Ký ức của một nữ thanh niên xung phong

Chủ nhật, 29 Tháng 7 2012 18:53
In
Ngày lên đường khi tuổi xuân phơi phới, lòng yêu nước căng đầy nhựa sống. Dù biết tương lai còn dài, vào chiến trường sự sống và cái chết rất mong manh nhưng không vì thế mà bà Lương nhụt lòng, chùn bước.
Nhiệt huyết tuổi xuân

20 tuổi, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chị Nguyễn Thị Lương, trú tại xóm Đông Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An tình nguyện tham gia thanh niên xung phong (TNXP) gia nhập Binh trạm 31 - Đoàn 559, chiến trường B, tuyến lửa Quảng Trị. Sau 1 tháng huấn luyện gian khổ ở Nghi Lộc để làm quen với môi trường khắc nghiệt, binh đoàn được lệnh hành quân vào chiến trường.

Người thanh niên xung phong ngày ấy bây giờ, bà Lương, 64 tuổi chia sẻ: "Thế hệ chúng tôi mặc dù đang ngồi trên ghế nhà trường, có tin đi bộ đội, đứa nào cũng xung phong đi. Khi đơn vị đến trường tuyển, do tôi gầy, yếu, lại nhỏ con nên không được nhận.

ky_uc_thanh_nien_xp_1Tôi đã khóc, nài nỉ xin đi bằng được. Ngày lên đường, mọi người hân hoan, tiếng cười, tiếng hát rộn ràng như hộiky_uc_thanh_nien_xp_1Tôi đã khóc, nài nỉ xin đi bằng được. Ngày lên đường, mọi người hân hoan, tiếng cười, tiếng hát rộn ràng như hội

Ngày lên đường khi tuổi xuân phơi phới, lòng yêu nước căng đầy nhựa sống. Dù biết tương lai còn dài, vào chiến trường sự sống và cái chết rất mong manh nhưng không vì thế mà bà Lương nhụt lòng, chùn bước. Trước khi lên đường, trong tay bà nắm chặt kỷ vật và nghe lời căn dặn của người bạn ngồi cùng bàn: "Lương ơi! Mi hãy mang theo cái bút trong người, bút vẫn còn đầy mực. Đất nước thống nhất, chúng mình sẽ cùng viết tiếp tương lai nhé, khi đó cuộc đời chúng ta sẽ tươi sáng hơn bây giờ".

Nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Lương và huân - huy chương, giấy chứng nhận thành tích của bà.     Ảnh: Lê TậpNữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Lương và huân - huy chương, giấy chứng nhận thành tích của bà. Ảnh: Lê Tập

Đổi mạng sống… lưu thông đường ra trận

Bà Lương là tiểu đội trưởng của tiểu đội gồm 8 chị em, nhiệm vụ là khai thông mở đường, cáng và chăm sóc thương binh... Vùng tuyến lửa Quảng Trị là trọng điểm đánh phá ác liệt của Mỹ - ngụy nhằm cắt đứt liên lạc, không cho lưu thông vận chuyển hàng, vũ khí, đạn dược, thuốc men,... từ hậu phương vào tiền tuyến.

Năm tháng "ngủ ngoài rừng", "trải lá cây làm chiếu, lấy manh áo làm chăn", lấy sức người chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, những cơn sốt rét hành hạ nhưng không làm cho cô gái trẻ cùng đồng đội lùi bước. Ngày cũng như đêm máy bay địch quần nát cả bầu trời, bom đạn xé tung những con đường, lúc đó, tiểu đội của bà phải kịp thời có mặt đào, múc, xúc, ủi,... không để con đường bị gián đoạn. Bà nhớ lại hình ảnh khi  máy bay Mỹ rà soát những cánh rừng rồi phun ra một chất màu trắng như sương, đồng đội không biết đó là chất gì nên cứ ngước lên xem, mấy ngày sau lá cây rụng hết, trơ cả thân, cây chết mòn... Mục đích của chúng là không cho bộ đội ta ẩn nấp, để phát hiện mục tiêu, tiêu diệt nhanh gọn,...

ky_uc_thanh_nien_xp_3

Giây phút khắc sâu trong tâm trí của bà Lương là khi bà cùng đồng đội san lấp hố bom ở đèo Mụ Giạ, tỉnh Quảng Trị. Đây được coi là trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của Mỹ - ngụy trong chiến tranh phá hoại lần thứ 2, bom cứ dội như mưa trên đầu, ở dưới các chị em vẫn đào, lấp với khẩu hiệu "tim có thể ngừng đập, nhưng mạch máu giao thông không thể ngừng tắt". Những câu hò, điệu hát như nguồn cổ vũ, động viên, tăng thêm sức mạnh cho tiểu đội.

Bà Lương nhớ lại: "Đầu năm 1971, khi trời bắt đầu nhá nhem, cả tiểu đội đang họp phân công kế hoạch từng người. Thì bất ngờ máy bay Mỹ dội bom ào ào xuống đường 9 Nam Lào, mọi người hốt hoảng chạy, lúc đó 1 quả bom nổ gần, tôi bị đánh văng ra 5 - 6m,  đồng đội kịp thời cáng đến trạm thương binh. Bất tỉnh gần 2 ngày, khi tỉnh dậy, tôi mở mắt ra nhưng nhòe đi chỉ thấy lờ mờ, tai cứ ù ù không nghe gì cả".

Sức khỏe bình phục dần, nhưng trong người bà Lương vẫn còn 5 mảnh bom, chân tay bị bom đạn cứa nát. Dù vậy, bà vẫn quyết xin được ở lại phục vụ cho đến khi đất nước thống nhất.

Năm 1973, vết thương tái phát nặng, bà Lương được đơn vị gửi về quê điều trị. Sau 3 lần mổ mắt, 2 lần mổ bụng để lấy mảnh đạn nhưng không thành. Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương cũ lại hành hạ cơ thể nữ thanh niên xung phong gan dạ và kiên cường này.

Năm 1974, bà Lương xây dựng gia đình với ông Nguyễn Viết Trung (cùng xã), người từ chiến trường trở về. Hai người đến với nhau trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, bệnh tật, ốm đau.

Cho đến nay cuộc sống của bà Lương cũng không mấy thay đổi. Con cái người thì đi làm thuê trong Nam, người ngoài Bắc. Hai ông bà sức đã yếu, số tiền trợ cấp chỉ đủ để thuốc thang.

Những năm tháng cống hiến ở chiến trường, hòa bình lập lại, đất nước đã ổn định phát triển. Nhiều người như bà Lương không tiếc tuổi xuân, xương máu... cho nền độc lập của nước nhà, họ cần lắm những sự sẻ chia, quan tâm.

Theo Lê Tập/ Pháp luật Xã Hội

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: