Chủ tịch UBND huyện Yên Thành quyết định đình chỉ hoạt động nhà máy

Chủ nhật, 21 Tháng 12 2008 02:30
In

Trong các số 13 và 14 (từ ngày 26/3 đến 8/4/2009), báo Kinh tế Hợp tác Việt Nam đã đăng loạt bài điều tra về tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy chế biếntinh bột sắn Yên Thành (Nghệ An). Sáng 3/4/2009, ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịchUBND huyện Yên Thành đã về thôn Ngọc Hạ, chủ trì cuộc họp với lãnh đạo nhà máy,chính quyền và nhân dân xã Công Thành.
Tại cuộc họp, sau khi nghe ý kiến của đại diện người dân vùng nguyên liệu, những bức xúccủa bà con thôn Ngọc Hạ về tình trạng ô nhiễm môi trường trong suốt 4 năm quado Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành gây ra, Chủ tịch UBND huyện YênThành đã quyết định tạm đình chỉ hoạt động của nhà máy cho đến khi khắc phục xong hậu quả về ô nhiễm môi trường không khí, nước thải. Đây là một quyết định đúng, dù muộn nhưng phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân.
Ông NguyễnTiến Lợi thừa nhận, hậu quả về môi trường mà Nhà máy chế biến tinh bột sắn YênThành gây ra trong suốt thời gian qua rất nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe của nhân dân dọc tuyến sông nhà máy xả nước thải này. Tuynhiên, ông Lợi né tránh việc buộc lãnh đạo nhà máy cũng như lãnh đạo Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam bồi thường cho người dân theoquy định của Luật Bảo vệ Môi trường.

Theo Sỹ Hào/ Báo Pháp luật

[Thảo luận trong diễn đàn]


Bài 2: Trách nhiệm thuộc về ai?



Trước tìnhtrạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất tại Nghệ An gây ra theo phản ánhcủa công dân, của các cơ quan báo chí, ngày 28/7/2008, Phó chủ tịch UBND tỉnh NghệAn- Nguyễn Đình Chi- đã ký quyết định số 3188/QĐ.UBND.KT thành lập Đoàn Thanh traliên ngành do Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An chủ trì, có nhiệm vụ thanh tracông tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án đầutư đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Sau gần 6 thángthực thi, ngày 30/12/2008, Đoàn Thanh tra liên ngành mới hoàn thiện báo cáo trìnhUBND tỉnh. Theo kết luận của Đoàn Thanh tra, tính đến hết năm 2008, trên địa bàntỉnh Nghệ An có 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư đã được UBND tỉnh thẩmđịnh và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, "hầu hếtcác cơ sở chưa chấp hành đầy đủ các biện pháp giảm thiểu đã nêu trong báo cáo đánhgiá tác động môi trường dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai tạitại một số khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Nguyên nhân chủ yếu doý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở còn yếu, công nghệ sản xuất của một số ngànhlạc hậu".

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành là mộttrong 30 cơ sở sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư bị thanh tra về môi trường đợtnày. Ông Võ Văn Hồng, Trưởng Phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trườngNghệ An) khẳng định: Kiểm tra mẫu nước thải của Nhà máy chế biến tinh bột sắn YênThành cho thấy, các chỉ số về nước thải, khí thải đều vượt nhiều lần mức cho phép.Hệ thống xử lý chất thải không đúng cam kết ban đầu của nhà đầu tư và không đạttiêu chuẩn. Nhà máy đã hai lần bị xử phạt hành chính vì gây ô nhiễm nguồn nước,nguồn khí thải với tổng số tiền gần 40 triệu đồng nhưng vẫn không chịu khắc phục.

Cũng theo ôngHồng, từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến nay, chủ đầu tư chưa thực hiện việc lậphồ sơ đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại; chưa thực hiện quan trắc, giám sát môitrường đúng nội dung đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; chưa lậphồ sơ xin phép xả nước thải vào nguồn nước; chưa thực hiện nghiêm túc các biện phápgiảm thiểu ô nhiễm môi trường về nước thải, chất thải rắn, khí thải.

Nếu căn cứvào kết luận thanh tra thì sai phạm của các chủ đầu tư, các chủ cơ sở sản xuất kinhdoanh đã rõ, vậy sao không thể xử lý được?

Theo ông VõVăn Hồng, thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND huyện ngang với ChánhThanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nhưng chính quyền sở tại chưa kiên quyết,chưa nghiêm túc. Chủ tịch UBND huyện có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt độngcác cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Thực tế, UBNDhuyện Yên Thành cũng đã ra thông báo số 297/TB-UBND ngày 17/12/2008 tạm đình chỉNhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành từ 21/12/2008 đến khi nhà máy khắc phụcđược tình trạng xử lý chất thải, có xác nhận đủ điều kiện của Sở Tài nguyên và Môitrường Nghệ An.

Song, ngày5/2/2009, mặc dù nhà máy chưa thực hiện cam kết nhưng UBND huyện Yên Thành đã"mềm lòng" cho hoạt động trở lại. Giải thích về thái độ thiếu nhất quánvà thiếu kiên quyết này, ngay trong thông báo số 30/TB-UBND ngày 4/2/2009 cho phépnhà máy hoạt động trở lại, UBND huyện Yên Thành nêu lý do "để giải quyết cácvấn đề bức xúc của nhân dân vùng nguyên liệu".

Xin trích lờiông Trương Văn Miên, hộ dân trồng sắn xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành, huyện Yên Thành:"Biết nhà máy mua sắn nguyên liệu với giá 520.000 đồng/tấn như hiện nay thìchúng tôi chẳng trồng làm gì. Mỗi sào sắn, chúng tôi phải chi phí tới 480.000 đồngtừ việc thuê làm đất, thuê trồng, phân bón, chăm sóc, thu hoạch, nếu tính cả tiềnthuê ô tô vận chuyển, tiền sắn giống thì người trồng sắn lỗ nặng".

Khi đưa raquyết định cho phép nhà máy hoạt động trở lại, UBND huyện Yên Thành có biết rằng,trăm hộ nông dân đang phải chịu thiệt đơn thiệt kép- phải chịu thua lỗ, bán sắnvới giá rẻ cho nhà máy- một cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khoẻ của chính những người trồng sắn ở Yên Thành? Trách nhiệm thuộcvề ai?

Khi bài viếtnày lên trang, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành vẫn vận hành bình thường.Hàng chục hộ dân vùng nguyên liệu vẫn tiếp tục bị ép giá nguyên liệu tới mức rẻnhư cho. Nước thải thải từ nhà máy chưa qua xử lý tiếp tục xả xuống sông, chảy quahai huyện Yên Thành và Diễn Châu. Hình ảnh về con sông Bùng- nguồn cảm hứng củanhà thơ Lê Huy Mậu và nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo sáng tác ca khúc nổi tiếng"Khúc hát sông quê"- có còn xanh trong, đẹp đẽ, và mai đây, ai sẽ cònđủ can cảm để "úp mặt vào con sông", để còn nhìn thấy "một dòng xanhtrong chảy mãi tới vô cùng"?…

Trần Cường /Báo Kinh tế hợp tác

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: