Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 09-10-2008, 10:33 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Rú gám quê tôi

Tên làng, Tên núi mang tên một loại cây

Theo truyền thuyết của làng kẻ Gám nói rằng: rú Gám tự xa xưa gọi là núi Phượng Sơn, vì đứng từ xa trông núi như con chim Phượng đang tư thế vỗ cánh.Ở đỉnh núi có gò đất giống đầu chim Phượng, dân làng gọi là Hòn Nhôn hay Nhôn Sơn.
Tên làng buổi đầu mới thành lập là Chân Cảm. Chân là chân thật, vững chãi trường tồn. Cảm là đông vui, trù phú. Cách đây trên 1400 năm, có ông Lý Thiên Cương con cháu nhà tiền lý: Lý Nam Đế (541-602) về chân núi Phượng Sơn chiêu dân, khai đất lập điền trang, đặt tên trang ấp là Trang Cảm, sau đổi thành Chân Cảm (vì thuộc quận Cửu Chân).
Nhờ long mạch tốt, có sông suối, thế núi long chầu hổ phục, đồng ruộng bình địa, nhờ thiên- địa- nhân hoà mà dân làng làm ăn no đủ, vì vây dân các nơi tụ hội về đây làm ăn càng đông vui, trở thành làng lớn nhất Châu Diễn xưa. Nhưng điều kiện canh tác lúc đó còn lạc hậu, phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều năm hạn hán lớn, dân làng vào núi Phượng Sơn đào củ hoài sơn, hái quả rừng mà ăn. Trong núi có cây thân leo gọi là cây Gắm quả chùm, hình quả nhót chứa nhiều tinh bột ăn thay lương thực. Những năm mất mùa, dân làng và các nơi vào núi hái quả Gắm đem về ninh nhừ ăn, để qua lúc bần hàn. những vụ sai quả, nhân dân hái về phơi khô dự trữ như khoai, sắn
Để nhớ ơn làng, ơn núi cho cây có quả cứu người lúc đói kém, giáp hạt. Người dân trong vùng đã đặt tên núi, tên làng là làng Gắm, núi Gắm. Nhưng quá trình hán hoá và phiên âm lệch đi thành Gám. Cũng có ý kiến cho rằng : để tránh tên huý cây thiêng, nên từ Gắm đổi sang Gám. Ngày nay người dân không dùng quả Gắm thay lương thực nữa, nhưng đến mùa hoa Gắm vẫn nở trắng rừng, tỏa hương thơm dịu ngọt, như để nhắc nhở thế hệ sau nhớ đến cội nguồn, ông cha xưa một thời lam lũ, Vật lộn với thiên nhiên thú dữ, với thuỷ - hoả - đạo - tặc để xây đắp nên kẻ, nên làng phồn thịnh như ngày nay

Núi thiên văn

Tháng tám vành đai
Tháng hai chóp mũ


Đó là câu ca của người dân quê tôi được truyền tụng qua nhiều thế hệ về hiện tượng thiên nhiên: mây mù ở rú Gám để đoán biết thời tiết nắng mưa trong ngày.
Đã từ xa xưa, khi chưa có các phương tiện nghe nhìn cũng như thông tin dự báo thời tiết. Người dân quê tôi làng Kẻ Gám, nói đúng hơn nhân đân 3 huyện: Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương muốn giải quyết công việc gia đình có liên quan nắng mưa của trời trong ngày, đều nhìn về rú Gám xem độ che phủ của mây mù để đoán biết chính xác nắng, mưa trong ngày.
Đến nay mặc dù có đủ đài , báo thông tin dự báo thời tiết. Nhưng người dân quê tôi không quên kinh nghiệm quý báu đó của ông cha để lại. Tuy đến nay tôi đã trên 60 tuổi, đầy đủ phương tiện nghe nhìn, Những lúc có công viêc hệ trọng liên quan đến thời tiết năng mưa, tôi vẫn nhìn về rú Gám, vì đây là đài khí tượng thiên nhiên nơi tôi sinh sống, là quà tặng của tạo hoá ban cho người dân quê lúa. Niền tự hào dân làng kẻ Gám , Yên Thành xứ Nghệ.
Tuy nhiên, mỗi mùa có cách quan sát khác nhau
"Tháng hai chóp mũ "

Khoảng hạ tuần tháng tháng giêng đến cuối tháng 2 âm lịch, nói đúng hơn vào tiết thanh minh hàng năm, chúng ta nhìn lên rú Gám thấy mây mù che phủ đỉnh núi tựa như chiéc mũ trắng của ông già Nô En, thì ngày đó có mưa trong vùng phủ cận. Nếu mây tà tà xuống hơi thấp sẽ có mưa nặng hạt, hoặc kéo dài trong ngày. Nhưng trời có đầy mây, mà đỉnh rú Gám vẫn quang đảng, thấy rõ màu xanh của cây, thì trời không mưa trong vùng phụ cận
" Tháng tám vành đai"

Từ thượng tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 ÂL hàng năm , nhìn về rú Gám ta thấy một giải mây chạy ngang hông núi, kéo dài từ trái sang phải hông núi. Mây bồng bềnh trôi nhè nhẹ trông rất thơ mộng, làm cho ta liên tưởng đến Sa Pa, Pù Mát, chà Nà, Đà Lạt... có hiện tượng này, hôm đó trời có dông hay mưa to.
Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, được nhân dân quê tôi và các vùng lân cận vận dụng trong cụộc sống và sản xuất. Người dân huyện Đô Lương có kinh nghiệm : Mây Rú Gám không giám đi cày, còn người dân đi biển ở Diễn Châu, Nghi Lộc lại có câu nhắc nhở nhau: Mù rú Gám không giám ra khơi...
Rú Gám có gần 150 ha thuộc rừng nguyên sinh đang được bảo tồn ở xã Xuân Thành,Yên thành. Do ưu đãi của thiên nhiên, cộng với tình yêu thiên nhiên và trách nhiệm trước tài sản vô giá mà ông cha để lại. Người dân Kẻ Gám luôn giữ màu xanh nguyên sơ của rú, vì vậy còn có tên gọi là Xanh Gám.
Núi Gám có thảm thực vật đa dạng chung sống phân tầng rõ nét. Họ xương xỉ phủ kín mặt đất, nhóm cây leo như mây, song, vầu , cây Gắm.... loài cây thân gỗ quý hiếm như : trắc, gụ mật (gõ) cây gió trầm hương, cây Dẻ , Trường mật v v..
Ngoài ra có 45 loài cây dược liệu, hương liệu quý : Hoài Sơn, lá khôi,nến trầm rễ hương
Động vật cũng khá phong phú. Hiện nay nhiều loài quý còn sinh sống ở đây như: Cầy Hương, gà rừng, Sóc ,chồn cáo ,chim yểng ,vẹt núi, chim sáo, cú mèo. Cách đây trên 10 năm có cả lợn rừng ra quây phá vườn nương các hộ sinh sống dưới chân núi.
Hai bên chân núi bắc và nam có mạch nước ngầm phun trào, tạo nên vùng sình lầy, các cụ xưa bao rằng: đây là hai con mắt của rồng, Vì rú Gám có gò đất đứng từ xa nhìn giống như đầu rồng. Ở giữa núi có dãy đá vôi trắng, dân làng gọi là Đá Bạc. Truyền thuyết dân làng nói rằng: đây là giải yếm của nữ thần Bạch Thạch thiên linh đẳng thần. Dưới chân dãy đá ấy có đền thờ thần đá, thần núi.
Rú Gám không chỉ di sản của địa phương xã Xuân Thành mà của quốc gia. Một địa danh du lịch sinh thái hấp dẫn cần được đầu tư, khai thác tiềm năng to lớn này.

Theo Hoàng Đình Độ/Yenthanh.net
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Tôi yêu quê tôi Hùng Thành trần đình lợi [HĐH] Hùng-Hậu Thành 6 17-12-2009 06:38 PM
....quê tôi.......(thuy` chi)...!!!!!! nh0k_iu_0nllin3 Âm nhạc 0 09-06-2009 10:02 AM


Hiện tại là 08:35 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.