Trở về   Yên Thành Online > Thảo luận nghiêm túc > Giúp nhau học tập

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 10-01-2009, 08:12 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản

Anh em làm tiếp đi nha, post lên mình cùng tham khảo

Câu 1: Nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản
+ Về chính trị: Nhật hàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán đi lại.
+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xóa bỏ sự độc quyền riêng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cóng,phục vụ giao thông liên lạc " Những cải cách này nhằm xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa.
+ Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài ... " Mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương Tây.
+ Về văn hóa - giáo dục: Trong khi Trung Quốc và một số nước khác vẫn duy trì giáo dục, văn hóa, đối tượng được học hành rất hạn chế thì Nhật Bản đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây.
=> Mục đích của cải cách trên là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản chủ nghĩa có một nền công nghiệp phát triển hiện đại, những chính sách cải cách đi theo hướng tư bản chủ nghĩa (theo phương Tây), song người thực hiện cải cách lại là một ông vua phong kiến. Cuộc Duy Tân đã giải quyết nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản : gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến. Là một cuộc cách mạng xã hội toàn diện. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật.
Câu 2: Sự thành lập, hoạt động và phân hóa của Đảng Quốc Đại Ấn Độ
Cuối năm 1885, Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đảo thành lập. Đó là chính đảng đấu tiên của giai cấp tư sản ấn Độ. Nó đánh dấu một giai đoạn mới, giai đoạn giai cấp tư sản ấn Độ bước lên vũ đài chính tả. - Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp Ôn hòa để đòi chính phủ thực dán tiến hành cải cách và không tán thành phường pháp đấu tranh bằng bạo lực. - Về sau, một phái dân chủ cấp tiến do B.Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái "cực đoan". Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái "ôn hoà đòi hỏi cổ thái độ kiên quyết chống Anh.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 10-01-2009, 08:38 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3: Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọi Trung Quốc
- Từ thế kỉ XVIII và nhất là sang thế kỉ XIX, Trung Quốc đứng trước nguy cơ trở thành miếng mồi cho bọn đế quốc phân chia, xâu xé.
- Để xâm chiếm Trung Quốc, các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Anh, tìm mọi cách đòi chính quyền Mãn Thanh phải “mở cửa”, đòi tự do buôn bán thuốc phiện – món hàng mang lại lợi nhuận cho bọn tư sản.
- Viện cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và đốt cháy thuốc phiện của các tàu buôn Anh, thực dân Anh đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thuốc phiện bắt đầu từ tháng 6/1840 và kết thúc vào tháng 8/1842. Chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận các điều khoản theo yêu cầu của thực dân Anh.
- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức đã chiếm tỉnh Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ song Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nga, Nhật chiếm vùng phía Đông Bắc…
Câu 4: Nhận xét phong trào đấu tranh của nhân dân TQ từ giữa XIX đến đầu XX
-Kết quả đều thất bại do bị triều đình Mãn Thanh và đế quốc đàn áp.
- Chống lại PK và ĐQ
- Mang tính chất dân tộc
- Tạo điều kiện cho Cm Tân Hợi thắng lợi
- Cổ vũ ptrào đấu tranh của nhân dân TQ
- Để lại bài học kinh nghiệm
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân TQ...

-Kết quả:
- Cuối tháng 12 năm 1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh cách mạng) họp ở Nam Kinh và bầu Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời. Một hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận sự bình đẳng và các quyền tự do dân chủ của mọi công dân nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân đã được ghi trong cương lĩnh của Đồng minh hội.
- Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, địa chủ và tư sản hoảng sợ, vội vã thương lượng với triều đình Mãn Thanh. Các nước đế quốc cũng ép họ phải thỏa hiệp. Kết quả là vua Thanh thoái vị, nhưng Viên Thế Khải- một đại thần của triều đình phong kiến- lên làm tổng thống, Tôn Trung Sơn bị buộc phải từ chức vào tháng 3 năm 1913 . Trên thực tế, cách mạng chấm dứt; các thế lực phong kiến quân phiệt nắm chính quyền
- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản do những phần tử trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. Do đấu tranh của quần chúng nhân dân, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nền cộng hòa được thiết lập. Nhưng đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để: không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, không chia ruộng đất cho dân cày, không xóa bỏ ách nô dịch của nước ngoài.
Ý nghĩa
Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử lớn lao: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
Câu 5, 6: Cách mạng Tân Hợi 1911 và Hạn chế của CM Tân Hợi 1911
Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng do Tôn Dật Tiên khởi xướng năm 1911 nhằm lật đổ chế độ phong kiến Trung Hoa và được lãnh đạo bởi những người thuộc tầng lớp trí thức như Tôn Dật Tiên, Hoàng Hưng, Tống Giáo Nhân...
Do ảnh hưởng của Cách mạng Nga 1905-1907, phong trào yêu nước chống phong kiến và đế quốc của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản Trung Quốc thấy sự cần thiết phải tập hợp các lực lượng dân chủ và yêu nước để đấu tranh thắng lợi.
Tháng 8 năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội trên cơ sở thống nhất ba tổ chức lớn (Hoa Hưng Hội, Hưng Trung hộiQuang Phục hội) và một số tổ chức nhỏ khác nhằm “đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, chia ruộng đất cho dân cày”. Đường lối của Đồng minh hội có nhiều nhược điểm, thể hiện tính chất không tưởng, nhưng cũng cổ vũ phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Trong những năm 1906-1908, Đồng minh hội lãnh đạo 10 cuộc khởi nghĩa chống Mãn Thanh, nhưng đều thất bại.
Năm 1911, nhân dân khắp nơi nổi dậy phản đối triều đình trao quyền khai thác đường sắt cho công ty nước ngoài. Nhân cơ hội này, ngày 10 tháng 10 năm 1911 Đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương .Cuộc khởi nghĩa thắng lợi nhanh chóng và lan rộng khắp nước. Công nhân, nông dân là lực lượng chủ yếu làm nghĩa quân. Sau này, ngày 10 tháng 10 được gọi là ngày "song thập". Nhưng, một số phần tử lãnh đạo Đồng minh hội, xuất thân quan lại địa chủ và tư sản, tìm cách hạn chế sự phát triển của cách mạng và thỏa hiệp với giai cấp phong kiến.
Cuối tháng 12 năm 1911, Quốc dân đại hội (gồm đại biểu các tỉnh cách mạng) họp ở Nam Kinh và bầu Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống đứng đầu chính phủ lâm thời. Một hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận sự bình đẳng và các quyền tự do dân chủ của mọi công dân nhưng không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân đã được ghi trong cương lĩnh của Đồng minh hội.
Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, địa chủ và tư sản hoảng sợ, vội vã thương lượng với triều đình Mãn Thanh. Các nước đế quốc cũng ép họ phải thỏa hiệp. Kết quả là vua Thanh thoái vị, nhưng Viên Thế Khải- một đại thần của triều đình phong kiến- lên làm tổng thống, Tôn Trung Sơn bị buộc phải từ chức vào tháng 3 năm 1913 . Trên thực tế, cách mạng chấm dứt; các thế lực phong kiến quân phiệt nắm chính quyền.
Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản do những phần tử trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. Do đấu tranh của quần chúng nhân dân, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, nền cộng hòa được thiết lập. Nhưng đây là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để: không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến, không chia ruộng đất cho dân cày, không xóa bỏ ách nô dịch của nước ngoài.
Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử lớn lao: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.

thay đổi nội dung bởi: vinaone9x, 10-01-2009 lúc 08:49 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 10-01-2009, 09:03 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7: Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
- Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý quan trọng và giàu tài nguyên.
- Chế độ phong kiến ở các nước đang suy yếu.
- Thực dân Anh xâm lược Mã Lai, Miến Điện. Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào. Hà lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a. Anh, Pháp chia nhau khu vực ảnh hưởng ở Xiêm (Thái Lan).
Câu 8: Vì sao Xiêm không trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
Sau khi chiến tranh kết thúc, dưới danh nghĩa Đồng minh, quân đội Anh vào chiếm đóng Thái Lan với âm mưu khôi phục lại địa vị cũ của mình. Nhưng, thông qua “viện trợ” kinh tế, quân sự và đặc biệt thông qua các cuộc đảo chính quân sự (tháng 11 – 1947 và tháng 11 – 1951, v.v…), đã hất cẳng được Anh và đưa các thế lực thân lên cầm quyền ở Thái Lan. Tháng 9 – 1954, lôi kéo Thái Lan gia nhập khối phòng thủ Đông Nam Á (SEATO) và thiết lập bộ chỉ huy khối quân sự này tại Băng Cốc. Chính phủ Thái Lan đã phái các đơn vị lính đánh thuê Thái Lan sang tham chiến bên cạnh Lào và Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của ở ba nước Đông Dương. Từ năm 1979, Thái Lan đã ủng hộ và cung cấp “đất thánh” cho các thế lực chống đối chống lại chính phủ Phnôm Pênh và công cuộc hồi sinh của nhân dân Campuchia.

Việc thực hiện một đường lối đối đầu chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương trên thực tế chỉ làm cho tình hình khu vực Đông Nam Á thêm căng thẳng, mất ổn định. Cũng vì thế, từ cuối những năm 80, những người cầm quyền Thái Lan đã đưa ra khẩu hiệu “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” và chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau trong cùng tồn tại hoà bình. Cũng từ đó, mối quan hệ giữa Thái Lan và ba nước Đông Dương không ngừng được cải thiện và sự hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá không ngừng tăng tiến.

Từ năm 1960, nền kinh tế Thái Lan có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp (đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo), công nghệ dệt và may mặc, du lịch. Hiện nay, Thái Lan được xếp vào hàng những quốc gia đang đứng trước ngưỡng cửa trở thành một nước công nghiệp.

Câu 9: Phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNÁ
* Nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á:
- In-đô-nê-xi-a: Cuối TK XIX – đầu TK XX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ sau 1905, nhiều tổ chức công đoàn được thành lập và bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Phi-lip-pin: Cuộc đấu tranh chống Tây Ban Nha nổ ra quyết liệt. Cuộc CM 1896-1898 dẫn đến việc thành lập nước cộng hòa Phi-lip-pin. Nhưng sau đó Mĩ thôn tính.
- Đông Dương:
+ Cam-pu-chia: Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
+ Lào: Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét.
+ Việt Nam: Phong trào Cần Vương, Phong trào nông dân Yên Thế.
* Thất bại do: Thiếu sự liên minh công – nông, đường lối lãnh đạo CM chưa đúng đắn, lực lượng chên lệch.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 10-01-2009, 11:06 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu chống thực dân của nhân dân châu Phi cuối XIX đầu XXNăm 1868, Pháp vận động được Ai Cập cùng nhau thực hiện dự án kênh đào Suez. Đây là hành động xâm nhập châu Phi chính thức thứ hai của nước này sau Algérie. Tuy nhiên, sau đó vì nhiều lý do, Ai Cập đã nhượng lại cổ phần của mình trong dự án cho Anh vào năm 1875. Lập tức, Anh đẩy mạnh xâm nhập châu Phi từ Ai Cập mà trước hết là đặt Ai Cập dưới sự bảo hộ của mình và tiến hành xâm chiếm Sudan năm 1882. Việc này làm mâu thuẫn giữa Anh và Pháp về vấn đề châu Phi nảy sinh từ cuộc viễn chinh của Napoleon được đẩy cao thêm, sau này dẫn tới sự kiện Fashoda.
Trước động thái của Anh, Pháp đã khẩn trương chiếm Tuynisia năm 1881, Guinée năm 1884. Tuynisia vốn được Italia để ý từ lâu. Việc Pháp chiếm Tuynisia đã đẩy Italia tiến tới liên minh với ĐứcÁo. Không chiếm được Tuynisia, song Italia đã xâm nhập được vào miền Đông Bắc Phi tại Eritrea và chiếm được một phần xứ này.
Bên cạnh Bắc Phi, Pháp cũng xúc tiến xâm nhập châu Phi từ phía Tây trong những năm 1880. Pierre Savorgnan de Brazza được Pháp cử đi thám hiểm Vương quốc Kongo. Cùng thời gian đó, vua Bỉ Leópold Đệ nhị bí mật cử Henry Stanley quay trở lại Congo để thám hiểm với mục đích chuẩn bị cho việc nước này xâm nhập vào đây. Kết quả là Bỉ đã chiếm được Congo trước Pháp và Nhà nước Tự do Congo được thành lập là tài sản riêng của Leópold Đệ nhị.
Tới thập niên 1880, người Đức có thay đổi trong chính sách xâm chiếm thuộc địa. Trước đó, người Đức có ý đồ tranh giành thuộc địa ở châu Á và châu Đại Dương, nhất là nhằm vào Philippines, TimorĐài Loan. Khi Otto von Bismarck lên làm thủ tướng Phổ, ông liền tuyên bố Weltpolitik (Chính sách thế giới). Theo đó, Phổ sẽ tập trung hoạt động khai phá thuộc địa của mình ở châu Phi. Trong vòng hai năm 1884-1885, Đức khẩn trương thâm nhập vào Tây Phi, Tây Nam Phi và Đông Phi để từ hai phía Đông - Tây chiếm thêm các miền đất khác của châu Phi. Chính sách bành trướng theo chiều ngang này của Đức đã xung đột với chính sách bành trướng theo chiều dọc từ hai đầu Nam - Bắc của Anh. Hai nước đã phải đàm phán với nhau và kết quả là Đức chịu để cho Anh chiếm các miền mà nay là KenyaUganda.
Một mặt chủ động xâm chiếm, mặt khác Bismarck mở Hội nghị Berlin vào năm 1884. Tại hội nghị này, các nhà ngoại giao của 14 nước châu Âu đã đề ra một số nguyên tắc về chiếm thuộc địa ở châu Phi trong đó có việc các nước không được có hành động chiếm thuộc địa nào mà không báo trước cho các nước khác biết.
Năm 1894, Tây Phi thuộc Pháp được thành lập và Pháp dựa vào đây để mở rộng lãnh địa của mình ở Tây Phi.Ở Đông Phi, mâu thuẫn Anh - Pháp ngày càng dâng cao dẫn tới sự kiện Fashoda. Chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều ngang Đông - Tây của Pháp xung đột với chính sách bành trướng thuộc địa theo chiều dọc Bắc - Nam của Anh và điểm tập trung sự xung đột là Sudan. Năm 1894, Pháp cử quân tới chiếm Fashoda ở thượng lưu sông Nile làm xứ bảo hộ của mình. Anh liền hậu thuẫn cho một lực lượng bản xứ Sudan chống lại quân Pháp. Chiến tranh gần như sắp nổ ra. Sau đó, Pháp nhượng bộ và từ bỏ Đông Phi. Mâu thuẫn Anh - Pháp tại vùng Đông Phi được giải quyết sau sự kiện Fashoda, Pháp chịu cho Anh tiến vào Tây Phi và chiếm các xứ ngày nay là Nigeria, còn Anh chịu cho Pháp chiếm Madagasca và thừa nhận ảnh hưởng của Pháp tại Maroc.
Năm 1905, Wilhelm Đệ nhị của Đức đến thăm Tanger (Maroc) và có bài phát biểu ủng hộ sự độc lập của Maroc. Điều này khiến cho mâu thuẫn Pháp - Đức vốn có sẵn từ lâu dâng cao thêm. Hai nước đưa lực lượng quân sự của mình tới vùng biên giới chung để sẵn sàng chiến đấu. Hội nghị Algeciras được tổ chức để giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước. Tại đây, do được ít nước tham dự ủng hộ, nên Đức đã phải chịu nhượng bộ Pháp. Lịch sử gọi sự kiện giữa hai nước này là Khủng hoảng Maroc thứ nhất. Tuy nhiên, tham vọng của Đức không mất đi.
Năm 1911, người Berber ở Maroc nổi dậy chống Pháp. Pháp xuất binh trấn áp. Đức lấy cớ bảo vệ kiều dân của mình liền cử pháo hạm Panther tới Agadir. Pháp tố cáo với Anh hành động của Đức và đề nghị Anh Pháp liên hợp cử các đơn vị hải quân tới Agadir. Anh coi hành động của Đức là thách thức ưu quyền về hải quân của mình. Quan hệ giữa các nước châu Âu trở nên căng thẳng. Lịch sử gọi đây là Khủng hoảng Maroc thứ hai hay Khủng hoảng Agadir. Sau đó đàm phán được tiến hành với kết quả là Đức tuyên bố tôn trọng ảnh hưởng của Pháp với toàn bộ Maroc, nhưng Pháp phải "thưởng" cho Đức một phần xứ Congo thuộc Pháp. Đức gọi thuộc địa mới này là Neukamerun và nhập vào Kamerun, thuộc địa của Đức từ 1884. Đức "cảm ơn" Pháp bằng một vùng đất nhỏ ở nơi ngày nay gần thủ đô N'Djamena của Tchad.
Câu 11:
Câu 12:
Câu 13: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến Tranh thế giới lần thứ nhất
Chủ nghĩa đế quốc

Vladimir Ilyich Lenin và những người Bolshevik, cùng một phần lớn những người xã hội chủ nghĩa của châu Âu phân tích có cơ sở và cho rằng chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các chủ nghĩa đế quốc cầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chất chiến tranh đế quốc: là sự phân chia lại thế giới của các đế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến. Nguyên nhân theo phân tích của Lenin: sự lớn mạnh của Đế quốc Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ: những tham vọng thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này gặp phải sức phản kháng của các "đế quốc già" là Anh, Pháp và Nga. Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman đã suy yếu không còn đủ "tư cách" và vai trò để có ảnh hưởng trong khu vực Trung Âu, BalkansKavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng... Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới có lợi cho kẻ thắng trên cơ sở những mất phần của kẻ thua.


Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt

Một nhóm nguyên nhân khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra là hệ thống các liên minh quân sự, sự chạy đua vũ trang và chủ nghĩa quân phiệt của các đế chế:
  • Liên minh quân sự theo khối: Trong các mâu thuẫn và tương đồng quyền lợi, các quốc gia tìm kiếm lôi kéo thành lập các hiệp ước liên minh quân sự để tăng cường thế lực, bành trướng ảnh hưởng. Việc này làm cho tình hình thế giới càng trở nên cực kỳ căng thẳng vì bất cứ một xung đột quốc gia nào đều có thể trở thành xung đột quốc tế, điều này là rất điển hình cho Thế chiến I. Và thực tế cho thấy từ một sự kiện ám sát có tính dân tộc trong một Đế chế Áo – Hung, mâu thuẫn đã được cộng hưởng, khuếch đại và trở thành chiến tranh thế giới.
  • Chạy đua vũ trang: điển hình là trước thế chiến Anh cho hạ thuỷ lớp chiến liệt hạm Dreadnought với các tính năng chiến đấu cách mạng trên biển, tạo nên chạy đua vũ trang quyết liệt giữa Anh và Đức. Việc các quốc gia chạy đua vũ trang để duy trì và giành ưu thế quân sự trên bộ và trên biển dẫn đến sự phản ứng tương ứng của phía đối địch. Kết quả là cả hai phe đều cảm thấy bị đe doạ từ phía bên kia và lại càng chạy đua vũ trang và lại bị đe doạ ở mức độ mới cao hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên chiến tranh.
  • Chủ nghĩa quân phiệt: tại các quốc gia quân chủ chuyên chế như Đế quốc Nga, Đức Kaiser, Đế chế Áo – Hung và Đế chế Ottoman và cả ở các quốc gia khác thì tầng lớp quân nhân, tướng lĩnh có một thế lực và ảnh hưởng rất lớn. Họ không bị kiểm soát bởi các thiết chế dân chủ, lại rất gần gũi Quân vương, Hoàng đế và luôn có xu hướng hiếu chiến và tinh thần ái quốc cực đoan của chủ nghĩa Sôvanh (chauvinism).


Chủ nghĩa dân tộc


Sau thế kỷ 19 tại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận thức thì hiển nhiên nhận thức về quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân tộc thường đi kèm với chủ nghĩa xô-vanh và trên con đường tìm vị thế của mình các dân tộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tích luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng.
Chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân chính của vụ ám sát hoàng tử Áo-Hung tại Bosnia. Đế quốc NgaĐế chế Ottoman đã đi đến chiến tranh tại Balkan năm 1878. Sau cuộc chiến, Nga có ảnh hưởng lớn ở Balkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ở Bosnia và năm 1908 thì gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi đây, nắm toàn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động các nước còn lại trên bán đảo Balkan lập ra Liên minh Balkan hi vọng khối này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn trước kia đối với Đế chế Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gây Chiến tranh Balkan lần thứ nhất năm 1912 và Chiến tranh Balkan lần thứ hai năm 1913 với Thổ Nhĩ Kỳ.Đến năm 1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như không còn ảnh hưởng ở bán đảo này. Áo-Hung lại trở thành kẻ thù lớn của Liên minh Balkan. Serbia, nước theo chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan lúc này đã vận động chủ nghĩa dân tộc Bosnia là nước có chung đường biên giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử được trợ giúp bởi tổ chức dân tộc Bàn tay đen của Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung vào 28 tháng 6 năm 1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và một tháng sau, Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914.
Chiến tranh là tất yếu?

Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầu thế kỷ 20, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Thế chiến thứ nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng với Thế chiến thứ hai sẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần trăm triệu mạng trong hai cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "quên".


Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 10-01-2009, 11:07 PM
vinaone9x's Avatar
vinaone9x vinaone9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 24/10/2008
Họ và tên: Phan Hoàng Đức
Bài viết: 753
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua ICQ tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua AIM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua MSM tới vinaone9x Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới vinaone9x
Default Trả lời : Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14: Niên biểu Chiến tranh thế giới lần thứ 2
Câu 15: Tình hình nước Nga trước Cách mạng


Sau khi cách mạng tư sản Nga 1905-1907 thất bại, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Nga tuyên chiến với Đức, chính thức tham gia vào Thế chiến thứ nhất với hi vọng có thêm thị trườngthuộc địa sau chiến tranh. Tuy nhiên quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường do trình độ tổ chức kém và lạc hậu khiến nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng do Nga hoàng đã tốn rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng tỏ ra bất lực, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.
Nguyên nhân khách quan


Kinh tế

Đầu thế kỷ XX, đế quốc Nga là 1 trong những đế quốc lớn nhất thế giới. Sau cuộc cải cách nông nô 1861, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển nhanh chóng. Tuy phát triển sau các nước tư bản Tây Âu nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng như các nước Tây Âu khác, đế quốc Nga cũng chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Tư bản nước ngoài đầu tư mạnh mẽ vào Nga như Anh, Pháp, Đức đặc biệt là Pháp với 5 tỉ Rupee. Các ngành công nghiệp nặng phát triển như luyện kim, cơ khí, hoá dầu,… với nhiều thành tựu như từ năm 1860 đến 1890, sản lượng thép tăng lên 3 lần, than đá tăng 19 lần, chiều dài đường xe lửa tăng gấp đôi. Sản lượng công nghiệp Nga chiếm 4 % sản lượng công nghiệp thế giới, đứng thứ 5 thế giới. Đến đầu thế kỷ XX, 150 công ty độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế Nga như ngân hàng Nga Á chiếm 1/3 tổng số vốn ngân hàng của nước Nga. Về trình độ công nghiệp của Nga thua kém các nước khác nhưng mức độ tập trung công nghiệp rất cao. ¾ công nhân Nga tập trung ở các thành phố lớn như Petrograd, Moscow, khu khai thác than Donetsk, khu khai thác dầu Baku.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng nhưng muộn màng của chủ nghĩa tư bản Nga vẫn không thể thay đổi 1 thực tế là nước Nga là vẫn là 1 nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Tàn tích của chế độ nông nô vẫn còn tồn tại sâu rộng ở nước Nga thể hiện rõ nét ở việc phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ. 2/3 ruộng đất trong nước nằm trong tay địa chủ, quý tộc, 30 000 đại địa chủ chiếm tới 70 triệu mẫu Nga ( 1 mẫu Nga = 1,09 hecta ) ruộng đất. Nga Hoàng đồng thời cũng là địa chủ lớn nhất với 7 triệu mẫu Nga ruộng đất. Địa chủ bóc lột nông dân hết sức nặng nề và tàn bạo , nhất là chế độ lao dịch. Trình độ sản xuất nông nghiệp lạc hậu do đó năng suất thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên.

Chính trị - xã hội

Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nicholas II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:
Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi.

Nguyên nhân chủ quan

Giai cấp công nhân Nga có sự phát triển riêng so với các nước khác. Công nhân Nga phải làm việc 12 tiếng thậm chí đến 17 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động hết sức tồi tệ lại có mức lương thấp nhất trong các nước tư bản chủ nghĩa do đó công nhân Nga sớm có ý thức đấu tranh cao. Ngoài ra, đa số công nhân Nga tập trung ở các thành phố lớn có lợi cho sự đoàn kết của giai cấp công nhân. Sự phát triển của phong trào công nhân đã đẩy nhanh việc truyền bá chủ nghĩa Marx vào nước Nga. Năm 1903, đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thành lập do Lenin đứng đầu. Từ đó giai cấp vô sản Nga đã có chính đảng là đảng Bolshevick dưới sự lãnh đạo của Lenin. Giai cấp vô sản Nga đã tiến hành cuộc cách mạng Nga 1905 và thất bại nhưng đã mang đến cho họ nhiều kinh nghiệm về mặt tổ chức và tiến hành khởi nghĩa. Lenin đã nói : “ Không có cuộc tổng diễn tập 1905 thì cũng không có thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 “.
1 điều kiện hết sức thuận lợi nữa là giai cấp tư sản Nga yếu cả về kinh tế lẫn chính trị do sự phát triển muộn của chủ nghĩa tư bản Nga, mang tính phụ thuộc cao vào chế độ quân chủ chuyên chế và tư bản nước ngoài do đó giai cấp tư sản Nga không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng và không có đủ khả năng để đàn áp giai cấp vô sản.

Nước Nga bước vào thế chiến thứ nhất và sự xuất hiện tình thế cách mạng

Những tiền đề khách quan và chủ quan của cách mạng Nga đã dẫn tới sự bùng nổ cách mạng khi đế quốc Nga tham gia vào thế chiến thứ nhất. Ngày 1 tháng 8 1914, đế quốc Đức tuyên chiến với đế quốc Nga, đế quốc Nga tham gia vào thế chiến thứ nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài càng đẩy mạnh sự sụp đổ về kinh tế và khủng hoảng chính trị, xã hội ở Nga

Sự sụp đổ về kinh tế

Nền kinh tế Nga vốn lạc hậu nên không chịu được cường độ cao của cuộc chiến tranh. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái. Từ năm 1916 đến 1917 sản lượng lương thực giảm 20%. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra khắp nơi. Sản xuất công nghiệp cũng đình đốn trong chiến tranh nên nạn thất nghiệp tăng nhanh.
Chiến tranh cũng làm cho nền tài chính nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Từ tháng 8 1914 đến tháng 3 1917 chính phủ Nga hoàng đã chi vào cuộc chiến 29 600 000 000 Rupee, cao gấp 3 lần tổng thu quốc khố. Để có tiền chi dùng cho cuộc chiến, chính phủ liên tục trưng thu những loại thuế mới và tổ chức bán quốc trái trong nhân dân. Tổng số quốc trái tính từ đầu 1914 là 8 800 000 000 Rupee đã tăng lên 36 600 000 000 vào năm 1917.

Khủng hoảng chính trị, xã hội

Ngoài mặt trận, quân đội Nga do trang bị kém và lạc hậu nên liên tiếp thất bại, từ tháng 8 1914 đến tháng 2 1917, quân đội Nga bỏ nhiều vị trí quan trọng như Ba Lan, Latvia, Lithunia, Litva, Bucovina. Đi kèm với các thất bại là mức độ thương vong khủng khiếp. Quân lính Nga chết vì bệnh tật, đói, rét và bị bắt làm từ binh. Đến đầu năm 1917 đã có 1,5 triệu lính Nga chết, 4 đến 5 triệu người bị thương, gần 2 triệu binh lính đào ngũ. Trong khi đó, một số sĩ quan trong quân đội Nga hoàng và bọn tư sản, địa chủ đã lợi dụng cuộc chiến tranh để làm giàu bất chính. Mọi nỗi khổ của cuộc chiến tranh đè nặng lên vai các tầng lớp nhân dân Nga, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga. Ngay cả 1 số người trong giai cấp tư sản cũng bất mãn với chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, muốn lợi dụng thời cơ để giành lấy chính quyền.
Trước tình hình đó, trên toàn nước Nga đã xảy ra 1416 cuộc bãi công và 294 cuộc nổi loạn của nông dân. Quân đội cũng bất mãn với chế độ Nga hoàng. Ngoài mặt trận quân đội đào ngũ hàng loạt và tổ chức nổi loạn như vụ nổi loạn của các lính thuỷ trên chiến hạm vào tháng 10 1916. Các dân tộc cũng nổi dậy. Tháng 7 1916 tại Kazakhstan, nông dân đã đứng lên khởi nghĩa, thiêu huỷ danh sách trưng binh và đập phá các cơ quan nhà nước. Đến thời điểm này, chính phủ Nga hoàng đã không còn khả năng thống trị nữa và nước Nga tiến sát tới 1 cuộc cách mạng.


Câu 16:

Câu 17:
Câu 18:
Câu 19: Nguyên nhân phát xít cầm quyền ở Đức


Trên đỉnh cao của cuộc suy thoái kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 1929, tại Đức có hơn 6 triệu người thất nghiệp mà phần lớn sống trong cảnh cùng cực. Hậu quả là các đảng cực hữu càng có nhiều người ủng hộ hơn trước đây. Sau chiến thắng lớn của những người thuộc Quốc Xã năm 1930 các thủ tướng đế chế không còn đa số trong quốc hội nữa mà chỉ điều hành chính phủ với sự trợ giúp của nội các không còn được hợp pháp hóa một cách dân chủ. Tổng thống đế chế (Reichspräsident) Paul von Hindenburg thực thi thẩm quyền của ông, bổ nhiệm thủ tướng không cần sự đồng ý của quốc hội. Luật lệ chỉ còn được ban hành như "pháp lệnh khẩn cấp" (Notverordnung) dựa trên điều 48 của Hiến pháp Weimar quy định về tình trạng khẩn cấp.
Ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hindenburg bổ nhiệm Adolf Hitler làm thủ tướng đế chế. Ngày 27 tháng 2 xảy ra vụ đốt cháy tòa nhà quốc hội đế chế (Reichstagsbrand). Hitler lợi dụng vụ đốt cháy này để ban hành thêm một pháp lệnh khẩn cấp, vô hiệu hóa quyền công dân vô thời hạn. Trước cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 5 tháng 3 năm 1933 đã xảy ra hằng loạt các vụ bắt giam những đối thủ chính trị, đặc biệt là những người cộng sản và dân chủ xã hội. Mặc dù có thêm được rất nhiều phiếu nhưng Đảng Đức Quốc Xã không đạt được đa số tuyệt đối trong cuộc bầu cử và vì thế phải liên minh với Đảng Nhân dân Đức Quốc (Deutschnationale Volkspartei). Quốc hội vừa được thành lập thông qua đạo luật toàn quyền (Ermächtigungsgesetz) 5 ngày sau đó, thừa nhận quyền lực không giới hạn của chính phủ Hitler.


Câu 20: ĐƯỜNG LỐI MỚI CỦA RUDƠVEN:

Hệ thống các chính sách, biện pháp của chính phủ Rudơven (F. D. Roosevelt; tổng thống thứ 32 của Mĩ) trong những năm 1933 - 38 nhằm khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 33) và làm giảm bớt những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản Mĩ. Nội dung chủ yếu là tăng cường sự điều tiết kinh tế của nhà nước và thực hiện một số cải cách xã hội. Ba phương hướng cơ bản của ĐLMCR: 1) Phục hồi công nghiệp và hệ thống ngân hàng - tài chính; 2) Trợ giúp người thất nghiệp và điều hoà các quan hệ lao động; 3) Khắc phục khủng hoảng nông nghiệp thừa và giải quyết những món nợ của dân trại. ĐLMCR còn bao gồm chính sách đối ngoại: chính sách láng giềng thân thiện.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Lịch sử tên nước Việt snow_na Thảo luận nghiêm túc 2 09-04-2009 01:40 PM
[Môn Xã Hội] Bài giải đề cương văn 11 cơ bản PĐL vinaone9x Giúp nhau học tập 3 15-01-2009 05:51 PM
tiền VIỆT NAM ta theo giòng lịch sử APOLONG Thảo luận nghiêm túc 6 03-12-2008 05:09 PM


Hiện tại là 02:33 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.