Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 26-09-2010, 09:49 PM
june8x's Avatar
june8x june8x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 30/05/2009
Họ và tên: Chu Ngọc Mai Anh
Bài viết: 207
Xã: Hợp Thành
Default Sông dinh - rú gám - hồn quê yên thành

Sông Dinh, Rú Gám là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Đông Thành xưa - Yên Thành quê lúa ngày nay. Những người con được sinh ra ở Yên Thành nay đi làm ăn xa xứ, mỗi khi hoài niệm về quê đều nhớ đến những kỹ niệm một thời về Sông Dinh, Rú Gám. Không ít nhà thơ, nhạc sỹ đã đưa hình ảnh sông Dinh, rú Gám vào tác phẩm của mình. Nhiều dòng họ hiếu học đỗ đạt cao, hoặc làm ăn thịnh vượng, giàu có đã lấy sông Dinh - Rú Gám để khẳng định và niềm tự hào của dòng họ mình :



“ Bao giờ Rú Gám hết cây?

Sông Dinh hết nước, họ này hết quan!”

Hay:

“Bao gìơ Rú Gám hết cây?

Sông Dinh hết nước, họ này hết ăn!”

Ở Nghệ An, đa số làng quê nào cũng có sông, có núi, Người Châu Diễn xưa, Nghệ An hiện nay ai cũng biết hay nghe nói đến tên địa danh: Rú Gám, sông Dinh, làng Kẻ Gám. Điều này không phải không có nguyên căn của nó, và cũng không nhiều người rõ lắm về sự tích tên sông, tên núi và tên làng này.

Là người con sinh ra trên vùng đất này, trách nhiệm lý giải ngọn nguồn về “Đất Mẹ”, Tôi viết bài nay với một tâm niệm như thế.

Có tên Sông Dinh:

Bắt nguồn từ các con suối chảy từ vùng đồi núi dốc thuộc các xã Quang Thành, Đồng Thành. Nguồn nước tâp trung đỗ về Khe Lá rồi hợp lưu thành con suối lớn gọi là Khe Cấy (suối lớn), khe Cấy phần hạ lưu chảy qua Bình Dương (xã Phúc Thành) rồi chảy về làng Kẻ Dền (Văn Thành), Phần cuối dòng đi qua làng Long Hồi- thuộc xã Tăng Thành.

Thời nhà Lê, Lê Long Tích con trai thứ 3 của Lê Hoàn được phong Đông Thành đại Vương, đã xây sở lỵ ở Kẻ Dền thành dinh lũy Đông Thành quy mô to lớn, dinh luỹ kiên cố vững chải như kinh thành ở kinh đô nhà vua, nhằm có ý đồ cát cứ phương nam lâu dài, hiện nay ở xã Văn Thành có tên là Làng Vườn, là vùng đất vườn thượng uyển của Đông Thành vương khi xưa. “ khi Lê Long Việt bị Lê Long Đỉnh giết chết để tranh ngôi, Long Đỉnh và Long Tích hai anh em tranh ngôi trong gần năm trời. Long Tích thua chạy vào đất Cử Long, đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị dân chài cửa biễn Cơ La - Cẩm Xuyên giết chết” (ĐVSKTT, tr 232 ,tạp1, XB 1998) ,

Nhà Trần vẫn lấy Kẻ Dền làm lỵ sở Diễn Châu, nhà Trần đã phái thân vương Trần Quốc Khang (anh của vua Trần Thánh Tông) vào trị vị “ Tháng 9 phong tĩnh quốc đại vương Quốc Khang làm Vọng Giang kỳ Đô thượng tướng quân”. Quốc Khang mở rộng lỵ sở ở Kẻ Dền quy mô to lớn, xây thành dinh lũy kiến cố có ý đồn xưng đế, nhưng sự việc bị bại lộ “Canh Ngọ (Thiệu Long) năm thứ 13 (1270), Quốc Khang dựng phủ đệ Diễn Châu, hành lang diêu vũ bao quanh, tráng lệ khác thường, Vua nghe tin cho người đến xem, Quốc Khang sợ mới tô tượng phật để nơi đó ( nay là chùa Thông) ”( ĐVSKTT, tr38, Tập2 – XB 1998). Vùng đất chùa Thông trước kia hiện nay là Bệnh viện huyện Yên Thành (sát đường tỉnh lộ 22)

Theo thuyết phong thủy, các kinh thành, trấn lỵ sở xưa thường tự vào thế núi (hổ Phục) và có sông uốn quanh (long chầu) đồng thời nhằm thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy.

Khe Cấy chảy từ thượng nguồn rồi uốn lượn bao bọc phía Tây Nam dinh lũy Đông Thành Vương, nên gọi là sông Dinh là vậy. Kẻ Dền đã được ba triều đại phong kiến chọn làm lỵ sở, nhiều thân vương có ý đồ xây dựng nơi đây kiên cố với ý đồ cát cứ xứng đế, vì vậy kiến trúc nội cung và thành lũy phải khá kiên cố, đồng thời đúng cho một kinh thành phải là “trên bến dưới thuyền”, sông mang tên Dinh như vậy là hợp với ví trí lịch sử của nó.

Vào thời kỳ nhà Lê, có chính sách khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đã cho khơi đào, nạo vét các con kênh lạch nhằm phát triễn nông nghiệp. Khoảng 1550-1570, Bà Trịnh Thị Ngọc Dung con gái của Trịnh Tùng, là vợ thứ hai của Lại Quận Công Phan Công Tích ( nhị Thất, húy Á Nương), sau khi Lại Quận Công Tích đánh nhau với Nguyễn Quyện bị tử trận tại lèn Hai Vai ( núi Lưỡng Thiên) vào tháng 8 năm 1575. Sau đó Bà về ở với quê chồng con gái ở Làng Kẻ Gám. Dựa vào chính sách của triều đình và công lao của chồng, Bà dâng sớ xin cho đào kênh để giúp dân chúng vùng tổng Quan Triều khỏi đói khổ vì thiên tai hạn hán. Bà đã huy động dân 5 làng: Kẻ Gám, Kẻ Ngòi, Tích Phúc, vạn Tràng, Điện Yên, Tiên Sơn( tổng Quan Hóa) đào kênh nối tiếp dài gần 4km để lấy nước tưới chủ động cho một vùng rộng lớn hơn 1000ha của 5 làng nói trên không còn phụ thuộc vào thiên nhiên, mỗi năm canh tác hai vụ bội thu và đủ nước sinh hoạt cho dân chúng .

Tại lễ Kỳ Phúc, ngày 15-2 âm lịch hàng năm tế các vị thần trong làng được tổ chức ở đình chợ Gám . Công lao của bà được ghi trong văn tế:

“ Hào thủy chi nhuận trạch thiên thu, tự tử tôn, nhi chi tằng, chí huyền , Long thủy chi dư­ ba vạn thế "

( tạm dich là: ngàn năm con kênh tươí mát cả vùng đất rộng lớn, phù sa bồi đắp, con cháu hậu thế ngàn thu sau mãi mãi hưởng long mạch và công đức này)

Do có công với dân, với nước, Bà được sắc phong , vị hiệu:

- Quận Công phu nhân Trịnh Ngọc Dung( Dong) Công chúa, gia phong dục Bảo Trung hưng linh phù tôn thần

- Hiệp mưu đồng đức kiệt tiết truyền lực công thần lịch triều gia phong, gia tặng trung đẳng thần .:

- Tiên tổ tỷ , quân phu nhân Trinh Thi Ngoc Dung công chúa lịch triều gia phong, gia tặng trung hưng đẳng thần



Do thượng nguồn chảy qua các núi đá vôi như lèn Đồng Cò, lèn Bằng, Lèn Vũ Kỳ, nên vào mùa mưa lũ phù sa cũng như cát sỏi trôi về hạ lưu rất nhiều. Đoạn sông này được bồi lắng nhiều cát sạn, nhân dân quanh vùng về đây khai thác làm vật liệu xây dựng, nên được gọi là sông Bến Sạn( nay thuộc xã Xuân Thành)

Sông Dinh- hồn quê Yên Thành vẫn trong xanh như xưa, là mạch nguồn cảm hứng, thơ ca, là tình cảm thân thương ngưng đọng nối liền quá khư, hiện tại của nhân dân Yên Thành
TB: SƯU TẦM

Chữ ký xà hỘi vẤt vẢ nUôI tA lỚn
bẠn bÈ sỐng cHó dẠy tA kHôN
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 03-10-2010, 09:02 PM
phuctamcntt's Avatar
phuctamcntt phuctamcntt is offline
Thành viên
 
Tham gia: 26/09/2010
Họ và tên: phúc Tâm
Bài viết: 5
Xã: Văn Thành
Default

Trích:
Nguyên văn bởi june8x Xem bài gởi
Sông Dinh, Rú Gám là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Đông Thành xưa - Yên Thành quê lúa ngày nay. Những người con được sinh ra ở Yên Thành nay đi làm ăn xa xứ, mỗi khi hoài niệm về quê đều nhớ đến những kỹ niệm một thời về Sông Dinh, Rú Gám. Không ít nhà thơ, nhạc sỹ đã đưa hình ảnh sông Dinh, rú Gám vào tác phẩm của mình. Nhiều dòng họ hiếu học đỗ đạt cao, hoặc làm ăn thịnh vượng, giàu có đã lấy sông Dinh - Rú Gám để khẳng định và niềm tự hào của dòng họ mình :



“ Bao giờ Rú Gám hết cây?

Sông Dinh hết nước, họ này hết quan!”

Hay:

“Bao gìơ Rú Gám hết cây?

Sông Dinh hết nước, họ này hết ăn!”

Ở Nghệ An, đa số làng quê nào cũng có sông, có núi, Người Châu Diễn xưa, Nghệ An hiện nay ai cũng biết hay nghe nói đến tên địa danh: Rú Gám, sông Dinh, làng Kẻ Gám. Điều này không phải không có nguyên căn của nó, và cũng không nhiều người rõ lắm về sự tích tên sông, tên núi và tên làng này.

Là người con sinh ra trên vùng đất này, trách nhiệm lý giải ngọn nguồn về “Đất Mẹ”, Tôi viết bài nay với một tâm niệm như thế.

Có tên Sông Dinh:

Bắt nguồn từ các con suối chảy từ vùng đồi núi dốc thuộc các xã Quang Thành, Đồng Thành. Nguồn nước tâp trung đỗ về Khe Lá rồi hợp lưu thành con suối lớn gọi là Khe Cấy (suối lớn), khe Cấy phần hạ lưu chảy qua Bình Dương (xã Phúc Thành) rồi chảy về làng Kẻ Dền (Văn Thành), Phần cuối dòng đi qua làng Long Hồi- thuộc xã Tăng Thành.

Thời nhà Lê, Lê Long Tích con trai thứ 3 của Lê Hoàn được phong Đông Thành đại Vương, đã xây sở lỵ ở Kẻ Dền thành dinh lũy Đông Thành quy mô to lớn, dinh luỹ kiên cố vững chải như kinh thành ở kinh đô nhà vua, nhằm có ý đồ cát cứ phương nam lâu dài, hiện nay ở xã Văn Thành có tên là Làng Vườn, là vùng đất vườn thượng uyển của Đông Thành vương khi xưa. “ khi Lê Long Việt bị Lê Long Đỉnh giết chết để tranh ngôi, Long Đỉnh và Long Tích hai anh em tranh ngôi trong gần năm trời. Long Tích thua chạy vào đất Cử Long, đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị dân chài cửa biễn Cơ La - Cẩm Xuyên giết chết” (ĐVSKTT, tr 232 ,tạp1, XB 1998) ,

Nhà Trần vẫn lấy Kẻ Dền làm lỵ sở Diễn Châu, nhà Trần đã phái thân vương Trần Quốc Khang (anh của vua Trần Thánh Tông) vào trị vị “ Tháng 9 phong tĩnh quốc đại vương Quốc Khang làm Vọng Giang kỳ Đô thượng tướng quân”. Quốc Khang mở rộng lỵ sở ở Kẻ Dền quy mô to lớn, xây thành dinh lũy kiến cố có ý đồn xưng đế, nhưng sự việc bị bại lộ “Canh Ngọ (Thiệu Long) năm thứ 13 (1270), Quốc Khang dựng phủ đệ Diễn Châu, hành lang diêu vũ bao quanh, tráng lệ khác thường, Vua nghe tin cho người đến xem, Quốc Khang sợ mới tô tượng phật để nơi đó ( nay là chùa Thông) ”( ĐVSKTT, tr38, Tập2 – XB 1998). Vùng đất chùa Thông trước kia hiện nay là Bệnh viện huyện Yên Thành (sát đường tỉnh lộ 22)

Theo thuyết phong thủy, các kinh thành, trấn lỵ sở xưa thường tự vào thế núi (hổ Phục) và có sông uốn quanh (long chầu) đồng thời nhằm thuận lợi về giao thông đường bộ và đường thủy.

Khe Cấy chảy từ thượng nguồn rồi uốn lượn bao bọc phía Tây Nam dinh lũy Đông Thành Vương, nên gọi là sông Dinh là vậy. Kẻ Dền đã được ba triều đại phong kiến chọn làm lỵ sở, nhiều thân vương có ý đồ xây dựng nơi đây kiên cố với ý đồ cát cứ xứng đế, vì vậy kiến trúc nội cung và thành lũy phải khá kiên cố, đồng thời đúng cho một kinh thành phải là “trên bến dưới thuyền”, sông mang tên Dinh như vậy là hợp với ví trí lịch sử của nó.

Vào thời kỳ nhà Lê, có chính sách khôi phục kinh tế sau chiến tranh, đã cho khơi đào, nạo vét các con kênh lạch nhằm phát triễn nông nghiệp. Khoảng 1550-1570, Bà Trịnh Thị Ngọc Dung con gái của Trịnh Tùng, là vợ thứ hai của Lại Quận Công Phan Công Tích ( nhị Thất, húy Á Nương), sau khi Lại Quận Công Tích đánh nhau với Nguyễn Quyện bị tử trận tại lèn Hai Vai ( núi Lưỡng Thiên) vào tháng 8 năm 1575. Sau đó Bà về ở với quê chồng con gái ở Làng Kẻ Gám. Dựa vào chính sách của triều đình và công lao của chồng, Bà dâng sớ xin cho đào kênh để giúp dân chúng vùng tổng Quan Triều khỏi đói khổ vì thiên tai hạn hán. Bà đã huy động dân 5 làng: Kẻ Gám, Kẻ Ngòi, Tích Phúc, vạn Tràng, Điện Yên, Tiên Sơn( tổng Quan Hóa) đào kênh nối tiếp dài gần 4km để lấy nước tưới chủ động cho một vùng rộng lớn hơn 1000ha của 5 làng nói trên không còn phụ thuộc vào thiên nhiên, mỗi năm canh tác hai vụ bội thu và đủ nước sinh hoạt cho dân chúng .

Tại lễ Kỳ Phúc, ngày 15-2 âm lịch hàng năm tế các vị thần trong làng được tổ chức ở đình chợ Gám . Công lao của bà được ghi trong văn tế:

“ Hào thủy chi nhuận trạch thiên thu, tự tử tôn, nhi chi tằng, chí huyền , Long thủy chi dư­ ba vạn thế "

( tạm dich là: ngàn năm con kênh tươí mát cả vùng đất rộng lớn, phù sa bồi đắp, con cháu hậu thế ngàn thu sau mãi mãi hưởng long mạch và công đức này)

Do có công với dân, với nước, Bà được sắc phong , vị hiệu:

- Quận Công phu nhân Trịnh Ngọc Dung( Dong) Công chúa, gia phong dục Bảo Trung hưng linh phù tôn thần

- Hiệp mưu đồng đức kiệt tiết truyền lực công thần lịch triều gia phong, gia tặng trung đẳng thần .:

- Tiên tổ tỷ , quân phu nhân Trinh Thi Ngoc Dung công chúa lịch triều gia phong, gia tặng trung hưng đẳng thần



Do thượng nguồn chảy qua các núi đá vôi như lèn Đồng Cò, lèn Bằng, Lèn Vũ Kỳ, nên vào mùa mưa lũ phù sa cũng như cát sỏi trôi về hạ lưu rất nhiều. Đoạn sông này được bồi lắng nhiều cát sạn, nhân dân quanh vùng về đây khai thác làm vật liệu xây dựng, nên được gọi là sông Bến Sạn( nay thuộc xã Xuân Thành)

Sông Dinh- hồn quê Yên Thành vẫn trong xanh như xưa, là mạch nguồn cảm hứng, thơ ca, là tình cảm thân thương ngưng đọng nối liền quá khư, hiện tại của nhân dân Yên Thành
TB: SƯU TẦM
hihi
hay lắm chị ạ!! lâu rui không được về quê nhớ quá . hôm nay đọc bài này của chị làm cho em lại nhớ nhà hơn . thanks chị nhé bài viết rất có ý nghĩa!!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 05-10-2010, 11:46 AM
june8x's Avatar
june8x june8x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 30/05/2009
Họ và tên: Chu Ngọc Mai Anh
Bài viết: 207
Xã: Hợp Thành
Default

hix mặt mủi ny muk kêu chỵ trời...
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 12-10-2010, 07:13 PM
chang_babby_mylo_9x's Avatar
chang_babby_mylo_9x chang_babby_mylo_9x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 17/08/2009
Họ và tên: ((¯`½`«`·.%(*·.¸(`·.¸ {V}{Õ}{L}{Â}{M}{T}{U}{Ệ}{T}{Â}{M} ¸.·´)¸.·*)%.·´»½´¯))
Bài viết: 97
Xã: Thị Trấn
Default

....đem mà đi chết đi anh ak...
iêu quê kinh...

Chữ ký h/p...Ừkm tkì h/p...nhƯg cÓ thẬt k...hAy chỉ lÀ h/p ãO...skaO mỪk tAz sỢz cÁi thứ h/p Ấy thế k béC.... sỢ đẾn mÚn nÔn...đÊ tiện vÃi kÃz chưỡG... taz đẾk mÚn nhƯ thẾ đÂu nhÁz...h/p ãO...cOn nGừk thẬt...nhƯg tỲnk kỠm tkì đẾk thẬt... tAz mÚn khÓx chO sỐ pẬn Of taz wƠr..
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 13-10-2010, 02:28 PM
june8x's Avatar
june8x june8x is offline
Thành viên
 
Tham gia: 30/05/2009
Họ và tên: Chu Ngọc Mai Anh
Bài viết: 207
Xã: Hợp Thành
Default

tình trạng ny không sơm thy muộn kủng chết .kơm không no mà rượu say từ sáng đến tối mịt.sài gòn thẳng tiến sớm chợ
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Cũ 22-08-2011, 04:06 PM
Domsday_End's Avatar
Domsday_End Domsday_End is offline
Thành viên
 
Tham gia: 20/10/2010
Họ và tên: nguyễn quế châu
Bài viết: 72
Xã: Văn Thành
Gửi tin nhắn qua ICQ tới Domsday_End Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Domsday_End
Default

verry good!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Chữ ký Nơi Nào Tình YêuMãi Mãi ... rion26:
Cái Gì Quyết Định Cuộc Đời ??
|Tiền| Or |Số Phậnlrion78:
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Cũ 14-09-2012, 12:18 PM
AroriveAtor AroriveAtor is offline
Thành viên
 
Tham gia: 05/09/2012
Họ và tên: AroriveAtorYI
Bài viết: 2
Xã: Xuân Thành
Default nfl jerseys tdn6q

ugg boots uk It occurs as a result of the ingestion of the abovementioned allergic components of gluten that activates an immune response which leads to the release of histamine and other inflammatory chemicals in the body If you love it, get it!As an Academy Award-winning director and scripter, Sofia Coppola should never be doubted about her genius and charming

They are designed to your intended this sort in addition to A1 topC Chelsea, 2001-2004Before making his only appearance on the radio show Fighting Talk the erratic Mark Bosnich surprised BBC canteen staff, and the show's producer, by ordering up two bacon baguettes and five cappuccinos and then, in flagrant breach of the no smoking sign on the wall, lighting up a cigar

louis vuitton bags s important to note that no mother is immuneLast but not the least is practicing a healthy lifestyle

e In some other cases surgeons place the radioactive material inside the prostate

www.cheapjerseysfromnike.com Antoine Colonna, luxury goods analyst at Merrill Lynch, says brand strength is the key Is your child becoming increasingly isolated and having trouble relating with other people? Poor social skills are a tell-tale sign of too much time spent on the computer, as the child spends most of his time with virtual playmates with whom he will obviously need not to deal with directly

Pricey, yes, but then he explains what you'd pay for it if you bought the same suit in London Not only that, Idol Lash also works on the eyebrows

ugg boots uk ? Port-traumatic stress syndrome (PTS)<em>Watches and Jewelry</em>Watches and jewelry group faced a decline of around 20% in 2009 compared to the previous year

Despite EU restrictions on the import of seal fur from pups, sealskin continues to appear on European catwalks Weber, analyst at Bank Vontobel in Zurich, says: "Arnault is not afraid of a fight and a lot of his battles have been successful for him and his shareholders

ugg boots cheap Cellulite creams are somewhat effective, but only if they are used on a regular basisThe good news is that diabetes can be cured and managed with the help of proper nutrition and food supplements
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Cũ 18-09-2012, 04:38 PM
rofsprure rofsprure is offline
Thành viên
 
Tham gia: 18/09/2012
Họ và tên: rofsprureJK
Bài viết: 1
Xã: Tăng Thành
Gửi tin nhắn qua ICQ tới rofsprure
Default easy payday loans 3952

payday loans - <a href=http://paydayloanssamedayfaxless.com/#6594 >payday loans online</a> , http://paydayloanssamedayfaxless.com/#10105 same day payday loans
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Cũ 20-09-2012, 06:59 PM
Vũ Văn Cảnh Vũ Văn Cảnh is offline
Thành viên
 
Tham gia: 21/05/2009
Họ và tên: Vũ Văn Cảnh
Bài viết: 3
Xã: Nhân Thành
Nóng bai viết về xóm Đông Yên

ĐÔNG YÊN
XÓM NHỎ CỦA TÔI



Vũ Văn Cảnh
Tổng biên tập
Tạp chí Nhiếp ảnh Việt Nam
Tôi sinh năm Ất Mùi. Mẹ tôi bảo sinh vào giờ Thìn tết Đoan Ngọ, một ngày dễ nhớ. Tôi luôn tự hào là trời đã phú cho mình bốn số năm (5.5.55). Tuổi Ất Mùi ở xóm tôi khá đông, lớn lên tha phương mỗi người một ngã. Trong số đó có người là Đại tá quân đội, có người là Cán bộ cao cấp, là Giảng viên các trường Đại học, người thì ở lại quê sinh sống và đều thành đạt, cũng có người ra trận vĩnh viễn không trở về. Người ta bảo, tuổi con Dê là tuổi văn chương, nhưng số bạn bè tôi ở trong xóm theo cái nghiệp này rất ít, hình như chỉ mình tôi, chẳng hiểu số phận đun đẩy thế nào mà từ một sĩ quan chỉ huy, tôi lại trở thành một Nhà báo, một Văn nghệ sĩ.
Xóm tôi nằm phía Đông làng Yên Nhân, một xóm nghèo lọt thỏm giữa ba xã Diễn Thái, Diễn Nguyên và Diễn Minh của huyện Diễn Châu, là điểm cuối xã Nhân Thành và cũng là cuối cùng về phía Đông trong địa giới hành chính của huyện Yên Thành. Ngày xưa các cụ gọi là Giáp Ngói, khi tôi lớn lên đã thấy mọi người gọi là xóm Đông Yên, có thể vì là xóm phía Đông của làng Yên Nhân nên được gọi là Đông Yên.
Đông Yên xóm nhỏ nhưng đầy huyền thoại. Cho đến nay, những con người của các thế hệ xóm Đông Yên, dù đi xa hay ở lại quê nhà cũng không quên được cái tên Cồn Ấn, một doi đất cao chạy dọc từ đầu đến cuối xóm. Hồi nhỏ, đây là nơi chúng tôi thường buộc trâu, chọi gụ và chơi đánh trận giả. Theo các cụ truyền lại, Cồn Ấn là lưng của một con rồng. Lâu lắm, từ lúc nào không rõ, một người Tàu đã vẽ cho xóm đào một cái giếng gọi là giếng Cồn, ngay điểm cuối cùng của Cồn Ấn. Hôm đó, ban ngày mọi người đào giếng chưa xong thì trời tối nên phải về nhà nghỉ. Sáng hôm sau, khi trở ra để tiếp tục công việc thì giếng đã là một vũng máu. Nhìn sang bên trái, bên kia sông cách đó khoảng 300 mét lại thấy có một gò đất mới nổi lên. Thì ra, người ta đã đào đúng vào đuôi con rồng, đau quá, rồng quẫy nên hất tung cả đất dưới giếng sang bên kia sông thành một cái gò, cái gò đó được gọi là Cồn Quý.
Dọc Cồn Ấn, nằm ngay giữa xóm có một khu đất gọi là Mả Tổ. Cũng theo truyền lại, khu Mả Tổ trước đây cây cối um tùm, lợn rừng và các loại hoang thú về đây sinh sống. Đặc biệt có một giếng nước trong veo, hàng ngày người ta thường gặp một đàn lợn con đi kiếm ăn ở khu vực này, khi phát hiện đàn lợn, người ta đuổi theo để bắt thì đàn lợn đã chạy mất hút vào trong giếng. Sau cải cách ruộng đất, một số gia đình làm nhà ở trên khu đất này nhưng không nhà nào thành đạt nên đành chuyển nhà đi nơi khác sinh sống, Mả Tổ trở thành sân kho Hợp tác xã. Người ta còn đồn thổi Mả Tổ có rất nhiều ma nên hồi còn nhỏ, vào ban đêm, mỗi khi đi qua đây bọn trẻ chúng tôi phải vừa chạy vừa hát, vì vừa chạy vừa hát cho đỡ sợ, nghĩ cũng buồn cười..
Trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dân làng đã đào một đường giao thông hào dọc Cồn Ấn để tránh máy bay. Nếu tính từ giếng Cồn đi lên thì giao thông hào nằm phía bên phải, chiến tranh kết thúc đường giao thông hào đã được san lấp, đổi lại phía bên trái người ta lại xây một máng nước để dẫn nước nông giang từ Đập Ba ra Đô Lương đến tận cuối làng. Ngày nay, Cồn Ấn được cải tạo và trở thành con đường chính của xóm và là đường liên thôn, liên xã.
Đông Yên, một xóm nhỏ nhưng rất đẹp, được bao quanh ba phía bởi một con sông, sông này chảy từ Cầu Bà về và xuôi xuống tận sông Bùng. Trước đây, nước sông lớn, ròng hàng ngày phụ thuộc vào sự lên, xuống của thủy triều. Ngày tôi còn nhỏ, sông và hai bên dòng sông này cá, rạm, tôm, cáy và nhất là cáy càng đỏ nhiều lắm, mỗi khi nước cạn, cá thòi lòi cứ nhoi nhoi trên mặt bùn trông rất thích. Dân xóm tôi hồi đó nhà nào cũng sống bằng cơm chan nước cáy.
Dọc phía trước làng, theo mép bờ sông là những bụi gừa, những lũy tre, mỗi đoạn lại có một bến sông. Bến sông là nơi tắm rửa, giặt giũ của cả xóm. Những trưa gió Lào, cả xóm, già trẻ, gái trai tản ra bên bờ sông hóng mát. Quê nghèo nên suốt ngày bọn trẻ con chúng tôi mỗi đứa chỉ một chiếc quần đùi, không giày dép leo trèo trên những cây gừa. Có nhiều đứa rơi tỏm xuống sông, cắm cả đầu xuống bùn, ngộ lắm.
Từ bến ông Mai sang làng Kỵ Mốt, để qua con sông này phải đi qua một chiếc cầu, cầu làm bằng tre, ở giữa mở một khoảng rộng cho thuyền bè qua lại, mỗi khi muốn qua cầu lại phải gọi người ra nối nhịp. Dân làng gọi loại cầu này là cầu đòi noi. Ngoài là phương tiện để đi lại, cầu đòi noi còn tạo nên một nét chấm phá trên bức tranh thơ mộng của một miền quê đậm bản sắc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dòng sông này đã đưa tiễn không biết bao nhiêu đoàn thuyền nan chở gạo ra mặt trận. Chính xác định dòng sông này là tuyến đường thủy quan trọng nên vào mùa hè năm 1970, giặc Mỹ đã ném ba quả bom xuống sông trước xóm, may sao chỉ hư hỏng một số nhà và bị thương một người. Hố bom thì đã bồi lấp, nhưng với mỗi người xóm tôi thì chẳng ai quên. Thơ mộng, hào hùng là vậy, nhưng tiếc rằng, ngày nay họ cho xây một cái cống ở gần cuối sông, ngăn không cho nước mặn ngược lên nên dòng sông đã trở thành “dòng sông chết”, cầu đòi noi hôm nào nay cũng không còn nữa mà nó được thay bởi một bờ đập chắn ngang sông ,cách đó vài trăm mét về phía thượng nguồn.
Đình làng thể hiện đời sống văn hóa một khu dân cư. Khi tôi lớn lên, xóm Đông Yên có hai ngôi đình. Đình Đông nằm ở cuối làng, mép bờ sông phía Bắc. Ngôi đình rất thiêng, về sau theo chủ trương của xã, đình Đông được nhập về đình Cả, khu đất đó được chuyển thành lò gạch. Đình Nam lại nằm ở mép bờ sông phía Nam, cao ráo, phía trước là bến nước. Ngày ấy, trên sông cá mương cứ nhoi đầu lên ăn từng đàn trông thật đẹp mắt. Thế nhưng, cũng như đình Đông, đình Nam được nhập về đền Cả và rồi cái khu đất đó lại trở thành sân kho hợp tác. Nghe nói, làng tôi còn có cái miếu để gác làng từ phía giếng Ngói đi vào nhưng thực ra với tôi cũng mới chỉ là nghe nói, khi lớn lên tôi không còn thấy nữa. Cũng liên quan đến xóm Đông Yên, mỗi khi muốn sang làng Trung Thuận, phải đi qua một ngôi đền nằm ngay sát giếng, gọi là đền Âm, thực ra đền Âm thuộc xóm Trung Thuận nhưng lại nằm sát xóm Đông Yên. Đền Âm được xây dựng đầu tiên trong làng Yên Nhân của những người đến mở cõi ở vùng đất này, đền rất thiêng nhưng có một điều rất lạ, đền cứ xây lên là bị cháy. Qua mấy lần cháy và cho đến hôm nay dân làng không dám dựng lại nữa mà chỉ xây một ban thờ sát mép giếng để thờ cúng.
Ba phía của xóm Đông Yên là ba cái giếng: Giếng Cồn, giếng Ao và giếng Ngói. Giếng nào cũng sâu và không bao giờ hết nước. Lâu lâu, xóm lại tổ chức đánh giếng. Ngày đánh giếng vui lắm. Đánh giếng có tác dụng làm cho nước trong trở lại nhưng đồng thời đây cũng là dịp để đánh bắt cá, bởi cá sống trong giếng lâu ngày không ai bắt. Mỗi lúc như vậy, kẻ nơm, người vó thật là nhộn nhịp. Ngày nay, giếng Ngói gần như còn nguyên, giếng Ao đã được san phẳng và giếng Cồn còn lại một nửa.
Đồng ruộng Đông Yên phải nói là phì nhiêu, không biết tự bao giờ mà mỗi khu đất, mỗi cánh đồng đều được đặt tên rất cụ thể, và mỗi cái tên cũng đều có một sự tích của nó, nhưng chắc không ai nhớ hết. Đó là: Cồn Ngu, Rộc Lụy, Đông Khảnh, Đồng Vụng, Đồng Vại, Đồng Cựa, Cồn Đập, Cây Da, Thợ Giác, Cồn Buôi, Hầm Hiên, Hầm Ngọc, Cựa Giếng, Mô Lăng, Lúc Đá, Ô Gon, Bờ Mô, Rộc Giếng, Trường Thánh, Rộc Sau Nhà, Bờ Thềm, Rộc Ngấy, Bờ Chợ, Dựa Đồng, Bờ Hòa, Ông Lăn, Ổ Gà, Cồn Đận, Cồn Quan, Đìa Ngói, Bờ Chợ, Bờ Làng, Mạnh Rào, Cồn Dựa, Đồng Vó, Vó Tây, Vó Rộc, Vó Dựa, Rộc Chượn, Thung Cồn, Thung Đáy, Thung Cụt, Bên Sông… Những cái tên mỗi khi nhắc đến lại gợi cho ta cảm giác nhớ nhớ, vui vui.
Vì sao lại gọi là đìa và vì sao gọi là đìa Ngói? Trước đây, ở những khu ruộng thấp, các nhà nhiều đất, lắm ruộng họ cho đào những cái hố sâu và rộng như hố bom gọi là đìa. Đìa Ngói là cánh đồng gần giếng Ngói mà ở đó có rất nhiều đìa. Đìa đào xong bỏ rào tre vứt các loại lá cây vào đó, cá vào ăn và ở lại. Gặt mùa xong, nước đồng cạn lại ra tát đìa bắt cá. Ngày nay, đìa không còn nữa nhưng với lứa chúng tôi đây cũng là những kỷ niệm đáng nhớ.
Với người dân xóm tôi, Bờ Mô gắn liền với cuộc sống, không có một ai trong xóm mà trong một vài ngày không đi lại một lần trên Bờ Mô. Tôi nhớ như in hai câu thơ về con đường đó, một phát hiện rất khéo của liệt sĩ Nguyễn Thọ Quý:
Khen ai khéo đặt cái tên Mô
Kể cũng lắm mô cũng lắm gồ
Bờ Mô là con đường đi từ làng xuống Thợ Giác, Đồng Cựa. Một con đường quanh năm, suốt tháng, từng đàn trâu đi cày, đi ăn qua lại, chỗ nào có bước chân trâu bước nhiều thì ở đó lõm xuống, chỗ nào trâu không bước lại nhô lên, lâu ngày tạo thành một điệp khúc lên xuống, lên rồi xuống, tạo nên một hình tượng sinh động, hình tượng đó để cho người xa quê mang theo và gợi cho họ nỗi nhớ da diết.
Ngoài trồng lúa, ngày xưa xóm tôi còn làm nghề trồng bông dệt vải. Đồng Cựa, hè về bông nở trắng xóa, sáng sáng chăn trâu hái trộm bông non ăn cứ ngọt lịm. Nhà nào cũng có những chiếc xa kéo sợi, những chiếc khung cửi dệt vải. Đàn bà hàng ngày dệt, đàn ông đi chợ bán vải. Thỉnh thoảng lại có một ông bật bông đi qua “ai bật bông không ?” rồi những tiếng “ bật, bật …bèng” lại vang lên. Cứ như vậy cuộc sống thong thả dần trôi theo năm tháng.
Không những chỉ trồng bông dệt vải, xóm tôi còn trồng mía và thuốc lào. Đầu năm nhà nào cũng lo vun xới mấy ruộng mía, cuối năm lo kéo mật. Có lẽ khổ nhất là kéo che, vất vả nhưng thu hoạch cũng chẳng đáng là bao, nhưng không làm thì lấy đâu ra tiền cho các con ăn học. Dần dần, che kéo mật được cải tiến, nhưng nói chung nghề làm mật mía thời nào cũng vất vả. Nghề thuốc lào thì cũng không lấy gì là nhàn, vừa vất vả, vừa độc hại. Thuốc lào chủ yếu thu hoạch vào khoảng tháng tư, tháng năm âm lịch, trời nắng lắm thế mà thuốc phải phơi mấy nắng mới hồ được, ngày hồ thuốc cả nhà phải tập trung, người thì nấu cháo, mà cháo thì lại phải vừa nếp vừa tẻ, vừa cùi thuốc sao cho đều, dẻo, người thì lật đi lật lại để thuốc khô, nhà nào mà hồ thuốc vào đúng ngày mưa thì thật là cơ cực.
Quê tôi là vậy, nhưng rất đậm tình người. Ngày trước, hầu hết cả làng đều là nhà tranh, mỗi khi dời chỗ ở chỉ cần buộc mấy cái róng dọc ngang rồi tập trung khênh cả nhà đi, hình ảnh đầy ấn tượng. Những lúc gia đình có công có việc như ma chay, cưới hỏi cả làng tập trung giúp đỡ, người thúng thóc, người bao gạo, công việc cứ nhẹ như bay. Những trưa mùa hè, sau khi nồi khoai đã luộc xong là tiếng mời nhau uống nước lại râm ran cả xóm. Sao mà sâu đậm đến thế.
Xa quê hơn bốn mươi năm, bươn chải nơi đất khách quê người, nhưng mỗi khi nhớ đến hai câu thơ:“Quê tôi một xóm nghèo heo hút, Một xóm nghèo nằm giữa cánh đồng chiêm”thì những âm thanh, những hình ảnh quê nhà lại vụt hiện.
Với tôi, trái tim chôn chặt chốn quê.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Hiện tại là 08:12 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.