Trở về   Yên Thành Online > Khu vui chơi giải trí, giao lưu gặp mặt > Buôn chuyện

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 10-04-2009, 10:13 AM
A Đờ Min's Avatar
A Đờ Min A Đờ Min is offline
Thành viên
 
Tham gia: 11/10/2008
Họ và tên: Trọng Hải
Bài viết: 71
Xã: Đại Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới A Đờ Min
Default Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Một sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm qua, nay trao lại cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh.

Hậu duệ của dòng họ Đặng, ông Đặng Văn Thanh, vừa lặn lội từ đảo Lý Sơn vào đất liền, đến thành phố Quảng Ngãi để trao di vật tổ tông cho lãnh đạo tỉnh. Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Quảng Ngãi, nói: "Quá vui mừng và bất ngờ khi tôi nhận được tư liệu quý này, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa". Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835).


Chủ nhân của bức sắc chỉ.

Qua phiên dịch của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm VN, sắc chỉ ghi rõ (bằng chữ Hán): "Giao cho ông Võ Văn Hùng ở Lý Sơn chọn những thanh niên khỏe mạnh và giỏi nghề bơi, lặn để gia nhập đội thuyền, giao Đặng Văn Siểm (dòng họ ông Đặng Lên đang giữ tài liệu) lo kham việc đà công (người dẫn đường), giao Võ Văn Công phụ trách hậu cần".
Sắc chỉ còn thể hiện cách thức tổ chức của đội Hoàng Sa, thủy quân Hoàng Sa, phiên chế, cách tuyển chọn, thời gian xuất hành mà nhiều bộ chính sử và các tư liệu lâu nay chưa đề cập rõ.

Theo tiến sĩ Vũ, đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Hoàng Sa để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này. Triều đình từ thời đó cũng đã xác định đây là công việc rất quan trọng, được phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ Hoàng Sa.

Từ sắc chỉ này, theo nghiên cứu của giới sử học Quảng Ngãi, công việc bảo vệ Hoàng Sa thời xưa kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tộc họ Đặng mà ở huyện đảo Lý Sơn còn có các tộc họ Võ, Phạm, Nguyễn... cũng liên tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa theo lệnh của triều đình. Tiến sĩ Diện cũng khẳng định sắc chỉ là một tờ lệnh rất quý giá, có niên đại vào năm Minh Mạng thứ 15. Các dấu ấn đóng trên văn bản cho thấy giá trị xác thực và tin cậy của tờ lệnh.


Ấn của vua được đóng trên sắc chỉ.

Ông Đặng Lên, chủ gia đình đang lưu giữ tờ lệnh của tổ tiên, kể, sắc chỉ đã truyền trong dòng họ từ nhiều đời nay và được 6 thế hệ lần lượt cất kỹ trong một hộp kín, hiếm khi được mở ra nên không biết nội dung nói gì. Chỉ đến dịp giỗ tộc Tết vừa rồi, cả dòng họ thống nhất photo tờ sắc chỉ gửi đến Sở Văn hóa nhờ dịch, mới biết tổ tiên từng tham gia bảo vệ chủ quyền đất nước ở Hoàng Sa. "Tộc họ chúng tôi rất tự hào về truyền thống tổ tiên giong buồm đến Hoàng Sa theo lệnh triều đình nên nay quyết định hiến tờ sắc chỉ cho quốc gia", ông Lên xúc động nói.

Theo ông, mới đây có người giả danh là cán bộ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tìm đến gia đình ông để xin nhận tờ sắc chỉ. Tuy nhiên, khi liên lạc với Sở có xác nhận là không cử người đến nhà, gia đình ông Lên kiên quyết từ chối trao tư liệu này cho kẻ mạo danh.

Trao đổi với VnExpress.net ngày 9/4, ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết, chính quyền địa phương đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường bảo vệ gia đình ông Lên cùng với bức sắc chỉ được xem là cứ liệu lịch sử quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Sáng cùng ngày, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã tiếp quản và bảo lưu tài liệu này. Sở cũng làm một phiên bản của sắc chỉ có chiều dài 1,5 mét, rộng 0,6 mét trong khung kính để ở nhà thờ họ Đặng tại Lý Sơn, đồng thời tặng giấy khen cho ông Đặng Lên.


Nội dung của sắc chỉ.

Mấy ngày qua, câu chuyện về những người lính giong buồm đến Hoàng Sa được người dân Lý Sơn kể cho nhau nghe như những bản anh hùng ca. Theo lời kể của những người già trên đảo Lý Sơn, họ từng được nghe cha ông truyền miệng nhau về những chuyến giong buồm vượt biển đến Hoàng Sa gần 200 năm trước.

Theo ông Lên, trước khi giong buồm vượt biển Đông, các thành viên của hải đội Hoàng Sa được gia đình, họ tộc làm lễ "tế sống", gọi là Lễ khao lề tế (thế) lính Hoàng Sa. Lễ này thường diễn ra vào tháng 2 và 3 hằng năm ở đảo Lý Sơn. Mỗi người lính được tạc một hình nhân để thế mạng và chôn vào các ngôi mộ gió, bởi chuyến đi của họ giống như cuộc ra đi của tráng sĩ Kinh Kha - khó có ngày về.

Ở Lý Sơn ngày nay, hầu như đi đến đâu cũng bắt gặp vô vàn những ngôi mộ gió này. Các hải đội Hoàng Sa ở Lý Sơn nối tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa trên những chiếc ghe bầu được đóng bằng gỗ chò mà người xưa hay gọi là tiểu điếu thuyền. Ghe chỉ rộng khoảng 3m, dài hơn 10m, chở được 10 người. Nương theo chiều gió, ghe căng ba cánh buồm cùng với sức chèo đi khoảng ba ngày ba đêm thì đến đảo Hoàng Sa. Ngoài lương thực, nước uống được mang theo tạm đủ dùng trong 6 tháng, những người lính còn bắt cá, chim làm lương thực trong suốt chiều dài hải phận. Trước khi ra đi, các thành viên không quên mang theo bên mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, quê quán, phiên hiệu hải đội. Mỗi người còn chuẩn bị một chiếc chiếu, dây mây, nẹp tre để lo hậu sự cho chính mình nếu không thể trở về đất liền.

Nhắc đến Hải đội Hoàng Sa, người Lý Sơn luôn khắc cốt ghi tâm những người anh hùng bất chấp hiểm nguy để cắm mốc, dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, trồng cây cối, thu lượm hải vật ở quần đảo Hoàng Sa, trong đó có những người của tộc họ Phạm là Phạm Quang Ảnh và Phạm Hữu Nhật.

Theo gia phả lưu giữ tại gia tộc Phạm, vào triều Nguyễn, Phạm Quang Ảnh được phong làm cai đội Hoàng Sa. Ông lãnh quân ra đi rồi mãi mãi không về. Con cháu đắp nấm mộ chiêu hồn tập thể cho ông cùng 10 người lính của mình. Đến nay, ngôi mộ gió này vẫn còn được thờ tự ở thôn Đông, xã An Vĩnh.

Còn ông Phạm Hữu Nhật được phong làm Chánh đội trưởng suất đội, đã dẫn đầu một nhóm thuyền chở khoảng 50 người mang theo lương thực đủ ăn 6 tháng vượt biển đến Hoàng Sa. Ở từng điểm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, họ đều dừng lại cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở đảo đó và đo đạc thủy trình, trồng thêm cây cối, thu lượm hải vật, rồi mới về tấu trình hoàn thành nhiệm vụ.

Không ai rõ Phạm Hữu Nhật đã đi bao nhiêu chuyến, nhưng có một điều chắc chắn rằng lần cuối cùng ông đi mãi không về. Gia đình, họ tộc đã phải an táng ông bằng nấm mộ chiêu hồn không có hài cốt. Tổ quốc cũng khắc ghi công ơn của ông bằng việc đặt tên Hữu Nhật cho một hòn đảo lớn nằm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa. Một hòn đảo lớn trong nhóm đảo Lưỡi Liềm ở Hoàng Sa cũng được đặt tên Quang Ảnh để ghi nhớ công lao của Phạm Quang Ảnh- người đã từng đặt chân lên đảo này để khẳng định chủ quyền.

Giới nghiên cứu sử học tại Quảng Ngãi cũng xác nhận những thông tin này là thật

Theo Báo Vnexpress/ http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/04/3BA0DD47/
******************************

Chữ ký
ký tên : Virus ~={A Đờ Min Xê Lin}=~
Biệt tài [C]op[X]ong[D]án
Yahoo: vnhackr ~!~!~ Mobi 0933654006



Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 03-05-2009, 10:52 PM
Jenny_Cz's Avatar
Jenny_Cz Jenny_Cz is offline
Thành viên
 
Tham gia: 20/04/2009
Họ và tên: Kốp Phu Nhân
Bài viết: 65
Xã: Tình khác
Bình thường Trả lời : Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Mình thấy bài này liên quan đến chủ đề topic nên post lên đây.....ko sao chứ nhỉ.
TQ chiếm Hoàng Sa: Hà Nội im lặng nhưng không đồng tình

(Vietinfo) Tháng Giêng 1974, khi hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa và buộc quân đội Nam Việt Nam rút khỏi đó, ban lãnh đạo Bắc Việt không hề có phát ngôn công khai, dù là ủng hộ hay phản đối.

Lực lượng hải quân của Việt Nam cộng hòa


Báo chí Bắc Việt không hề đề cập vụ **ng độ giữa Sài Gòn và Bắc Kinh. Phản ứng chính thức duy nhất trước cuộc xâm lăng của Trung Quốc là một tuyên bố ngắn gọn, thận trọng của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, kêu gọi có giải pháp thương lượng và hòa bình về mọi tranh cãi lãnh thổ.

Kho lưu trữ Hungary

Kể từ đó, sự im lặng của Hà Nội đã thường bị xem là thể hiện sự đồng tình của ban lãnh đạo trước hành động của Trung Quốc. Theo đó, thái độ thụ động của Bắc Việt hẳn là do sự thừa nhận ngầm về chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh. Quan điểm này được hỗ trợ nhờ thông báo năm 1956 của Ung Văn Khiêm gửi tham tán Trung Quốc về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa - gợi ý rằng "im lặng có nghĩa là đồng thuận". Quan điểm này nói nếu Bắc Việt không tán thành cuộc xâm lăng, thì phải nói ra chứ.

Nhưng tài liệu tôi tìm thấy từ Kho Lưu trữ Quốc gia Hungary lại kể một câu chuyện khác. Chúng gợi ý rằng sự im lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội, chứ không phải vì sự đồng ý về pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Sau vụ xâm lấn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói với đại sứ Hungary ở Hà Nội rằng "có nhiều văn bản và dữ liệu về quần đảo của Việt Nam". Các cán bộ khác của miền Bắc nói với các nhà ngoại giao Hungary rằng theo họ, xung đột giữa Trung Quốc và chính thể Sài Gòn chỉ là tạm thời; họ nói sau đó, "vấn đề này sẽ là vấn đề cho cả quốc gia Việt Nam." Khác với Bắc Kinh, Hà Nội không hề xem vụ việc đã khép lại. Một vụ trưởng của Bộ Ngoại giao Bắc Việt nói với Hungary rằng chính phủ miền Bắc dự tính sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề.


Tháng Chín 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Phản ứng không khoan nhượng của Bắc Kinh rõ ràng làm lãnh đạo Việt Nam bực mình. Sang tháng 11, một cán bộ Việt Nam nói với nhà ngoại giao Hungary rằng Hoàng Sa "là phần không thể tách rời của Việt Nam và chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền với các đảo nhiều dầu hỏa này có tầm quan trọng chiến lược."

Dấu hiệu phản đối của Việt Nam, gián tiếp nhưng rõ rệt, đã xuất hiện từ những tháng đầu của 1974. Sau khi Trung Quốc chiếm đảo, Bắc Việt bắt đầu gây khó khăn cho Hoa kiều khi muốn thăm thân nhân ở đại lục, và cũng không cho nhiều công dân đại lục sang miền Bắc thăm người thân. Nếu Hà Nội đồng ý cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, hẳn những cử chỉ này đã không xảy ra.

Tham vọng lãnh thổ của Hà Nội không phải xuất phát từ việc làm đồng minh của Liên Xô mà đó là mục tiêu của Việt Nam mà thôi. Thực ra, các bản đồ Liên Xô sau năm 1950 đều đánh dấu Hoàng Sa là của Trung Quốc, và vì thế thật khó cho Kremlin công khai phản đối Trung Quốc.

Tính toán

Nhưng nếu Bắc Việt phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, tại sao họ im lặng trong trận đánh và cũng đã yêu cầu Moscow im lặng? Để trả lời, ta phải phân tích kỹ quan hệ Trung-Việt và Xô-Việt trong giai đoạn 1972-74.

Năm 1972 và nửa đầu năm 1973, lãnh đạo Hà Nội rõ ràng bất mãn trước quan hệ cải thiện của Mỹ và Trung Quốc. Theo họ, Trung Quốc đã hy sinh quyền lợi Việt Nam. Nhưng cuối 1973 đầu 1974, quan hệ Trung - Mỹ bắt đầu xấu đi, vì Mao Trạch Đông kết luận rằng chính sách của Washington về Đài Loan và Liên Xô không đáp ứng mong đợi của ông. Tình hình mới buộc Bắc Kinh và Hà Nội linh động hơn với nhau.

Vào cuối năm 1973 và đầu 1974, giới ngoại giao Liên Xô ở Hà Nội ghi nhận phía Trung Quốc bắt đầu mềm mỏng hơn trong giao dịch với Bắc Việt - có lẽ vì nếu xảy ra đồng thời xung đột với cả Mỹ và Bắc Việt, quyền lợi của Trung Quốc sẽ bị nguy hại.

Lãnh đạo Bắc Việt dĩ nhiên chẳng thích gì phe Mao tuyển đang một lần nữa thắng thế trên chính trường Trung Quốc. Nhưng họ không thích Chu Ân Lai, kiến trúc sư trong hòa giải Mỹ - Trung và nay cũng là đối tượng tấn công của phe Mao tuyển. Có thể họ hy vọng sự hòa giải Mỹ - Trung sẽ phần nào bị đảo ngược và vì thế muốn tránh gây hấn với Bắc Kinh - đặc biệt vì Hiệp định Paris 1973 đã không chấm dứt giao tranh giữa chính quyền Thiệu và quân cách mạng.

Tháng Chín 1973, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng nói với Fidel Castro rằng nếu miền Nam tiếp tục tấn công "vùng giải phóng", quân cộng sản sẽ đánh lại cho đến khi chính phủ Thiệu sụp đổ. Trong hoàn cảnh đó, rõ ràng Bắc Việt cần có hòa hoãn tạm thời với Trung Quốc.

Thái độ thận trọng của Bắc Việt với Trung Quốc cũng còn là vì Hà Nội không tin Liên Xô. Nếu họ đã không thích sự gần gũi Mỹ - Trung thì họ cũng chẳng ưa gì việc Mỹ - Xô hòa hoãn. Cuộc hội đàm của Nixon ở Moscow và Brezhnev ở Vladivostok với Gerald Ford rõ ràng bị Hà Nội chau mày.

Hà Nội không vui khi Gerald Ford gặp Leonid Brezhnev năm 1974

Về phần mình, Liên Xô cảm thấy sự hung hăng của đồng minh Bắc Việt có thể dẫn tới rắc rối to trên trường quốc tế. Tháng 11.1974, chỉ vài tháng trước khi Hà Nội đánh thắng miền Nam, đại sứ Liên Xô Shcherbakov nói với các đồng nghiệp Đông Âu rằng Moscow quyết tâm ngăn chiến tranh bùng nổ ở Việt Nam, vì nó đi ngược lại mục tiêu căn bản trong chính sách toàn cầu Liên Xô.

Lời nói của Shcherbakov để lộ ra là Liên Xô muốn giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bắc Việt hơn là hỗ trợ Hà Nội dùng vũ lực thống nhất đất nước. Cuối năm 1973, phái đoàn của Phạm Văn Đồng, khi đi thăm Đông Đức, đã công khai tuyên bố chính sách hòa hoãn của Moscow chẳng đem lại kết quả tích cực ở châu Âu, và nói cả Liên Xô và Trung Quốc đều có cống hiến lớn cho phong trào cộng sản quốc tế. Tức là trong năm 1973-74, Hà Nội vẫn không chịu theo phe nào giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Tóm lại, có lẽ chúng ta không thể dùng nguyên tắc "im lặng là đồng ý" để giải thích hành vi của Hà Nội trong trận hải chiến Trung Quốc - Nam Việt Nam. Sự thụ động tạm thời của Bắc Việt phản ánh tính toán chiến thuật chứ không mang tính chiến lược hay pháp lý.

Trong khi đang còn đánh nhau với miền Nam và nghi ngờ Kremlin, Hà Nội ắt hẳn cảm thấy họ không thể cùng đối đầu với Bắc Kinh. Nhưng ngay sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ, Bắc Việt không ngần ngại kêu đòi Hoàng Sa.

Thời điểm Trung Quốc lấn chiếm cho thấy Bắc Kinh muốn hành động trước khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ - tức là trước khi Hà Nội có thể giành lấy các hòn đảo tranh chấp.

Về tác giả: Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006).

Tiến sĩ Balazs Szalontai /BBC

SƯU TẦM......

Chữ ký Sống trên đời là để yêu thương
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 03-05-2009, 11:05 PM
quocvinhcz's Avatar
quocvinhcz quocvinhcz is offline
Thành viên
 
Tham gia: 11/01/2009
Họ và tên: Phan Quốc Vĩnh
Bài viết: 427
Xã: Hoa Thành
Nhăn răng Trả lời : Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Tài liệu mật về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974



Bia chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng sa đã bị TQ thay thế

(Vietinfo) Trước tiên xin giới thiệu sơ lược về vị trí địa lý và lịch sử Hoàng Sa: Hoàng Sa là đất của Việt Nam, là đảo của Việt Nam, là biển của Việt Nam. Trong Hồng Ðức Bản Ðồ viết từ thời Lê Thánh Tông, đã minh định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ Việt Nam.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhà cách mạng người Quảng Nam, trong báo Tiếng Dân, xuất bản ngày 23-7-1938 đã ghi lại các tài liệu, các dấu tích về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó có đoạn viết" "Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta."

Ngày 13/7/1961, Tổng thống Ngô Ðình Diệm ban hành sắc lệnh số 174 NV, trong đó ấn định : "Quần đảo Hoàng sa thuộc tỉnh Quảng Nam. Một đơn vị hành chính xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Ðịnh hải trực thuộc quận Hòa vang. Xã Ðịnh hải đặt dưới quyền một phái viên hành chính".

Ngày 21/10/1969, Thủ tướng Chính phủ ký nghị định số 709-BNV/HCÐP để "Sáp nhập xã Ðịnh Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam vào xã Hòa Long cùng quận".


Diễn biến

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, Việt Nam Cộng Hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến.

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores). [1]

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến của Việt Nam Công hòa tại Hoàng Sa này được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội Địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.


Tương quan lực lượng

Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4)Phía Việt Nam có Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội Hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số Biệt hải (Biệt kích Hải quân) và một trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.

Phía Trung Quốc có Liệp tiềm đĩnh số 274, Liệp tiềm đĩnh số 271, Tảo lôi hạm số 389, Tảo lôi hạm số 391, Liệp tiềm đĩnh số 282, Liệp tiềm đĩnh số 281 và hai chiến hạm số 402 và số 407 chở quân (không rõ loại), Tiểu Đoàn 4 và Tiểu Đoàn 5 thuộc Trung Đoàn 10 Hải quân Lục chiến, và hai đội Trinh sát.

Khu trục hạm Trần Khánh Dư

Soái hạm Trần Bình Trọng

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt

Diễn tiến

Chiến sĩ Biệt hải Việt Nam Cộng hòa Ngày 16 tháng 1, 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt sau khi đưa một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa phát hiện hai chiến hạm số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần Cam Tuyền, và phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng hoặc cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc.

Sau khi cấp báo về Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng quang hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không rời vùng, và cũng dùng quang hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời lãnh hải Trung Quốc.

Ngày 17 tháng 1, 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa đổ bộ một toán Biệt hải và một đội Hải kích xuống Cam Tuyền để nhổ cờ Trung Quốc. Sau đó các chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Cùng trong ngày Liệp tiềm đĩnh số 274 và Liệp tiềm đĩnh số 271 của Trung Quốc xuất hiện.

Soái hạm Trần Bình Trọng (HQ-5)Ngày 18 tháng 1, 1974, Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy trận đánh. Ông ban hành lệnh hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại các đảo Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộng, Vĩnh Lạc. Lực lượng hành quân Hoàng Sa 1 được tăng cường thêm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) làm soái hạm cho cuộc hành quân, và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy bất khiển dụng, chỉ còn một máy hoạt động.

Ngày 19 tháng 1, 1974, Biệt hải và Hải kích Việt Nam Cộng hòa từ HQ-5 đổ quân lên mặt Nam đảo Quang Hòa và Hải quân Trung Quốc đổ quân xuống mặt Bắc đảo. Hai bên giao tranh và phía Việt Nam Cộng hòa có 3 chết và 2 bị thương. Do quân Trung Quốc quá đông, quân Việt Nam Cộng hòa rút trở lên HQ-5.

Ngay sau đó chiến hạm hai bên triển khai đội hình gần đảo Quang Hòa và chiến hạm Việt Nam Cộng hòa khai hỏa trước. Hai bên chạm súng từ 30 đến 45 phút, cùng thời điểm đó Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số Phóng lôi hạm (guided missile frigate) và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Đệ thất Hạm đội trợ giúp, nhưng không thành công. Các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.


Kết quả

Tảo lôi hạm số 389 Hải quân Trung QuốcTheo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì 274 trúng đạn, tay lái bất khiển dụng phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, 271 hoặc 389 bị chìm tại trận, và 389 và 391 bị hư hại nặng. HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương. Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến. [7]

Theo tài liệu của Trung Quốc thì 274, 271, 389, 391 đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ[8]. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Liệp tiềm đĩnh số 271 Hải quân Trung Quốc, chụp từ chiến hạm VNCH trước khi nổ súngTrung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này. Sau trận chiến, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình và đã được Chính phủ Cộng hòa Pháp ủng hộ vì trước đây theo Hòa ước Pháp Thanh thì người Pháp đã thực hiện chủ quyền ở quần đảo này. Tuy nhiên, Trung Quốc đã cho đập phá các bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đây, xóa các di tích lịch sử của người Việt.


Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên biển Đông.

Khoa Đăng

SƯU TẦM.....

Chữ ký
ProKopem_Czech
Nikdy Není Pozdě
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 04-05-2009, 01:55 AM
Chương Nguyên's Avatar
Chương Nguyên Chương Nguyên is offline
Lang Thang ...
 
Tham gia: 13/10/2008
Họ và tên: Chương Nguyên
Bài viết: 370
Xã: Hợp Thành
Default Trả lời : Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Vấn đề nhạy cảm đây.
Post bài không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ là nguy hiểm cực kì ^^

Chữ ký Cuộc đời có bao lâu mà hững hờ ...
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 04-05-2009, 02:39 AM
quocvinhcz's Avatar
quocvinhcz quocvinhcz is offline
Thành viên
 
Tham gia: 11/01/2009
Họ và tên: Phan Quốc Vĩnh
Bài viết: 427
Xã: Hoa Thành
Nhăn răng Trả lời : Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

Lúc đầu tưởng chỉ có một vài bài....ai ngờ nhìu bài quá nên không post nựa...mọi người có thể vào www.vietinfo.eu để xem thêm thông tin về Hoàng Sa...Thân!!!!!!
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Cũ 04-05-2009, 06:14 PM
sukineo's Avatar
sukineo sukineo is offline
Thành viên
 
Tham gia: 12/02/2009
Họ và tên: tranphung
Bài viết: 237
Xã: Tình khác
Default Trả lời : Phát hiện bằng chứng lịch sử chủ quyền VN tại Hoàng Sa

hic mấy cái này phải cẩn thận,,ko là toi đó,,xem như mình ko bít gì đâu nha,,, good luck

Chữ ký ("*"***"*"_:.♥.: Không Thương :.♥.: Không Nhớ :.♥.: Không Mơ Mộng :.♥.: :.♥.: Không Buồn :.♥.: Không Chán :.♥.: Lệ Không Rơi :.♥.: :.♥.: Không Yêu Ai Cả :.♥.: Lòng Băng Giá :.♥.: :.♥.: Không Nhớ Ai Cả :.♥.: Hồn Tự Do :.♥.: _"*"***)
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Lịch sử tên nước Việt snow_na Thảo luận nghiêm túc 2 09-04-2009 01:40 PM
[Môn Xã Hội] Bài giải đề cương môn Lịch sử 11 cơ bản vinaone9x Giúp nhau học tập 4 10-01-2009 11:07 PM
tiền VIỆT NAM ta theo giòng lịch sử APOLONG Thảo luận nghiêm túc 6 03-12-2008 05:09 PM
Giá ai post đc quyển lịch sử hay dư địa chí Yên Thành nhỉ? nguyentrunght Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng 0 17-10-2008 01:52 PM


Hiện tại là 01:02 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.