Trở về   Yên Thành Online > Thảo luận nghiêm túc > Kinh tế-văn hóa-xã hội

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 24-04-2010, 09:07 PM
chotkhoc_151's Avatar
chotkhoc_151 chotkhoc_151 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 23/05/2009
Họ và tên: @_@
Bài viết: 7
Xã: Tân Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới chotkhoc_151
Buồn đứt ruột cho một hành trỉnh đau thương

- Tấm phản mọt ọp ẹp trong 4 mét vuông phòng trọ ngập ngụa bùn đất là nơi trú ngụ của một bà lão 71 tuổi cùng một đứa trẻ quặt quẹo không có đôi mắt.

Ngày qua ngày, hai bà cháu lang thang khắp phố phường Hà Nội, cầu xin chút lòng thương của người đời để duy trì sự sống cho cả một gia đình...

Cụ là Hoàng Thị Bén, bà ngoại của bé Hoàng Thị Định (sinh năm 2001). Mẹ bé là chị Viên Thị Hòa, 39 tuổi quê ở thôn 7 - xã Quảng Đại – huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hoá.

Ám ảnh đứa trẻ không mắt

Một chiều mùa đông rét căm căm, khi tốp lao động nghèo trở về căn phòng trọ tồi tàn, ẩm thấp tại khu Thanh Lương, Đống Đa, Hà Nội thì bắt gặp bà lão gục ngay bậu cửa và bên cạnh là một chiếc xe lăn che kín một hình hài người. Quá sửng sốt và thương xót cho hoàn cảnh của đứa trẻ hình hài quái dị, không mắt, toàn thân co giật, họ quyết định san sẻ cho hai bà cháu chỗ nương náu.

Đứt ruột cho một hành trình đau thương, Tin tức trong ngày, tật nguyền, số phận, đau khổ, nước mắt, cụ già, khốn khổ, đau đớn
Bé Định với khuân mặt không có đôi mắt (Ảnh: Thanh Huyền)

Gian phòng bé nằm trong góc khu nhà trọ, để giày dưới hành lang ngập ngụa nước là bước thẳng lên tấm phản ọp ẹp, đồ đạc chẳng có gì ngoài 2 tấm phản kê hình chữ L và mấy móc quần áo cũ treo dọc tường.

Tấm lớn là dành cho mọi người ngủ, tấm nhỏ dành cho hai bà cháu. Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một bà cụ áo nâu đang thay bỉm cho đứa cháu. Bé Định co quắp người, vật vã liên hồi, hai chân quặp lại không duỗi ra được. Tim chúng tôi như nghẹn lại khi em quay mặt ra, trên khuôn mặt chỉ có một bên có hình con mắt, bên còn lại phẳng lì.

Hai bà cháu sống ra sao? Cụ quay mặt đi: "Cám ơn cô, tôi mang cháu ra đây đi xin ăn thôi cô ạ, chứ cháu thế này, không rời mắt được khi nào, tôi không làm thuê được gì. Mẹ cháu đang ốm nặng, không có tiền thuốc thang, ở nhà thì chết cả nhà nên tôi liều mang cháu đi. Thôi thì đến đâu hay đấy. Trời thương thì sống, không thương thì…".

Bỏ dở câu nói rồi cụ lấy mấy tấm ảnh chụp đám tang bố bé Định, ảnh mẹ và bé, rồi bà lặng lẽ khóc. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên tấm ảnh cũ sờn, chúng tôi hiểu, lòng cụ đang chất đầy nỗi đau xót cho cháu, cho con.

Đứt ruột cho một hành trình đau thương, Tin tức trong ngày, tật nguyền, số phận, đau khổ, nước mắt, cụ già, khốn khổ, đau đớn
Phía trước bé là một màu đen của bóng tối và màu đen của cuộc đời (Ảnh: Thanh Huyền)

Cụ bảo: "Vài hôm nữa tôi mang bé về quê, vì ở nhà gọi ra nói mẹ bé lại đang ốm nặng". Rồi cụ thở dài: "Đi xe khách, xin người ta bớt tiền vé mà người ta không cho, cả trăm nghìn một lần đấy cô ạ".

“Mẹ cháu khổ cả đời, tôi cũng khổ hết đời, nhưng có mỗi chút cháu này thôi, thương lắm, không thể dứt được. Chết, tôi cũng nuôi cháu...".

Cả một hành trình đau thương

Cuộc đời đau đớn của chị Hòa (mẹ cháu Định) bắt đầu khi chồng chị là anh Hoàng Văn Đồng bị điện giật chết năm 2000. Lúc đó chị mới có bầu bé Định được 3 tháng.

Mất chồng, chị nuốt nước mắt vào trong và nghĩ đến đứa con trong bụng mà gắng gượng sống tiếp. Nhưng đau khổ và bất hạnh không vì thế mà buông tha cho chị, một lần nữa chị Hòa ngất xỉu khi nhìn thấy đứa con thơ dại của mình không có mắt, hở hàm ếch, chân tay co quắp và không khóc được như bao đứa trẻ khác.

Chồng mất, con tàn tật, bị gia đình chồng hắt hủi, chị Hòa như mất hết niềm tin vào cuộc sống. Đôi khi chị có ý nghĩ vứt bỏ đứa bé rồi bỏ đi thật xa, có lúc chị lại muốn ôm con nhảy xuống sông chết quách đi cho hết nỗi đau. Nhưng rồi tình mẫu tử đã giúp chị bừng tỉnh, chị kiên quyết giữ lại giọt máu của mình, ôm con về nhà mẹ đẻ.

Đứt ruột cho một hành trình đau thương, Tin tức trong ngày, tật nguyền, số phận, đau khổ, nước mắt, cụ già, khốn khổ, đau đớn
Ngày qua ngày, hai bà cháu vẫn miệt mài "cầu thực" để sống (Ảnh: Thanh Huyền)

Hai cú sốc quá lớn trong một thời gian ngắn khiến sức khỏe của chị giảm sút rõ rệt, đau ốm quanh năm. Chị vẫn cố đi làm thuê kiếm tiền, hy vọng một ngày chữa được bệnh cho con.

Khi bé Định 1 tuổi, chị mang con ra Viện Nhi Hà Nội khám nhưng các bác sĩ lắc đầu, chị ôm con về. Năm bé Định lên 3 thì được mổ hàm ếch theo chương trình nhân đạo nhưng khuôn mặt cũng không cải thiện được gì nhiều.

Đến năm 2008, chị lại thêm một lần khăn gói ôm con ra Hà Nội và rồi vẫn nhận được câu trả lời như 7 năm trước: "Không thể làm gì hơn". Bác sĩ bảo mắt của cháu bé không có tròng đen, bây giờ mổ chỉ làm bé đau thêm thôi.

Thấy hoàn cảnh thương tâm của gia đình chị Hòa - một bà già, một người ốm đau quặt quẹo, một đứa trẻ hình hài quái dị, lại không đất đai của cải gì ngoài nhà ngói xập xệ và chiếc xe đạp không phanh - bà con xóm giềng cũng động viên chị bước nữa, nhưng chị quá thương con, sợ lấy chồng người ta lại hắt hủi cháu.

Thương nhất bây giờ là bé Định, 9 tuổi mà bé chẳng hơn gì đứa trẻ biết lẫy. Đến giờ, bé không tự ăn uống được. Ngay từ lúc sinh ra cũng chưa biết vị sữa mẹ là thế nào. Lúc nhỏ thì bà và mẹ phải thay nhau ngậm cháo, giờ bé lớn rồi thì nhai cơm, rồi đến cả nước uống cũng phải mớm cho bé. Hệ tiêu hóa của bé rất yếu nên ngoài cơm mớm thì đồ ăn như sữa hay hoa quả cứ ăn vào là bị đau bụng ngay.

Hiện giờ, người dành tình thương trọn vẹn và chăm chút cho bé là cụ Bén. Hai bà cháu cứ một tháng ra Hà Nội ăn xin khoảng 10 ngày để lấy tiền về quê mua bỉm, mua cháo, mua thuốc cho bé, có khi để mua thuốc thang chữa bệnh cho cả chị Hòa rồi mua gạo ăn cho cả nhà.

Trước đây, bé Định được chính quyền địa phương hỗ trợ 70 nghìn/tháng. Hiện tại tăng lên 700 nghìn/quý. Nhưng một quý mới được lĩnh 1 lần nên những lúc bé đau đớn hay mẹ bé đau ốm cũng chẳng có tiền để mua thuốc chữa trị.

Ngày qua ngày, hai bà cháu lại về quê chăm sóc chị Hòa và tháng sau họ dắt nhau tiếp tục những ngày tháng "cầu thực" khắp phố phường Hà Nội

Chữ ký
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 28-04-2010, 11:02 PM
chotkhoc_151's Avatar
chotkhoc_151 chotkhoc_151 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 23/05/2009
Họ và tên: @_@
Bài viết: 7
Xã: Tân Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới chotkhoc_151
Default

(
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Hiện tại là 08:23 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.