Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 01-02-2009, 10:16 PM
huuthanhvn's Avatar
huuthanhvn huuthanhvn is offline
Thành viên
 
Tham gia: 03/01/2009
Họ và tên: Nguyễn Hữu Thành
Bài viết: 23
Xã: Hậu Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới huuthanhvn
Bình thường Tuồng cổ làng Kẻ Gám

Tuồng cổ làng Kẻ Gám
[30.01.2009 16:08]

Nói đến làng Kẻ Gám xã Xuân Nguyên, huyện Yên Thành người ta nghĩ ngay đến truyền thống tuồng cổ. Người dân Xứ Nghệ ít ai không biết môn nghệ thuật tuồng cổ của làng Gám.


Vào những lúc nông nhàn, hay dịp lễ hội trong năm, khi mặt trời vừa gác đỉnh rú Gám đã nghe tiếng trống, tiếng nhạc của đội tuồng làm cho không khí trong làng, trong xóm rộn ràng hẳn lên. Trẻ em hối hả rủ nhau dồn trâu bò về chuồng, còn người lớn lo thu xếp công việc gia đình sớm hơn mọi ngày, để kịp đi xem hội tuồng làng tối nay. Cứ thế, mỗi tháng đôi lần, hội tuồng làng Gám lại đi diễn luân phiên cho bà con các xóm trong làng.

Người dân Kẻ Gám cần cù, chất phác, chắt chiu. Nhưng ít ai biết rằng với dáng dấp bề ngoài chân chất, dung dị ấy, họ lại có một tâm hồn lãng mạn, say mê nghệ thuật đến cháy bỏng. Tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật của dân làng rất lớn, ở họ có nhu cầu đời sống văn hoá ngang với nhu cầu vật chất.

Văn hoá nghệ thuật là món ăn tinh thần không thể thiếu với người dân Kẻ Gám. Nhờ thế, ngoài quần thể di sản văn hoá vật thể: đình, đền, chùa, miếu mạo, làng Gám còn có cả kho tàng văn hoá phi vật thể: tuồng cổ, chèo cổ, phường trò, hội hát dặm, trò máy (rối cạn) và các trò chơi dân gian khác…

Sinh thời cụ Hoàng Tao (1901- 1985), một trong những người có công thành lập hội tuồng cổ của làng cho biết: Vào những năm trước 1928 - 1930 môn nghệ thuật tuồng cổ từ Quảng Nam xâm nhập vào đất Nghệ An. Đây là môn nghệ thuật mới mẻ, hấp dẫn không chỉ người làng Gám mà cả trong vùng.

Những năm 1930 - 1934, hội tuồng cổ làng Gám được thành lập do những người ham mê nghệ thuật và có điều kiện kinh tế. Buổi đầu có các ông: Hoàng Đình Tao, Thái Văn Vân (được cử làm trùm hội, nên dân làng thường gọi là ông trùm Vân), ông Trần Đình Hoàng, ông Trần Chế, ông Vũ Đề, ông Thái Cẩm (thường đóng vai đào, lúc bấy giờ nữ không được lên sân khấu), ông Thái Duy Oánh hay đóng vai hề, ông Thái Duy Thể, ông Lê Xuân Duật, ông Thái Duy Hịnh (ban nhạc), ông Cố Phùng... Sau này đội tuồng phát triển có nhiều người tham gia. Một nét đặc trưng hội tuồng cổ làng Gám là các thế hệ cha con, anh em, dâu rể đều là diễn viên của hội, như gia đình ông Hoàng Tao, ông trùm Vân, ông Lê Xuân Duật...

Đặc biệt ông trùm Vân, ông Lê Xuân Duật đều lấy em gái ông Hoàng Tao cùng ở trong hội, rồi tiếp nối con đẻ, dâu rể của các cụ cũng là diễn viên hội tuồng làng. Vì thế dân làng hay nói vui: tuồng nhà nòi.

Ngày đầu mới thành lập, mọi kinh phí đều do hội viên tự đóng góp lấy. Từ mua sắm phông màn, quần áo, mũ, cảnh trang, nhạc cụ, đèn chiếu sáng, son phấn… đến nuôi thầy dạy, viết kịch bản đều do các thành viên góp lấy mà chủ yếu là hội viên có điều kiện kinh tế khá giả (cụ Hoàng Tao bán gần mẫu ruộng để đóng xây dựng quỹ cho hội).

Ngoài ra có sự hỗ trợ từ các cá nhân say mê môn nghệ thuật này, như ông Cựu Chuyên, ông Hồ Chu... đúng với nghĩa: “ham vui chịu lận”. Bước đầu, hội tuồng mời Kép tuồng (nghệ sĩ) về làm thầy dạy luyện. Sau một thời gian ngắn nhờ ham học và khổ luyện, các thành viên trong hội trình độ chuyên môn nâng lên làm chủ sàn diễn. Giai đoạn đầu, hội tuồng chỉ diễn phục vụ bà con trong làng, trong xã.

Sau mỗi đêm diễn, các diễn viên chỉ được bồi dưỡng một bát cháo gà hay cháo xương lợn do các gia đình khá giả ủng hộ là quý lắm rồi. Còn khi diễn ở làng khác thì được hỗ trợ thêm tiền son phấn và tiền thưởng những vai diễn hay do các khán giả giàu có mê tuồng.

Khi tuồng cổ làng Gám đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật, tiếng tăm lan truyền đi khắp nơi, nhiều nơi mời đến phục vụ, nhất là các quan chức, nhà giàu có vào dịp mừng lão, khánh thành công trình lớn, hoặc dịp lễ hội.

Nhờ vậy kinh tế của hội ngày càng dư dật để mua sắm các trang bị đẹp, đắt tiền và phương tiện vận chuyển lưu diễn xa. Sau những năm 1940, hội tuồng làng Gám đã dựng rạp biểu diễn hàng tháng ở các huyện Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Không những thế, hội còn vào tận Thừa Thiên Huế biểu diễn cho các quan, quân triều đình xem.

Các vở diễn thời kỳ đầu thường là các tích trong Tam Quốc diễn nghĩa như: Kết nghĩa vườn đào, Ngụ hổ bình liêu, Chu Du, Tam xuân luận trào, Khương Đình Tá... Sau này, diễn các vở ca ngợi tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta và về các nhân vật anh hùng dân tộc: Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Lê Lợi - Nguyễn Trãi, Quang Trung, Thái hậu Dương Vân Nga, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Ngô Quyền, Đề Thám. Rồi các tích Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên…
Trong thời kỳ cải cách ruộng đất (1954 - 1955), nhiều thành viên chủ chốt của hội, nhất là những diễn viên giỏi bị quy sai thành phần. Hội tuồng làng ngừng hoạt động và có nguy cơ giải thể. Nhưng sau sửa sai, gạt bỏ qua những oan trái cá nhân, hội tuồng được khôi phục lại như xưa, đêm đêm tiếng trống tập tuồng, diễn tuồng lại nổi lên.

Tuồng cổ làng Gám được nở rộ vào những năm 1956 -1960 trở lại đây. Ở các chòm, xóm ngay cả các đội sản xuất cũng tổ chức hội tuồng riêng của mình. Ngoài ra các họ lớn, con cháu cũng thành lập hội tuồng của dòng họ (như họ Vũ), các họ khác cũng không thua kém.

Vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước, do tập trung cho chiến tranh và điều kiện đánh phá ác liệt của máy bay địch, tuồng cổ có hạn chế một thời gian. Sau khi hoà bình thống nhất đất nước (1975), niềm vui chiến thắng đến với mọi nhà, lòng say mê nghệ thuật tuồng cổ lại trỗi dậy, tuồng làng Gám trở lại phát triển như xưa. Sân kho các đội sản xuất là nơi thường xuyên diễn tuồng của các đơn vị.

Tuồng cổ kẻ Gám là trung tâm, nôi nhân mầm hạt giống phong trào tuồng cổ trong vùng. Nhiều diễn viên xuất sắc của hội được các địa phương mời về làm thầy dạy môn nghệ thuật tuồng cổ này. Cụ Hoàng Tao được các địa phương mời về tập tuồng cho các xã như: Đô Thành, Mã Thành, Đức Thành, Hậu Thành, Nhân Thành, Văn Thành (làng Vườn), đến tuổi gần 80 cụ vẫn viết cả kịch bản tuồng cải biên và tập luyện cho con cháu hai xã Xuân Thành, Tăng Thành.

Tuồng cổ là di sản văn hoá của làng Kẻ Gám nói chung, của nhân dân xã Xuân Thành nói riêng, được nhân dân ham mê, tôn trọng và phát huy truyền thống nền văn hoá của ông cha để lại. Sau khi có Nghị quyết TW5 về phát huy và kế thừa văn hoá bản sắc dân tộc, ngày nay con cháu ở xã Xuân Thành luôn gìn giữ và thừa kế di sản quý báu của cha ông để lại.
N.H.T (Theo Hoàng Đình Độ/CANA

Chữ ký Nguyễn Hữu Thành
http://huuthanhvn.violet.vn
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Rú Gám thương yêu... Dpogit91 Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng 27 25-05-2009 04:31 PM
Chuyện buồn ở ngôi làng không có đàn ông (Làng lòi - Viên Thành) HungThanhOnline Thông tin quê hương 12 25-03-2009 03:11 PM
Làng đó Kẻ Dừa-Thọ Thành MrChu Thông tin quê hương 0 13-10-2008 04:33 PM
Rú gám quê tôi MrChu Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng 0 09-10-2008 10:33 PM


Hiện tại là 08:26 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.