|
|
||
|
Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
#1
|
||||
|
||||
ngã tư quỷ (quay đầu là bờ)
Gác kiếm, "cao bồi thôn" hoá thân làm "Lục Vân Tiên"
Cuộc đời của Tám ngẫm lại là những cuộc đối chọi khắc nghiệt với bản thân, với cuộc sống để sinh tồn và nuôi con khôn lớn... 17 tuổi đã phải vào trại cải tạo, lớn lên với những tháng ngày vật lộn để mưu sinh. Cuộc sống tự khắc rèn cho Tám một tính cách để sinh tồn. Có những lúc túng bần, bàn tay Tám đã từng phải làm khác với trái tim mách bảo. Nhưng con người ấy, đứng trước sự bất công, tàn nhẫn vẫn hùng hục lao vào để đấu tranh mà giành giật. Cuộc đời Tám, tính đến bây giờ vẫn chất chứa những câu chuyện nghĩa hiệp khó lý giải. Gã "cao bồi thôn" Là con út trong một gia đình đông anh em tại xã Hoa Thành, Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An. Nguyễn Đình Tám lớn lên cùng với cảnh túng bấn của gia đình. Nên cái sự con út vốn dĩ dễ được cưng chiều với Tám cũng chẳng hề có ý nghĩa. Tám vẫn phải làm lụng, cũng phải quần ống thấp ống cao, sáng đi học trường làng, chiều về chăn trâu, giúp mẹ việc đồng áng. Tám người mảnh khảnh, yếu ớt, bộ dạng lúc nào trông cũng lôi thôi, lếch thếch, nhưng học tập thì cực kỳ sáng dạ. Phải nỗi, Tám có máu yêng hùng, cái máu này vẫn ám vận vào Tám mãi đến tận sau này không dứt ra được. Những ngày còn mài đũng quần trên ghế phổ thông, cậu học trò da đen ngăm đen ấy chẳng chịu khom mình trước một ai và khi cần có thế lao vào tỉ thí với bất cứ "thằng" nào mà Tám cảm thấy "khó ngửi". Tám hay gây lộn đánh nhau, hoặc đánh nhau vì bị gây lộn. Nói thế nào cũng đúng. Nhưng Tám có một nguyên tắc bất di bất dịch, nó cũng như kiểu những kẻ hành nghề ăn cắp nhưng chỉ ăn cắp của nhà giàu, còn Tám thì, chỉ đánh những thằng to khỏe hơn mình, chứ nhất quyết không cậy thế bắt nạn yếu. Mà đánh ai cũng phải có lý do thỏa đáng, chứ không phải hạng thấy "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái", thì lao vào đấm đá. Chả thế mà năm 17 tuổi, khi ấy Tám còn là học sinh lớp 8. Tan học, đang tung tẩy về nhà, Tám gặp một đám đánh nhau. Không chần chứ, Tám lao vào dang tay ra mà can ngăn. Đang "máu chiến" một tên trong đó quay sang nhè Tám đánh trở lại. Tám không phải hạng người có thể đứng yên cho người ta đánh, thế là cậu cũng đáp trả bằng một đón chí mạng. Không chịu được cú đấm như trời giáng đó, tên kia bổ đùng ra giẫy giụa. ìân ngần giây lát, Tám phủi quần bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra. Lúc đó trong cái đầu non nớt nhiễm máu anh hùng nghĩa hiệp của Tám chỉ nghĩ đơn giản: Ừ thì bọn nó đánh nhau, mình lao vào can, nó đánh thì mình đánh lại. Tám không ngờ, ngay hôm sau cậu đã bị bắt giữ vì tội "cố ý đánh người gây thương tích". Bị đưa lên trụ sở công an, Tám nhận hết. Tòa tuyên mức án 12 tháng cải tạo. Tám nhăn ra cãi, đưa cái lý lẽ là nó đánh mình, thì mình đánh lại mà bây bẩy chối tội. "Thì ngày đó, học trò học trọt, biết thế nào là tự vệ chính đáng với quá đáng...". Mãi sau, khi đã nếm mùi trại cải tạo, được cán bộ quản giáo giải thích. Tám gãi gãi đầu: "Thế mà trước cháu không biết". Rồi Tám nghĩ, muốn biết thì phải học, biết rồi sẽ không làm sai nữa, có học cái đầu nó mời dãn ra, mới khôn ra được. Tám nhờ cán bộ mua cho mấy cuốn sách về Pháp luật, ngày ngày cần mẫn nghiên cứu. Các bạn tù có kẻ thấy ngứa mắt, lắm khi tiện chân đá văng cuốn sách. Máu chảy rần rật trên mặt, trân trân nhìn vào kẻ đối diện, Tám gằn từng tiếng: Phải ngoài đời, tao đã xơi mày rồi, nhưng giờ tao biết luật, tao sẽ không phạm luật nữa. Rồi Tám lại ngồi phịch xuống, tiếp tục đọc sách. Hết 6 tháng cải tạo, Tám được tha bổng trước thời hạn, gia đình, bạn bè.. hoan hỉ đón Tám trở về như đón một người anh hùng vì đại nghĩa xả thân mà phải dở dang đèn sách. Tám lao vào học hùng hục, quyết tâm không để "tụt hậu" so với bạn bè. Ngày đó, để đến được trường, Tám phải đi 8km đường đất, đến được trường mồ hôi cũng vã ra như tắm. Nhưng Tám bảo. Ngoài trường mình thua chúng nó, chứ đã vào trường rồi thì chẳng thua một ai. Thế nên, chỉ một thời gian sau khi ra trại, Tám đã đuổi kịp bạn bè trong nghiệp bút nghiên. Nức tiếng học giỏi, Tám còn nổi danh là một đoàn viên năng nổ. "Thời đó, tôi còn được lựa chọn là đối tượng Đảng đấy". Tám rướn lên, nói đầy kiêu hãnh. Nhưng sự đời lắm nỗi tréo ngoe, cây muốn lặng mà gió lại chẳng đừng. Cái tì vết đi trại trở về vẫn ám vào Tám. Từ đó, hễ có vụ đánh nhau nào trong làng ngoài xã mà chưa rõ hung thủ, hoặc có vụ mất gà mất vịt nào chưa tìm được ai để nghi vấn, y như rằng người ta cứ nhè vào Tám mà đổ vấy. Đỉnh điểm là khi chuẩn bị thi tốt nghiệp, nơi Tám ở xảy ra một vụ trộm, sáng ra chưa kịp đánh răng công an đã xuống dẫn Tám đi. Chẳng hiểu đầu đuôi tai nheo gì, nhưng Tám bị tạm giữ đúng 12 ngày 3 đêm. Tám sụt cân thảm hại. Còn gia đình, họ hàng Tám không lạ gì con cháu trong nhà, họ thừa hiểu Tám chỉ có mỗi cái tội hay động chân động tay, chứ mấy cái trò trộm cắp vặt đó, tuyệt nhiên Tám không bao giờ làm. Nghĩ vậy, họ ồn ã kéo nhau lên nơi tạm giam Tám mà chất vấn, mãi rồi Tám cũng được thả ra khi không có chứng cớ chứng minh phạm tội. Cơ quan công quyền có liên quan trong việc bắt giữ Tám lúc đó còn phải xuống tận địa phương để trả lại thanh danh cho Tám. Nhưng, "được vạ thì má đã sưng", người biết đã đành, người không biết lại chỉ trỏ bàn tán "không có lửa làm sao có khói". Còn trường cấp III nơi Tám đang học thì đòi hỏi phải có giấy tờ của công an, xác minh thật sự là Tám trong sạch và họ đã làm sai thì mới cho Tám tiếp tục nhập trường. Đòi hỏi này đáp lại chỉ là những lời hứa hẹn theo kiểu: Cứ từ từ. Cái từ từ đó kéo dài cho đến tận bây giờ, khi Tám đã có cháu con đề huề vẫn chưa có một văn bản chính thức nào xin lỗi Tám. Chán đời, Tám quyết định tắt lự. Bỏ học, ở nhà đỡ đần cho cha mẹ. Tiếng tăm Nguyễn Đình Tám cũng từ đó mà bắt đầu râm ran khắp quê lúa. Sống sòng phẳng, chịu chơi, lại nhiều lý lẽ, Tám tập hợp dưới trướng mình một lô đàn em, khi Tám cần có thể thí mạng. Quân của Tám được đại ca quán triệt rất rõ ràng, không làm những chuyện trái đạo đức, không cướp giật... còn đánh nhau thì không sao tránh khỏi. Tám không tuyên bố thành lập băng đảng, nhưng khắp cả Hoa Thành và các vùng lân cận đều hiểu, Tám có quân chìm, quân ẩn đông lắm, toàn hạng rất trung thành và thiện chiến. Tám kể, có lần Tám đã kéo quân vào bao vây cả một ngôi làng để lùng bắt cho bằng được một kẻ đối địch. Tám bố trí đoàn quân của mình hệt như một trận chiến vẫn thường thấy trong các phim dã sử. Kẻ thủ ác khi đó nghe tin Tám đang vây hãm mình thì đóng chặt cửa ngồi trong nhà mà cố thủ. Thế mà vẫn bị Tám sai đàn em đột nhập lôi ra nghĩa trang đầu làng để hỏi tội, khiến cho gã phải kinh hồn bạt vía. "Lục Vân Tiên" Nguyễn Đình Tám. Ảnh Hồ Viết Thịnh. Nước mắt mặn đắng Vùng vẫy giữa chốn giang hồ thôn dã mãi cũng chán, Tám bắt đầu ngẫm nghĩ về đường hướng đời mình. Cuối năm đó, Tám quyết định "rửa tay gác kiếm" lấy vợ tu chí làm ăn. Nói là thế, tuyên bố là thế. Nhưng Tám đã bảo rồi, tuổi Tám là tuổi hợi, Tám đi coi số coi má rồi bảo, đời mình nó phải lận đận mới lên được, mà chỉ có lên lưng chừng chứ không thể giàu. Nên Tám cứ sống tưng tửng, đến đâu hay đến đó. Tám bấm đầu ngón tay kể: Đời tôi không biết đã phải làm bao nhiêu nghề để cho chân tay nó đỡ ngứa ngáy, để kìm bớt cái máu "ra đường gặp chuyện bất bình chẳng tha". Đại ca Tám lừng lẫy khi ấy đã từng đi quét gầm để nhặt nhạnh từng thứ rơi vãi, đã từng còng lưng đi bốc vác. Rồi buôn hàng cấm, chạy vật tư và kể cả thành lập công ty, tất tần tật các việc thượng vàng hạ cám Tám đều làm. Khi đã gom đủ một số tiền nho nhỏ, Tám quyết định dọn ra ngã tư của xã tính chuyện làm ăn lâu dài. Ông Nguyễn Duy Liên, trưởng công an xã Hoa Thành kể lại. Nghe tin Tám dọn nhà ra ngã tư, anh em công an xã lo ngay ngáy. Cũng đành rằng ông Tám lúc đó cũng lành hiền đi nhiều rồi, nhưng ngã tư của Hoa Thành được mệnh danh là ngã tư tử thần. Đó là "điểm nóng nhất" của các loại tệ nạn, của các thành phần bất hảo đủ mọi số má dạt về. Ông Tám lại nổi danh là tay chân hay động đậy, gặp chuyện không vừa mắt là ông bật ngay. Không khéo khi về đó, lại nảy sinh chuyện tày đình chứ chẳng chơi. Biết vậy, nên Tám đã phải làm một cái cam đoan miệng với công an xã là sẽ tu chí làm ăn, không dính dánh đến đánh nhau nữa. Mà Tám tu chí thật, cửa hàng vật liệu của Tám ăn nên làm ra, Tám đã có tiền tích lũy, xây nhà khang trang, con cái đề huề. Cuộc sống cứ coi như là thỏa nguyện. Những ngày phẳng lặng, bình yên của đại ca Tám chẳng kéo dài được lâu. Kìm được cái tính nóng nảy, khi có tiền Tám lại nảy nòi ra cái máu đỏ đen. Nó nhanh chóng chế ngự con người Tám đẩy Tám vào chỗ cùng quẫn, có những lúc tưởng chừng như không thể vực dậy được. Mắt Tám nhìn xuống, đôi mắt người đàn ông chưa từng biết rơi lệ, nhưng khi kể đến những đoạn trường đời mình trong buổi ấy, có thể đọc được trong đó những giọt nước mắt ứa chát không tiện để rơi ra. Bao nhiêu của nả đã theo những canh bạc thâu đếm suốt sáng ra đi, đã vậy bao nhiêu tai ương vận hạn cứ nhè Tám mà đổ xuống. Năm 1993 là cái mốc thời gian mà Tám nói "có đánh chết cũng không bao giờ quên", khi cùng một lúc vợ Tám phải nhập viện để mổ ruột thừa, con cũng phải ra Hà Nội để phẫu thuật. Rơi vào cảnh túng quẫn, Tám gom góp hết tài sản, quyết tâm đánh một quả hàng lậu. Chuyến hàng đó bị công an bắt giữ. Tám ngước cổ lên trời, kêu lên thảm thiết, hệt như các nhân vật trong phim Tam Quốc "Trời tuyệt đường sống của Tám rồi sao". Mất hết vốn liếng, cuộc sống lâm vào tận cùng khánh kiệt. Tám đang hoang mang không biết phải thoát ra cái bĩ cực cuộc đời như thế nào, khi bên dưới là 5 đứa con đang tuổi lớn. Đúng lúc đó, đất Hoa Thành nổi lên phong trào đi xuất khẩu lao động. Nghe thiên hạ đồn đại, đi nước ngoài nhanh giàu lắm, chỉ đôi ba năm là hòa vốn, lại có tiền gửi về. Tám liều thêm quẻ nữa, đi vay mượn được đâu 20 triệu quyết tâm cho vợ đi xuất khẩu với giấc mơ trời Tây. Khốn khổ đời Tám, vợ chưa kịp "bay" thì tay cò mồi nhận tiền đã cuỗm tiền đi ăn chơi. Dân Hoa Thành quanh năm chỉ biết trông vào cây lúa, kiếm được số tiền để cho con em đi xuất khẩu lao động, nhiều người đã phải bòn rút, vay nặng lại, nên nghe tin đó ai cũng chết lặng, rồi ùn ùn kéo nhau đi săn lùng kẻ lừa lọc. Biết tin, Tám ức lắm, mang tai lại giật lên liên hồi. Đàn em Tám vẫn bảo, chỉ cần mang tai Tám giật, y như rằng sẽ có thằng đổ máu. Tất cả đều rỉ tai nhau. Thằng kia tận số rồi, lừa ai thì được, chứ lừa anh Tám thì chớ. Mà quả thật. Tám kể, lúc đó vừa nghe tin mà gặp nó ngay trước mặt, thể nào Tám cũng quật cho gã một trận, rồi thì "sống chết mặc bay".. Nhưng may là Tám vẫn trấn tĩnh được, Tám nghĩ. Bây giờ mà mình đánh nó, chỉ hả được cái giận của mình, chứ cũng chẳng lấy lại được tiền, mà thằng đó cũng có mẹ có cha, lỡ nó có mệnh hề gì thì khổ thân các cụ. Thế là máu nghĩa hiệp thắng được cơn cùn giận, Tám lấy hết uy danh của mình, mời những người đang tủa đi khắp nơi săn lùng tên lừa đảo về nhà, uống nước trà và nói với mọi người những gì mình đã nghĩ. Tám nói: Bà con cứ để nó trở lại bên Tây, nó kiếm được tiền thì mới quay trở lại trả nợ cho bà con được chứ. Rồi Tám lại tiếp tục đi vay mượn để cho vợ xuất ngoại. Vợ Tám đến được trời Tây, cũng là lúc Tám đối mặt với một khoản nợ chồng chất, cùng với đó là gánh nặng vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ của 5 đứa con cả trai lẫn gái. Tám nói, trời sinh ra cái tính tôi hay nóng giận, nhưng trời cũng cho tôi cái đầu cứng, mà không có nó, cái giai đoạn khủng hoảng đó chắc gì Tám đã vượt qua. Tiền vay nặng cho vợ đi Tây lãi mẹ đẻ lãi con đã dồn ứ lên, bên cạnh lại một đàn con lúc nhúc, trong đó đứa con út cũng mới vừa bỏ bú mẹ được một thời gian. Ngày ấy, không có hơi mẹ, mỗi khi ngủ đều bắt Tám nằm bên cạnh, tay nó phải mân mê tai của Tám mới chịu ngủ. Nhiều người đến nhà Tám chơi, nhìn thấy cảnh đó ai cũng ứa nước mắt thương cảm. Khoản tiền nặng lãi cứ ngày càng nhiều lên, Tám chỉ biết trông chờ vợ ở bên Tây, ổn định công việc thì có tiền gởi về. Nhưng rồi, bẵng đi một thời gian, vợ Tám bặt tin hẳn. Điện vào số di động mà vợ vẫn hay gọi, chỉ nghe tiếng tít tít, họa hoằn lắm mới có một người đàn ông nào đó nhấc máy lên nói khô không khốc: Nhầm máy rồi. Không đặt quá nhiều hi vọng ở vợ. Tám tự dằn lòng, phải tự thoát ra thôi. Mình thì sao cũng được, còn con cái, không thể để cho đời chúng cũng dang dở như đời bố nó được. Thế là Tám lại lao vào làm hùng hục. Khó ai có thể tưởng tượng được, chỉ cách chừng đôi ba năm, Nguyễn Đình Tám từ chỗ là một kẻ nợ nần, cầm xe, bán thóc để đánh bạc, thân gà trống đèo bòng 5 đứa con nheo nhóc... thế mà Tám cũng vượt qua. Hỏi Tám có bí quyết gì trong kinh doanh chăng? Tám lắc đầu: Có chi mô? Kinh doanh thực chất là cuộc chạy đua của những thằng dám liều. Biết nắm cơ hội. Thế thôi. Trả được nợ nần, của ăn dư dả, Tám lại hùn vốn cùng bạn mở một công ty sừng sững ngay giữa chốn thôn quê nghèo khó. Rồi Tám lại điện cho vợ, nài nỉ: Em à, nợ ở nhà cho em đi anh đã trả xong, bây giờ bọn anh đã thành lập công ty rồi. Thôi cứ coi như bố con anh bỏ tiền để cho em đi du lịch nước ngoài dài ngày một chuyến. Bây giờ, em về nước, chăm sóc con để anh còn tính chuyện làm ăn. Tám kể, rồi lôi từ đâu ra một cuốn sách ô ly đã cũ, lật giở từng trang rồi nói tiếp: Kể từ khi vợ đi đến nay, tất cả những gì tôi đã trải qua, những cuộc điện thoại với vợ...tôi đều ghi vào đây cả. Hình như bây giờ, bọn trẻ nó gọi là nhật ký. Nên tôi đặt tên cho nó là "Nhật ký vợ đi Tây". Rồi Tám cười ra chừng sảng khoái, nhưng hình như bên trong còn chất chứa điều gì chua chát lắm. Ông Liên ngồi bên cạnh, ghé vào tai tôi thủ thỉ: Đến tận bây giờ vợ anh ấy cũng chưa chịu về nước. E rằng... Ông Tám đang kể lại cảnh 'chiến đấu" của mình, Ảnh Hồ Viết Thịnh "Lục Vân Tiên" Đời Tám ngẫm lại là những cuộc đối chọi khắc nghiệt với bản thân mình, với cuộc sống để sinh tồn và nuôi con khôn lớn. Có những lúc, khi phần lớn người dân ở xã Hoa Thành còn lấn bấn trong nghèo khó, thì Tám đã đút túi hàng chục triệu đi đánh bạc. Rồi vỡ nợ, rồi cùng quẫn...nhưng tuyệt nhiên Tám không bao giờ dùng cái oai phong của kẻ tiếng tăm trong giới đâm chém để cướp đoạt hay giành giật của ai bao giờ. Khi cuộc sống đã tạm qua những cơn sóng gió, con cái trưởng thành lại có phần dư dả chuyện tiền nong, Tám cho phép mình thực thi nghĩa vụ "dọn dẹp xã hội". Trong chiếc tủ cũ kỹ của Tám, ngoài cuốn "nhật ký vợ đi tây" là những cuốn sổ ghi chép tên tuổi, hành vi phạm tội của đám trai trong làng trong xã mà Tám bắt được. Nơi Tám ở, ngã tư tử thần của Hoa Thành được coi như là chốn phồn hoa nhất của xã, cũng là mảnh đất "màu mỡ" cho các loại tội phạm hành nghề trộm cắp. Tám ghét nhất những bọn thanh niên trai tráng, sức vóc đầy mình mà cứ nhăm nhăm đi ăn cắp của người khác. Thế là ban đêm, Tám vẫn lặng lẽ ngồi thu lu ở đâu đó, chăm chú quan sát để "chộp" những kẻ trộm cắp. Tám phân cấp cách xử lý của mình rất rõ ràng. Kẻ nào lần thứ nhất bị Tám bắt quả tang. Tám bắt viết bản tự thú, rồi cam đoan không tái phạm vào cuốn sổ của mình. Cấp thứ 2, là khi kẻ phạm tội tái phạm, Tám sẽ báo cho gia đình để giáo dục. Còn cấp cuối cùng, Tám sẽ bàn giao lại cho công an xử lý. Tôi ngỏ ý muốn được xem cuốn sổ tội phạm mà Tám khoe đã đến ghi đến cuốn thứ 3, nhưng Tám tuyệt nhiên không cho. Ông chỉ tay sang ông trưởng công an xã giải thích: Đây là cuốn sổ bảo mật của tôi, không thể cho nhiều người xem được, ảnh hưởng đến các cháu nó. Chỉ khi cần kíp lắm, tôi mới cho anh Liên đây xem qua, để mà khoanh vùng tội phạm cho dễ quản lý thôi. Ông Trưởng công an xã cũng quay sang tôi và xác nhận, nhiều lần nhờ cuốn sổ của anh Tám mà công an xã xác định được tội phạm. Có lần, Tám nghe tin về một cậu thanh niên trong xã, cũng vì nhiễm cái máu nóng giận, nên sinh ra đánh nhau, gây thương tích cho người khác. Trong quá trình hòa giải, gia đình người bị hại yêu cầu cậu thanh niên phải bồi thường cho họ một số tiền thì mới không báo lên công an xử lý. Tám tìm đến, nhìn bản mặt của chàng trai, biết đây không phải là hạng đầu bò đuôi bướu, liền bàn với cha mẹ cậu nên cố gắng vay mượn để cứu cháu lúc này. Vì nếu bị bắt, bị tù cuộc đời của cậu khó có thể biết được sẽ đi theo đường nào. Nhưng khổ nổi, nhà cậu thanh niên đó nghèo quá, vay mượn khắp nơi vẫn không lo đủ tiền để bồi thường. Rất nhẹ nhàng, Tám lấy tiền nhà hỗ trợ cho gia đình phần còn thiếu hụt. Nhà Tám ở gần ngay trụ sở công an xã, nên thỉnh thoảng thấy anh em công an đi tuần là Tám lại nhất nhất đòi đi cùng. Tám nói, ngày xưa cũng từng có ý định thi vào công an rồi đấy chứ, nhưng phải tội số kiếp nó đày đọa mình, nên không có cơ hội để thực hiện. Nhưng Tám vẫn mê cái hình tượng người công an lắm. Rồi ông hoan hỉ khoe, con trai đầu giờ đã là phó công an xã. Còn 4 đứa con còn lại, tất cả cũng đều phương trưởng, trong đó có hai người con đều đã tốt nghiệp Đại học. Những đứa con trai của ông đều được bố đặt cho những cái tên mà ở đó ông gửi gắm nguyện vọng của đời mình là "Công, Minh, Chính Nghĩa". Rồi mắt Tám bâng quơ nhìn đi đâu đó, giọng nói chậm rãi đến khác thường: Còn đứa con gái nữa, sắp tới là nó cưới chồng, không biết mẹ nó có về được không. |
#2
|
||||
|
||||
Bài này có thấy đăng ở trang chủ, có comment nhưng "biến" đâu mất
Lời văn bài báo "ca ngợi" một người tử tế(nay) mà xưa là một "ông trùm" với việc thuật lại tiểu sử ông(với những lời quen quen.....). Nếu bài báo chỉ dừng lại với mục đích là nêu một tấm gương về việc hoàn lương, tự cải tạo mình thì ko có gì đáng bàn, đó cũng là cái tốt vì ý muốn về việc giáo dục, tuyên truyền qua một tấm gương. Cũng là người con Hoa Thành, nhưng là hậu thế, ko rõ lý lịch của nhân vật chính nên ko dám luận bàn nhiều, chỉ thấy là tác giả đã quyên một điều(hoặc là nhớ, nhưng có dụng ý gì đó???) là khi nâng một cái gì đó lên cao thái quá thì chính là đã hạ thấp một cái xuống(cũng thái quá như vậy). Đã từng nghe câu "văn nói láo, báo nói láp" nhưng tôi nghĩ ko phải nhà báo, nhà văn nào cũng vậy, nhưng thực tế ông nhà báo này đã cường điệu quá làm mình thấy "hơi" bức xúc với những "mỹ từ" như "ngã tư quỷ", "băng đảng", "đàn em", cầm cố, bài bạc, cướp giật...khi muốn miêu tả một hình tượng nhân vật nhưng đồng thời lại gán ghép cho cái vùng đất thuần nông, thanh bình như Hoa Thành thấp thoáng bóng dáng một góc nào đó của xã hội ngầm Sài Thành(xưa và nay), hay là Hoa Thành và Sài Thành thì dễ liên tưởng với nhau???. Quả thực cách đây hơn chục năm rồi mà tác giả miêu tả xã Hoa Thành như vậy là quá cường điệu, đề nghị rút kinh nghiệm. "Mua vui cũng được một vài trống canh" thay đổi nội dung bởi: findev, 03-09-2010 lúc 09:36 PM. |
#3
|
||||
|
||||
dây là nhân vật ở ngả tư hợp thành.câu chuyện củng có nhiều hư cấu và cung iểm đi nhiều tội trạng của 8 ngày xua.kòn bây giờ già rồi không dừng chân nghỉ ngơi thỳ muốn đi kủng không đc nửa
|
#4
|
||||
|
||||
Trích:
Trích:
|
#5
|
||||
|
||||
hooooooooooooooooooooooooooooooooooo
|
Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách) | |
|
|