn từ từ trong đêm”.
Nếu như đầu tối phố huyện còn được “trang hoàng” bằng những ánh đèn hắt ra từ những quán bên đường thì bây giờ chỉ còn là bóng đêm. Một vài tia sáng le lói từ kẻ cửa thành từng vệt. Con mắt thơ mộng đâu chỉ dừng ở những ánh sáng rất thực mà tìm đến cái mong manh của thứ đom đóm lập loè trong kẽ lá bàng lại càng gợi buồn khó tả. Ánh sáng hiếm hoi của thiên nhiên được nhà văn “ chớp” nhanh trong cái nhìn lãng mạn. Chất thơ chính là ở đó. Vừa có vài hiện thực vừa có sự bay bổng của người bút phác lên và đằm lại trên trang văn. Nhưng tất cả vẫn là cái thường nhật diễn ra trong cảnh sống vốn quẩn quanh lầm lũi.
Ánh đèn của chị Tí đủ soi một khoảnh nhỏ. Nếu quan sát từ xa, ta sẽ thấy một bức tranh khá hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật vớI hai “gam màu” sáng tối. Khuônmặt người phụ nữ chân quê chất phát đã trảI qua một ngày bươn bải vớI cuộc sống để kiếm cái ăn, manh áo. Cuộc sống gia đình bận rộn tốI tăm. Nhưng tốI nào chị cũng góp một ánh đèn như thế. Tuy để làm thêm thu nhập, nhưng hình như họ chỉ bán cho lấy lệ.
Vậy thì cái gì đã làm cho họ ra đây? Phải chăng đó là nếp sống. Và phố huyện ban đêm là nơi để họ sống…Âm thanh của cuộc sống phát ra từ những lờI đốI thoạI, những hoạt động của con ngườI nơi đây. Mỗi người đều góp một thứ ánh sáng, một chút hương vị, âm thanh. Tất cả tạo nên một bức tranh phố nghèo.
Chẳng có một nét chấm phá nào trong bức tranh nhưng tất cả những con người có mặt đã làm nên tổng thể củacảnh vật cuộc sống.
Nếu như ở Nam Cao là những cảnh sống hiện thực khốn khổ vớI nước mắt của đói, miếng ăn và áp bức thì cuộc sống hiện thực trong văn Thạch Lam được “đo bằng” một đơn vị “lãng mạn” nhất định. Nét bút của ông đã phát hoạ một cách rất nhẹ nhàng uyển chuyển. Phố huyện nghèo và cũng có rất nhiều lý do để ngườI dân phải lao vào cuộc bon chen giành dật sự sinh tồn. Nhưng ở đây là một không khí chan hoà thực sự, ấm áp tình người và mỗi người khi ra về chắc chắn vẫn giữ được sự ấm áp quen thân dù rất buồn.
Sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đã giúp Thạch Lam có được chất văn nhẹ nhàng thanh thoát, ẩn hiện nhân cách tuyệt vời của ông.
Câu 12:
Câu 13:
Câu 14:Từ lâu nhiều người đã kể Số đỏ của Vũ Trọng Phụng vào hàng những tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết trào phúng. Số đỏ như chính là hiện thân của nghệ thuật trào phúng trong văn xuôi Việt Nam. Với Số đỏ, người đọc được cười từ đầu đến cuối, cười một cách hả hê, thoải mái. Nhưng cũng với Số đỏ người đọc phải phẫn uất mà kêu lên: Trời, cái xã hội gì, cái lũ người gì mà giả dối, bịp bợm đến thế, bất nhân bạc ác đến thế.
Đọc Số đỏ, người ta nghĩ: đây đúng là đất sở trường của Vũ Trọng Phụng, đây thật là ngón võ sở trường của Vũ Trọng Phụng. Trong tác phẩm này, ngón võ ấy được sử dụng một cách cực kỳ lợi hại trong một chương, chương XV, có nhan đề là Hạnh phúc của một tang gia. Ngón võ ấy là ngón gì? Ấy chính là nghệ thuật tạo mâu thuẫn. Thật ra thì không phải Vũ Trọng Phụng tạo ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn vốn nó tự có trong bản chất xã hội, và nhà văn Vũ, với cái nhìn sắc như dao của mình, với cái tài của một nhà trào phúng bẩm sinh, đã nhận ra nó, chỉ nó ra, nâng nó lên cho cả bàn dân thiên hạ nhìn thấy, để cười, để căm ghét và khinh bỉ nó.
Cách đặt nhan đề chương sách của Vũ Trọng Phụng đã lạ lùng, đầy mâu thuẫn: Hạnh phúc của một tang gia. Tang gia mà cũng hạnh phúc à? Tang gia mà cũng có thể hạnh phúc được ư? Cái chết, cái chết của người thân gia đình có thể đem lại cho người ta hạnh phúc được sao? Nếu chỉ đọc nhan đề, người ta có thể nghĩ là nhà văn đã bịa ra, bịa ra một cách ác ý sự kết hợp của hai khái niệm hoàn toàn đối lập ấy. Nhưng không, đó không phải là ác ý của nhà văn, đó là sự thật của đời sống, sự thật của một xã hội mà nhà văn muốn mổ xẻ ra để mọi người nhìn thấy nó tận mặt.
vi hành đồng thời là một tác phẩm trào phúng nhằm châm biếm, đả kích những đối tượng mà tác giả đã có chủ ý. Ở bất kỳ tác phẩm tráo phúng nào, hiệu quả nghệ thuât jchỉ có được thông qua tiếng cười . Ở Vi hành, tiếng cười đến từ tình huống truyện ( liên tục nhầm lẫn ),từ việc tạo dựng mâu thuẫn, sử dụng thành thạo các biện pháp phóng đại và ngôn ngữ trào phúng. Trong tác phẩm đay dẫy những mâu thuẫn được xây dựng từ cốt truyện, chi tiết đến bản thân hình tượng nhan vật. Hình tượng Khải Định : Là sự đối lập giữa một đấng hoàng thượng, đại diện cho một quốc gia, lẽ phải tôn nghiêm với tên hề lố lăng, trơ trẽn ;sự đối lập giữa mục đích vi hành vốn của những bậc cải trang vĩ đại muốn đi sâu vào cuộc sống nhân dân với chuyến vi hành đẻ tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng của cậu công tử bé đặng được ăn chơi bừa bãi ... Chính phủ Pháp : Là sự đối lập giữa miệng lưỡi hô hào thực hiện “khai hoá văn minh” với chính sách đầu độc rượu và thuốc phiện ở thuộc địa ;là sự mị dân về tự do, dân chủ với chế độ mật thám dày đặc,bám chặt lấy những người yêu nước Việt Nam như hình với bóng... Tiếng cười đã bật ra từ các mâu thuẫn ấy và bản chất của sự thật được phơi bầy. Biện pháp phóng đại được tác giả Vi hành sử dụng khá hiệu quả, từ sự phóng đại về sự kiện ( nhầm lẫn ) đến từng chi tiết .Chẳng hạn, Khải Định gửi tuỳ tùng ở kho hành lý nhà ga để đi chơi vi hành.Nước Pháp đang thiếu những trò lố giải trí thì Đúng lúc đó thì có một ông vua đến với chúng ta .Bộ dạng vua An Nam kỳ quái đến nỗi ông bầu nhà hát múa rối định ký giao kèo thuê đấy ! Sự ngu ngơ ( vì nhầm lẫn ) của bộ máy chính quyền nước Pháp khi xem tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế rối bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt ... Tác giả sử dụng chơi chữ đắt giá : Inognito nguyên nghĩa tiếng Pháp là không để người ta biết, hoặc mang một cái tên không phải là thật.Khi dịch sang tiếng Việt, nhà thơ Phạm Huy Thông dùng vi hành, với nghĩa tương tự . Ở phương đông vua chúa vi hành để hiểu dân là chuyện không hiếm .Tác giả trong chuyện cũng đã kể lại chuyện vi hành của các đấng minh quân : vua Thuấn ( Trung Quốc ),vua Pie ( Nga ) .Khải Định sang Pháp cũng cair trang đi nơi này nơi khác, tức vi hành, nhưng đê tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng .Hoặc gọi cuộc ăn chơi của Khải Định là học đòi “các cậu công tử bé”.Người Pháp ai cũng biết đến các “đại công tử”, tức những nhà quý tộc nhiwuf tiền của, ăn chơi đài các.Khải Định sang Pháp cũng tập tành ăn chơi, nhưng dốt nát, chơi chưa đúng điệu, chỉ xứng với hạng “công tử bé” mà thôi. Tác giả sao sánh mật thám Pháp theo dõi, rình mò như bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất.Vì sợ mất đối tượng theo dõi nên họ bám chặt lấy đế giày tôi,dính chặt với tôi như hình với bóng …Trong truyện ngắn Vi hành, giọng điệu trần thuật được thay đổi liên tục .Khi trang nghiêm :Tôi đã thuật lại y nguyên câu chuyện ...;Tôi nhớ chuyện vua Thuấn ... Khi giả vờ trang nghiêm : Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao.Lúc châm chọc: Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền cai trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ nhất, có được sung sướng, có quyền uống nhiều rượu bằng dân Nam, dưới quyền cai trị của ngài, hay không ? Lúc mỉa mai : Đến nay,tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá...;Ngày nay, cứ mỗi lần ra cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.

Sự thay đổi giọng điệu nhanh chóng, có khi diễn ra ngay trong một lời kể, một đoạn văn .Nó dẫn dắt tâm lý mtìn cảm người đọc theo mỗi giọng điệu và cho phép tác giả liên tưởng từ chuyện nọ sang chuyện kia một cách tuỳ hứng theo ý đồ sáng tạo của mình.Ví như, từ chuyện vi hành của Khải Định, người kể liên tưởng đến các chuyến vi hành của những đấng minh quân, rồi lại mỉa mai mục đích vi hành của tên vua tay sai.Hoặc, từ chuyện ở nước Pháp, người kể nói đến chuyện tại các xứ thuộc địa ;chuyện nhầm lẫn ở Mác xây với mạng lưới mật thám Pháp ... Bởi vậy, với dung lượng chỉ là một chuyện ngắn, chỉ độ 3 trang giấy in, nhưng tác giả đã nói rất nhiều với sự linh động, hấp dẫn và đầy tính thuyết phục .
Câu 15:
Câu 16:
Câu 17:
Nam Cao (1915 - 1951) là bút danh của Trần Hữu Tri. Quê ở Đại Hoàng, Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước 1945, dạy học, viết văn, 1943 gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc. Tham gia cướp chính quyền ở địa phương, 1946 làm phóng viên mặt trận miền Nam Trung Bộ. Sau đó lên Việt Bắc làm công tác Văn nghệ, 1951 hy sinh tại vùng địch hậu Liên khu III. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạnh. Tác phẩm gồm có trên 60 truyện ngắn và 1 tiểu thuyết Sống mòn, Chí Phèo, Lão Hạc, Mua nhà, Đời thừa… là những truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao. Sau Cách mạng Nam Cao viết chưa được nhiều vì ông hy sinh quá sớm: truyện ngắn Đôi mắt, Nhật ký ở rừng, Chuyện Biên giới. Nam Cao có tài kể chuyện, ngôn ngữ uyển chuyển, gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Giỏi phân tích tâm lý nhân vật. Nhiều trang văn của ông thấm đượm ý vị triết lý trữ tình. Đề tài nông dân nghèo và người trí thức tiểu tư sản được Nam Cao viết rất hay và cảm động.
Truyện Chí Phèo nói lên số phận bi thảm của người nông dân nghèo, lương thiện bị xã hội thực dân phong kiến xô đẩy vào con đường lưu manh, tội lỗi không có lối thoát. Nam Cao đã tố cáo cái hiện thực xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến. Những cảnh đời dữ dội, những con người đáng sợ, nguồn gốc của tội ác và đau thương đã và đang xô đẩy bao người lương thiện vào con đường đau khổ, tội lỗi. Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát. Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát, độc ác, ông như vừa cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện! Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa.
Câu 18:
Câu 19:
Câu 20:
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 10-01-2009, 11:09 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : bài giải đề cương văn 11 cơ bản PĐL

Anh em cố gắng post lên đi, một mình tui ko làm hết dc đâu
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 15-01-2009, 05:51 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : bài giải đề cương văn 11 cơ bản PĐL

Câu 5:
“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu ba bài “nức danh nhất” về thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. “Thu điếu” cũng như “Thu ẩm”, “Thu vịnh” chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).



Phân tích

1. Đề

Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu “nước trong veo” có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu “lạnh lẽo” như bao trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới “lạnh lẽo” như vậy. Trên mặt ao thu đã có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tự bao giờ. “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo) – Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.


2. Thực
Tả không gian 2 chiều. Màu sắc hòa hợp. có “sóng biếc” với “lá vàng”. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn “hơi gợn tí”. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “sẽ đưa vèo” của chiếc lá thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu).


3. Luận
Bức tranh thu được mở rộng dần ra. Bầu trời thu “xanh ngắt” thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng.
“Ngõ trúc” trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:

“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?”
(Nhớ núi Đọi)

“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.


4. Kết
“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá. 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc… mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: “tựa gối ôm cần”. Một sự đợi chờ: “lâu chẳng được”. Một cái chợt tỉnh khi mơ hồ nghe “Cá đậu đớp động dưới chân bèo”. Người câu cá như đang ru hồn mình trong giấc mộng mùa thu. Người đọc nghĩ về một Lã Vọng câu cá chờ thời bên bờ sông Vị hơn mấy nghìn năm về trước. Chỉ có một tiếng cá “đớp động” sau tiếng lá thu “đưa vèo”, đó là tiếng thu của làng quê xưa. Âm thanh ấy hòa quyện với “Một tiếng trên không ngỗng nước nào”, như đưa hồn ta về với mùa thu quê hương. Người câu cá đang sống trong một tâm trạng cô đơn và lặng lẽ buồn. Một cuộc đời thanh bạch, một tâm hồn thanh cao đáng trọng.


Kết luận
Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi cái điệu xanh trong Thu điếu. Có xanh ao, xanh sóng, xanh trời, xanh tre, xanh bèo… và chỉ có một màu vàng của chiếc lá thu “đưa vèo”. Cảnh đẹp êm đềm, tĩnh lặng mà man mác buồn. Một tâm thế nhàn và thanh cao gắn bó với mùa thu quê hương, với tình yêu tha thiết.
Mỗi nét thu là một sắc thu tiếng thu gợi tả cái hồn thu đồng quê thân thiết. Vần thơ: “veo - teo - vèo - teo – bèo”, phép đối tạo nên sự hài hoà cân xứng, điệu thơ nhẹ nhàng bâng khuâng… cho thấy một bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện, hồn nhiên – đúng là xuất khẩu thành chương. Thu điếu là một bài thơ thu, tả cảnh ngụ tình tuyệt bút.
Câu 6
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghèo, rất hiếu thảo, học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được người đời ái mộ gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp.
Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm. Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh. Ông là nhà thơ của làng quê. Một hồn thơ thanh cao, chứa chan nghĩa tình đối với quê hương, gia đình, bằng hữu. Những bài thơ thu, những bài thơ viết về vợ con, tình bạn… là hay nhất, cảm động nhất. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta.
Xuất xứ: Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến. Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.
Chủ đề: Đau xót và thương tiếc bạn, khi bạn đột ngột qua đời. Nhớ lại những kỷ niệm đẹp của một tình bạn đẹp, càng cảm thấy cô đơn và đau đớn hơn bao giờ hết.
Phân tích:
1. Bạn thân qua đời đột ngột. Được tin đau đớn bàng hoàng:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
Bốn tiếng “thôi đã thôi rồi” thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì vô cùng thiêng liêng. Nỗi đau xót ngậm ngùi thấm sâu từ lòng ta, mà tỏa rộng khắp “nước mây man mác” bao la. Ngôn ngữ bình dị mà tiếng khóc lâm ly thấm thía. Thật vô cùng điêu luyện.
2. Nhớ từ thuở…
Giờ đã âm dương đôi đường cách trở, nhưng những kỷ niệm đẹp ngày nào vẫn nhớ mãi không nguôi. Nhớ kỷ niện xưa là thương tiếc bạn vô cùng, là tự hào về một tình bạn đẹp, thủy chung. Tuổi già khóc bạn nên mới kể lể như vậy:
- Nhớ ngày đỗ đạt, thành đôi bạn đồng khoa, biết mấy tự hào:
“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi với bác cùng nhau”
- Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi:
“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
- Nhớ khi đàm đạo văn chương tâm đầu ý hợp. Một chén rượu, một cung đàn, một điệu hát… nhớ mãi bạn tao nhân tri âm ở đời:
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần trước sau”
- Cùng chung hoạn nạn. Cùng chung tuổi già. Ba chữ “thôi” như một tiếng thở dài ngao ngán:
“Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!”
- Kỷ niệm cuối cùng đôi bạn già gặp nhau. Nhiều mừng vui bịn rịn. Phảng phất lo âu. Xúc động bồi hồi. Bạn đã mất rồi mà nhà thơ tưởng như bạn còn hiển hiện:
“Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can”
3. Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời…
- Bạn đã mất rồi. Tin buồn đến quá đột ngột. Đau đớn cực độ như chết đi nửa con người. Không thể nào tin được “sự việc” đã xảy ra. Vừa bàng hoàng ngạc nhiên vừa tái tê đau đớn! Nhà thơ như tự hỏi mình: “Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”
- Trách bạn “Vội vàng chi đã mải lên tiên”. Cảm thông với nỗi “chán đời” của bạn vì tuổi già lại ốm đau,… Bạn “lên tiên” để nhà thơ ở lại cõi trần, trở nên cô đơn lẻ bóng. Với Nguyễn Khuyến nỗi đau như nhân lên nhiều lần: vợ mất, con chết, nay bạn tri âm lại qua đời. Cuộc sống mất hết niềm vui và trở nên vô nghĩa. Nhà thơ nhắc lại 2 điển tích về Bá Nha và Chung Tử Kỳ (đàn kia), về Trần Phồn và Từ Trĩ (giường kia…) để diễn tả nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng.
Đây là 6 câu thơ hay nhất trong bài được nhiều người hau nhắc đến khi nói về tình bạn. Có 6 chữ “không”, 2 từ láy: “hững hờ”, “ngẩn ngơ” – cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ cực kỳ điêu luyện, thơ liền mạch – của Tam nguyên Yên Đồ:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mùa
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai ai biết mà đưa.
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
- Nỗi đau đớn, tiếc thương bạn không thể nào kể xiết. Nhà thơ như “lặng” đi. Tuổi già vốn ít lệ. Chỉ biết khóc bạn trong lòng:
“Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Câu thơ chữ Hán diễn tả ý thơ này, nỗi đau như nén lại:
“Lão nhân khốc vô lệ,
Hà tất cưỡng nhi liên”
Nghĩa là: Người già khóc không nước mắt – Cac chi mà cố gượng cho (nước mắt) giàn giụa ra.
Kết luận: “Khóc Dương Khuê” là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình. Thể thơ song thất lục bát giàu âm điệu trầm bổng, réo rắt đã góp phần tạo nên giọng lâm li thê thiết. Câu thơ nào, vần thơ nào cũng như thấm đầy lệ. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” khác nào một bài văn tế?

thay đổi nội dung bởi: vinaone9x, 15-01-2009 lúc 05:59 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
[Môn Xã Hội] Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản vinaone9x Giúp nhau học tập 4 10-01-2009 11:07 PM
Vấn đề văn hoá phát ngôn của member trên diễn đàn MatDem Tâm sự Online 2 19-11-2008 07:33 PM


Hiện tại là 02:57 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.