Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Thông tin quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 12-10-2008, 08:37 PM
Nguyen_Thu's Avatar
Nguyen_Thu Nguyen_Thu is offline
Thành viên
 
Tham gia: 03/09/2008
Họ và tên: Binladen
Bài viết: 796
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua MSM tới Nguyen_Thu Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Nguyen_Thu
Default Mã Thành: "đất sỏi, chạch vàng"

Xã miền núi Mã Thành của huyện Yên Thành (Nghệ An) nổi tiếng là vùng đất học, đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc THCS từ năm 2004. Hằng năm, địa phương có từ 30-50 học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng, nhiều nhà có hai, ba con em có trình độ đại học, tiến sĩ... Vì thế người ta gọi xã miền núi này là nơi "đất sỏi, chạch vàng"!

Cao nhất là động Mồng Gà, thứ nhì Hòn Nhọn, thứ ba Hòn Sường", câu ca truyền lại là nói về địa hình hiểm trở của Mã Thành, xã miền núi của huyện Yên Thành (Nghệ An). Thời tiết vùng cao này rất khắc nghiệt, một năm nhiều tháng nắng nóng kết hợp với gió tây nam làm cho các hồ, đập cạn kiệt nước, nguy cơ mất mùa hàng trăm ha lúa.

Người dân Mã Thành đã phải bỏ ra không biết bao nhiêu công sức xây dựng hồ, đập dự trữ nước: đập Sặt, đập Khe Bái, đập Choạc, Lọ Nồi, Chui Lui, trong đó đập Sặt là công trình lớn nhất, sức chứa 3,5 triệu m3 nước.


Thành quả đáng ghi nhận trong những năm qua là Mã Thành đã đưa năng suất lúa trên diện tích 100 ha ruộng vùng thấp, tưới tiêu thuận lợi đạt 120 tạ/ha/năm. Ðó còn là kết quả quá trình đưa tiến bộ kỹ thuật và giống lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.


Với chủ trương của đảng bộ và chính quyền, người dân Mã Thành đã hướng vào kinh tế đồi rừng, khai thác tiềm năng sẵn có của quê hương. Trước năm 1995 vẫn còn 50% diện tích "đất trống, đồi trọc", đến nay mầu xanh đã phủ kín vùng quê. Ngoài cây lấy gỗ, một số diện tích được quy hoạch trồng dược liệu, nguyên liệu giấy. Cây mía và cây dứa được đưa vào trồng trên diện tích lớn đã mở ra triển vọng và có xu hướng phát triển thay thế những cây hiệu quả kinh tế thấp. Ðàn trâu, bò của Mã Thành hiện có 3.200 con, với lợi thế có nhiều bãi chăn thả rộng vẫn còn khả năng phát triển cao hơn nữa. Sau đợt "dồn điền, đổi thửa" những hộ có điều kiện đã đầu tư xây dựng các gia trại, trang trại làm ăn theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực ra hình thức trang trại ở Mã Thành có từ thuở người dân ở các địa phương lên đây khai khẩn, lập ấp. Thời ấy, có những chủ trang trại làm ăn nổi tiếng khắp vùng như trang trại cụ Phan Quang Trương. Là bậc "lão nông tri điền" lại có tài quản lý trang trại, gia đình cụ Trương làm ăn phát đạt. Trâu, bò cả đàn, thóc lúa đầy kho. Hiện nay Mã Thành có 150 trang trại, gia trại làm kinh tế đồi rừng. Ngoài trồng lúa, trồng cây ăn quả, còn nuôi hươu, nuôi ong lấy mật... Tuy nhiên, Mã Thành chưa có nhiều người có thể làm giàu thật sự trên quê hương như gia đình Nguyễn Ðình Thuội mỗi năm thu lợi 100-150 triệu đồng, hoặc như gia đình Trần Ðình Ðiển chỉ với mấy vuông đất trong vườn trước đây bỏ không nay xây mấy bể nuôi ếch, mỗi năm thu hoạch 2 đến 3 tấn ếch thương phẩm và 80 nghìn con ếch giống, từ đây đã dấy lên "phong trào nuôi ếch" ở địa phương... Còn những người đi xuất khẩu lao động trở về có vốn liếng mở cửa hàng, cửa hiệu làm dịch vụ cũng chưa nhiều. Trong khi tiềm năng đất đai, đồi rừng ở đây vẫn còn cần người tận dụng khai thác. Nhìn chung, công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Mã Thành đã có bước chuyển nhưng chưa mạnh. Ngành nghề mây, tre đan, trồng nấm, xem ra "khó vào" đối với địa phương vốn không có nghề truyền thống, cho nên hiệu quả chưa được như mong muốn.


Hạn chế bước đường đi lên của xã miền núi này không có gì khác đó là phải chung sống với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nguồn nước cho canh tác thiếu trầm trọng, không bảo đảm cho sản xuất bền vững, khi mà tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp của xã vẫn còn chiếm tới gần 70%. Bằng tinh thần tự lực, đảng viên và nhân dân Mã Thành đã xác định phải vượt lên mọi khó khăn, giải bài toán khó này.


Thấu hiểu cơn khát đồng ruộng đeo đẳng bao đời nay trên mảnh đất này, Mã Thành đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt cho tiến hành khảo sát, thiết kế xây dựng đập Dốc Bốm. Khi hoàn thành đập Dốc Bốm sẽ giải quyết cơ bản nước canh tác cho hơn 200 ha đất vùng cao và mở ra vùng trồng cây công nghiệp với diện tích hơn 1.000 ha.


Mã Thành vẫn còn nhiều việc phải làm. Ðó là sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Khe Lở và một số hồ, đập xây dựng lâu lại chịu sự tác động của bão, lũ đã xuống cấp. "Sự kiện" uốn dòng nước Khe Trang chảy ngược để lấy nước canh tác đã nói lên ý chí, quyết tâm trong cuộc chiến đầy cam go thử thách để có nước sản xuất.


Gian nan là như vậy nhưng "sự học" của Mã Thành thì nhiều địa phương có điều kiện kinh tế khá cũng khó sánh bằng. Từ thời Trần, đất này đã có danh nhân Bạch Liêu đỗ trạng nguyên khai khoa của xứ Nghệ; Trần Ðình Phong đậu tiến sĩ triều Nguyễn từng giữ chức tế tửu Quốc Tử Giám còn sinh đồ, tú tài, cử nhân có đến vài chục người. Ngày nay, Mã Thành vẫn giữ nếp đất học đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc THCS từ năm 2004. Hằng năm, địa phương có từ 30-50 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Ở đây có những gia đình có hai, ba con em có trình độ đại học, có người đạt học hàm tiến sĩ... Gọi xã miền núi này là nơi "đất sỏi, chạch vàng" là vì thế!
N.L (Theo Thanh Phương/ Báo Nhân Dân)
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Sơn Thành giàu lên nhờ có "Rú Bạc" lasson Thông tin quê hương 9 18-09-2011 03:01 PM
Yên Thành tổ chức thành công Liên hoan "Tiếng hát Làng Sen" ngoanhtuan Thông tin quê hương 10 24-05-2009 09:36 PM
Yên Thành: Thêm nhiều "trường học thân thiện" MrChu Thông tin quê hương 0 07-11-2008 09:05 PM
Hãy đến với xóm "mồ côi" Viên Thành MrChu Thông tin quê hương 0 13-10-2008 05:12 PM


Hiện tại là 01:22 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.