Trở về   Yên Thành Online > Khu vui chơi giải trí, giao lưu gặp mặt > Hoạt động diễn đàn

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
  #1  
Cũ 27-04-2009, 09:34 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ VẺ VANG, SỰ LÃNH ĐẠO SÁNG SUỐT CỦA BÁC HỒ VÀ ĐẢNG TA

Nguyễn Nam Đàn


Tháng 1/1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết về đường lối Cách mạng miền Nam. Đảng chủ trương dùng Cách mạng bạo lực để giải phóng miền Nam giành chính quyền.

Sau thất bại của thực dân Pháp (1954), đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam. Chúng áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, tiến hành cuộc chiến tranh đơn phương hòng tiêu diệt lực lượng Cách mạng miền Nam, gấp rút chuẩn bị lực lượng tấn công miền Bắc.

Từ cuối năm 1959 đến 1960, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ nhân dân miền Nam vùng lên khởi nghĩa đồng loạt.

Thắng lợi của cao trào đồng khởi (1960) và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã làm thất bại cuộc chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ.

Giai đoạn 1961-1965; miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Có nhiều phong trào thi đua sôi nổi: Phong trào "Ba nhất" trong các lực lượng vũ trang, "Đại phong" trong nông nghiệp, "Duyên hải" trong công nghiệp, "Bắc Lý" trong giáo dục.

“Chiến tranh đơn phương" bị phá sản, đế quốc Mỹ thi hành ở miền Nam cuộc "chiến tranh đặc biệt" với âm mưu "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam".

Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp vào tháng 1/1961 và tháng 2/1962: tiến công địch trên cả 3 mặt: quân sự, chính trị, binh vận, nhằm đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.

Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, phong trào "phá ấp chiến lược" dâng lên mạnh mẽ. Quân dân miền Nam liên tiếp giành được nhiều chiến thắng quân sự, tiêu biểu là các chiến thắng Ấp Bắc 1963, Bình Giã 1964, Ba Gia, Đồng Xoài 1965... Phong trào đấu tranh trên mọi mặt của quân dân ta làm cho bộ máy chính quyền Mỹ ngụy khủng hoảng nghiêm trọng. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ bị thất bại.

Thất bại nặng nề ở miền Nam, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc.

Quân và dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Ta bắn rơi 3.234 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái; bắn cháy, bắn hỏng 143 tàu chiến giặc, buộc đế quốc Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn tiếp tục đạt được những thành tựu mới. Miền Bắc chi viện cho miền Nam với tinh thần "lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người".
Thất bại trong cuộc chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến tranh cục bộ ở miền Nam nhằm cứu vãn chế độ ngụy quyền đang trên đà sụp đổ.

Hội nghị lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra chủ trương chiến lược nhằm tập trung lực lượng Cách mạng trong cả nước, đánh bại chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, quân và dân miền Nam tập trung xây dựng lực lượng chính trị và quân sự về mọi mặt, mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ.

Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (1/1968) chủ trương mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu Thân (1968) nhằm giáng một đòn quyết liệt vào âm mưu xâm lược của Mỹ. Thực hiện chủ trương trên, ngày 30 và 31/1/1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 64 thành phố, thị xã và nhiều vùng nông thôn, giành quyền làm chủ.
Thất bại nặng nề trong chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, đầu năm 1969, học thuyết Níchxơn với chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ra đời.

Hội nghị Trung ương lần thứ 18 (tháng 1/1970) đề ra nhiệm vụ: tiếp tục phát triển chiến lược tiến công, đánh bại âm mưu "Việt Nam hóa chiến tranh" của đế quốc Mỹ.

Ngày 6/6/1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời.

Trong 2 năm 1970-1971, quân và dân miền Nam cùng quân dân hai nước Lào-Campuchia giành được nhiều thắng lợi to lớn về quân sự. Căn cứ địa Cách mạng Đông Dương và hành lang chiến lược Hồ Chí Minh được bảo vệ.

Từ tháng 3 đến tháng 8/1972, ta mở cuộc tiến công chiến lược trên khắp chiến trường miền Nam, lấy Trị-Thiên làm hướng tiến công chủ yếu. Đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 28 vạn quân địch, giải phóng nhiều vùng đất đai.

Trong thời kỳ 1969/1973, miền Bắc tiếp tục phục hồi kinh tế và đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của đế quốc Mỹ.

Để cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Pari trong năm 1972, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 với mức độ chiến tranh vô cùng ác liệt. Đây là cuộc chiến tranh quy mô lớn bằng không quân chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.

Dưới sự lãnh đạo kiên quyết và kịp thời của Đảng, quân và dân ta đã giáng trả đế quốc Mỹ bằng trận "Điện Biên Phủ trên không". Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần này (4/1972 - 12/1972) quân dân miền Bắc đã hạ 735 máy bay, trong đó có nhiều máy bay ném bom chiến lược B-52, bắn chìm, bắn cháy 120 tàu chiến và bắt sống nhiều phi công Mỹ.

Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ hoàn toàn thất bại. Ngày 15/1/1973, Chính phủ Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh đánh phá miền Bắc. Tiếp đó, ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari được ký kết, dẫn đến việc quân Mỹ phải rút khỏi miền Nam.

Hai năm 1973-1974 là hai năm khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc, dồn sức chi viện cho miền Nam. Năm 1974 là năm kinh tế phát triển cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Miền Bắc đã đưa vào miền Nam gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, hàng chục vạn tấn lương thực, vũ khí, quân trang quân dụng... phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 10/974 và tháng 1/1975 đã quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975-1976 và dự kiến nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.

Ngày 11/3/1975, trận chiến đấu mở màn giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Quân và dân ta đã liên tiếp giành được thắng lợi to lớn trong chiến dịch Tây Nguyên (từ 4 đến 24/3/1975), chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ 19 đến 29/3/1975). Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 9/4 đến 30/4/1975) kết thúc thắng lợi rực rỡ, chính quyền ngụy Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện. Đến 2/5/1975, Nam Bộ và miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Về tầm vóc và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã nêu rõ: "Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".
(Nguồn: Cục Lưu trữ - Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Văn hóa-Tư tưởng Trung ương; Sách: Đảng Cộng sản Việt Nam và các Hội nghị Trung ương)

NHỮNG CHIẾN DỊCH TRỌNG YẾU TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG MÙA XUÂN 1975


1. Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 3/4/1975)

Bước vào Mùa Xuân năm 1975, ta chọn Nam Tây Nguyên làm hướng đột phá chiến lược cho cuộc tổng tiến công, mở đầu là trận Buôn Ma Thuột. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 5 sư đoàn, 4 trung đoàn bộ binh, 2 trung đoàn pháo binh, 3 trung đoàn pháo cao xạ và 2 tiểu đoàn đặc công, 2 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn thông tin và các đơn vị vận tải; Sư đoàn Bộ binh Sao Vàng (Quân khu 5) tác chiến phối hợp trên đường 19.
Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11 tháng 3 năm 1975, quân ta tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch, làm rối loạn sự chỉ đạo chiến lược và đảo lộn thế phòng thủ của địch ở chiến trường Tây Nguyên, mở đầu cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975.


Tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột


Từ ngày 14 đến 18/3/1975, quân ta đánh trận then chốt thứ hai, đập tan phản kích của Quân đoàn 2 nguỵ, tạo thế chia cắt địch về chiến lược, đẩy địch ở Tây Nguyên vào thế tan vỡ.

Do tình thế nguy khốn, ngày 14/3, Nguyễn Văn Thiệu và Bộ Tổng tham mưu nguỵ ra lệnh cho quân nguỵ rút khỏi Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng. Trước sự tấn công như vũ bão của ta, cuộc rút lui của địch trở thành cuộc tháo chạy hỗn loạn. Từ ngày 17 đến 24 tháng 3, quân ta đánh trận then chốt thứ ba của chiến dịch, truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên đường số 7; giải phóng Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.

Kết quả ta đã tiêu diệt Sư đoàn 23, Lữ đoàn 3, Lữ đoàn thiết giáp 2, Trung đoàn 40, 8 Liên đoàn biệt động quân và các tiểu đoàn bảo an, 12 vạn tên địch bị tiêu diệt, tan rã và bắt sống. Ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân.

Qua chiến dịch này, quân đội ta đã có bước trưởng thành mới về trình độ tổ chức chỉ huy và thực hành chiến dịch tiến công hiệp đồng quân binh chủng quy mô lớn, về nghệ thuật đánh chiếm thành phố, đánh địch phản kích lớn bằng đổ bộ đường không và truy kích tiêu diệt tập đoàn quân địch rút chạy trên địa hình rừng núi.

Chiến dịch Tây Nguyên còn nổi bật ở nghệ thuật phát triển tiến công. Nắm thời cơ địch rút chạy, kiên quyết truy kích tiêu diệt địch, ngay từ trong chiến dịch mở màn, ta đã đánh cho quân nguỵ một đòn choáng váng, quân địch bị tổn thất lớn chưa từng có, làm rung chuyển chiến lược của chúng và mở ra bước ngoặt quyết định cho cuộc chiến tranh cách mạng ở Việt Nam.

2. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21/3 đến 29/3/1975)

Sau khi mất Tây Nguyên, địch hoang mang co cụm phòng thủ chiến lược. ở phía Bắc chúng rút bỏ thị xã Quảng Trị để tập trung bảo vệ Huế. Lực lượng địch gồm Quân đoàn 1 nguỵ, Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, Lữ đoàn thiết giáp, Liên đoàn 1 biệt động quân và 20 tiểu đoàn bảo an.

Nắm thời cơ chiến lược, ta nhanh chóng giải phóng Quảng Trị và quyết định mở màn chiến dịch giải phóng Huế. Lực lượng ta gồm Binh đoàn Hương Giang và Sư đoàn 2, Sư đoàn 52, các trung đoàn 4, 6, 271, 46.
Từ ngày 21 đến 23 tháng 3, các đơn vị của ta bỏ qua các mục tiêu thứ yếu, từ ba hướng Bắc, Tây, Nam tiến xuống chia cắt, bao vây Huế, tiêu diệt một số cứ điểm phòng ngự của địch. Trước khả năng bị bao vây tiêu diệt, địch bỏ thành phố Huế rút chạy ra cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Ta phát hiện được âm mưu của địch, nhanh chóng phát triển lực lượng bộ binh và pháo binh tiêu diệt và làm tan rã Sư đoàn bộ binh 1 và Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến 147 của địch. Ngày 26/3 ta giải phóng hoàn toàn Trị Thiên - Huế.


Quân giải phóng vào Huế
Phát huy chiến quả đạt được, quân ta xốc tới tiến công vào căn cứ liên hợp quân sự lớn thứ hai của địch là Đà Nẵng. Ngày 27/3, quân ta tiến công ào ạt khu liên hợp Đà Nẵng trên ba hướng Huế, Tam Kỳ, Thượng Đức. Ngày 28/3 pháo chiến dịch của ta đã kiểm soát hoàn toàn thành phố Đà Nẵng khiến địch không kịp co cụm và tổ chức phòng ngự được nên nhanh chóng tan rã. Ngày 29/3 Binh đoàn Hương Giang của ta từ hướng Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Sư đoàn 2 từ hướng Nam và Đông Nam tác chiến trong hành tiến, tiến nhanh vào giải phóng Đà Nẵng, đồng thời phát triển tiến công ban ngày, kết hợp với các lực lượng địa phương chiếm bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An, kết thúc chiến dịch trong một thời gian kỷ lục.
Kết quả ta đã tiêu diệt Quân đoàn 1, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn lính thuỷ đánh bộ và tiêu diệt các đơn vị khác, tổng cộng ta diệt, bắt và làm tan rã 120.000 quân nguỵ. Giải phóng hai thành phố lớn là Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi.


Ngày 21-4, nhân dân Huế chào đón QGP tiến vào cố đô

Chiến dịch Huế - Đà Nẵng là một chiến dịch đặc biệt ở chỗ là chiến dịch không nằm trong dự kiến mà được tổ chức do sự phát triển mau lẹ của tình hình và kết thúc thắng lợi ròn rã, chứng tỏ sự phát triển vượt bậc về nghệ thuật quân sự. Đó là nghệ thuật nắm bắt thời cơ chiến lược, táo bạo tấn công địch, chỉ huy phối hợp chiến dịch từ cấp chiến lược trong khi cơ cấu tổ chức chiến dịch chưa kịp hình thành.


Sư đoàn 2 tiến vào giải phóng Đà Nẵng

Lần đầu tiên ta tổ chức thắng lợi trận bao vây quy mô lớn cấp binh đoàn, nhanh chóng phát triển vào chiều sâu chiến dịch bằng tác chiến trong hành tiến, bỏ qua mục tiêu thứ yếu, đánh thẳng vào trung tâm đầu não, mục tiêu chủ yếu của chiến dịch. Đây là trận quyết chiến chiến lược thứ hai của ta tạo điều kiện cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trong năm 1975.

3. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 - 30/4/1975)

Sau khi bị mất toàn bộ Quân khu 1, Quân khu 2, một nửa sinh lực địch bị tiêu diệt, trong thế tan rã chiến lược hầu như không cứu vãn nổi, địch ra sức tổ chức lực lượng, tích cực phòng ngự, lấy việc bảo vệ Sài Gòn làm mục đích chiến lược để có thể làm điều kiện mặc cả với ta. Chúng lần lượt tổ chức các tập đoàn phòng ngự từ xa nhưng đều bị ta đập tan. Địch tập trung xây dựng tuyến phòng thủ cuối cùng là Sài Gòn - Gia Định. Lực lượng địch có Quân đoàn 3 (4 sư đoàn bộ binh), 3 liên đoàn biệt động quân, 1 sư đoàn thuỷ quân lục chiến, 3 lữ đoàn dù, 1 lữ đoàn kỵ binh thiết giáp, 19 tiểu đoàn pháo binh, 800 máy bay, 862 tàu chiến … Từ nhận định dù Mỹ có chi viện thì cũng không cứu vãn được sự sụp đổ của quân nguỵ, Bộ Chính trị khẳng định quyết tâm tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất. Ngày 7/4 Bí thư Quân uỷ Trung ương kiêm Tổng Tư lệnh ra lệnh động viên “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ thời gian từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng hoàn toàn miền Nam, quyết chiến và quyết thắng”. Giữa tháng 4/1975, ta quyết định mở chiến dịch tổng tiến công mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” nhằm giải phóng Sài Gòn và toàn bộ miền Nam trước mùa mưa. Các lực lượng chiến lược của ta tham gia chiến dịch lịch sử gồm 5 binh đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng tăng - thiết giáp, đặc công, công binh, thông tin, pháo binh, không quân, hải quân với đầy đủ binh khí kỹ thuật cùng các đơn vị biệt động, bộ đội địa phương, dân quân du kích chuẩn bị tiến về giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta được lệnh tổng công kích. 5 cánh quân gồm các Binh đoàn Quyết Thắng, Hương Giang, Cửu Long, Tây Nguyên và Đoàn 232 cùng các đơn vị quân binh chủng đồng loạt tiến công trên 4 hướng: Bắc và Đông Bắc; Đông và Đông Nam; Tây Bắc; Tây và Tây Nam, nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch.


Bộ đội đặc công trên đường vào Sài Gòn
5 giờ ngày 30 tháng 4, quân ta mở đợt tiến công cuối cùng vào tất cả các mục tiêu trong thành phố. Vào lúc 10 giờ 45 phút, xe tăng 843 do Trung uý Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4 chỉ huy và xe tăng 390 dẫn đầu lực lượng đột kích thọc sâu của Binh đoàn Hương Giang đánh chiếm Dinh Độc Lập. Cán bộ, chiến sỹ Trung đoàn bộ binh 66 (Sư đoàn 304) và Lữ đoàn xe tăng 203 (Binh đoàn Hương Giang) là những đơn vị đầu tiên cùng một số chiến sỹ biệt động đánh vào sào huyệt địch, buộc Tổng thống nguỵ quyền và toàn bộ nội các địch đầu hàng. Cờ giải phóng tung bay trước toà nhà chính của Dinh Độc Lập lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh đã thắng lợi hoàn toàn.

Mũi tấn công của quân đoàn 2 tiến vào Dinh độc lập

Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Ta tiến công trên tất cả các hướng, tạo thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch buộc phải tác chiến hoặc đầu hàng. Đặc biệt có sự phát triển về nghệ thuật sử dụng lực lượng, vừa đánh địch vòng ngoài, vừa sử dụng binh đoàn mạnh thọc vào chiều sâu phòng ngự và đầu não của quân địch, đánh quỵ địch nhanh chóng. Lần đầu tiên ta sử dụng bộ đội tăng thiết giáp quy mô cấp lữ đoàn, đảm nhận một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là cụm cơ động thọc sâu, phát huy sức đột kích nhanh và tăng cường khả năng tác chiến trong hành tiến. Ta đã kết hợp tiến công chiến lược trên toàn chiến trường, giành thắng lợi hoàn toàn.

4. Chiến dịch giành lại chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển, đảo, quần đảo phía Nam của Tổ quốc trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Mùa Xuân năm 1975 (14/4/ - 2/5/1975)

Thực hiện chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh về giải phóng các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam ở biển Đông, ngày 30/3/1975, Quân uỷ Trung ương điện cho đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu uỷ và đồng chí Chu Huy Mân, Chính uỷ kiêm Tư lệnh Khu 5 nghiên cứu, nhằm thời cơ thuận lợi nhất sử dụng lực lượng đủ mạnh đánh chiếm các đảo do quân nguỵ chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, đồng thời phái viên của Bộ Tổng tham mưu và cán bộ của Quân chủng Hải quân đi cùng do Khu uỷ chỉ đạo để thực hiện kế hoạch.

Ngày 4/4, Khu uỷ và chỉ huy Khu 5 cùng Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai kế hoạch tác chiến. Các lực lượng thuộc Quân khu 5 cùng một biên đội tàu của Đoàn 125 và đặc công của Hải quân do đồng chí Mai Năng, Đoàn trưởng Đoàn 126 chỉ huy xuất kích. Sau những chặng đường vượt biển gian lao, vất vả, các lực lượng của ta đã bí mật áp sát mục tiêu. Đúng 4 giờ 30 ngày 14/4 các đơn vị ta bất ngờ đổ bộ, nổ súng tiến công các đảo thuộc vùng biển phía Nam của Tổ quốc trong đó có quần đảo Trường Sa.
Các lực lượng chiến đấu của ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hoàn thành việc giành lại chủ quyền các đảo vào ngày 28/4/1975.
Trên cơ sở thắng lợi đã giành được, từ ngày 30/3 đến ngày 2/5/1975, Bộ đội chủ lực hai quân khu và các lực lượng vũ trang các tỉnh Đông Nam Bộ đã nắm bắt chính xác thời cơ khi chính quyền trung ương nguỵ đầu hàng, quân nguỵ tan rã, kết hợp tiến công với sự nổi dậy của quân chúng nhân dân, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 4, Quân khu 4 và lực lượng khác của địch, giải phóng hoàn toàn các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, vùng biển, giải phóng Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo ở vùng biển Tây Nam Tổ quốc.

QUYẾT ĐỊNH KỊP THỜI VÀ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975


Sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 BCH Trung ương, tình hình miền Nam tiến triển nhạnh chóng, cách mạng hoàn toàn chuyển sang thế chủ động tiến công. Chính quyền Sài Gòn tiếp tục suy yếu, thời cơ giải phóng miền Nam đã đến rất gần.

Từ ngày 30-9 đến 8-10-1974 và từ 18-12-1974 đến 8-1-1975, Bộ Chính trị đã họp quyết định phương án chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976, mà quyết tâm cao nhất là toàn thắng trong năm 1975. Quyết định của Bộ Chính trị có ý nghĩa lịch sử trọng đại, soi đường và thôi thúc toàn quân, toàn dân ta chớp thời cơ, nêu cao ý chí "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng". Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã họp triển khai kế hoạch tác chiến chiến lược 1975-1976.

Phân tích kỹ mọi yếu tố, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn mặt trận Tây Nguyên, mà giải phóng Buôn Ma Thuột là trận mở đầu cho kế hoạch giải phóng miền Nam. Theo quyết định đó, chiến dịch Tây Nguyên trong tháng 3-1975 đã điểm đúng huyệt và toàn thắng, làm phá vỡ-rung chuyển hệ thống bố trí chiến lược của ngụy quân. Thời cơ chiến lược lớn đã đến, cho phép ta tổng tiến công và nổi dậy, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam trong năm 1975. Tiếp đó, chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng và các tỉnh Trung Bộ thắng lợi giòn giã. Thời cơ tổng tiến công vào sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền đã đến. Trước tình thế này, chính quyền Sài Gòn và một số nước "đánh tiếng" đề nghị ta thương lượng, ngừng bắn, nhưng với tinh thần, bản lĩnh cách mạng triệt để, tỉnh táo, sáng suốt, Đảng ta nhất quán đưa chiến tranh cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương bám sát tình hình, cục diện chiến trường, tăng cường chỉ đạo với tư tưởng "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với quyết tâm mới là tổng công kích, tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn trong tháng 4-1975. Bộ Chính trị quyết định đặt tên chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định là chiến dịch Hồ Chí Minh. 17 giờ ngày 26-4-1975 chiến dịch mở màn. Trong thiêng liêng-tự hào khát khao chiến thắng cuối cùng, 5 cánh quân và nhân dân Sài Gòn-Gia Định đã thần tốc, táo bạo đập tan ngụy quyền Sài Gòn vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam hoàn toàn giải phóng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi toàn quốc, đất nước thống nhất.

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 đại thắng có ý nghĩa cực kỳ to lớn và sâu sắc với cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới. Chiến công chói lọi có tầm thời đại này chung đúc từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng; tinh thần chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và hy sinh biết bao xương máu của quân, dân ta.

Nguồn nội dung: Diễn đàn trường Đại Học Cần Thơ

Hình ảnh: Internet
Biên Tập lại : Chu Văn Tài
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #2  
Cũ 27-04-2009, 11:11 PM
HongPhong's Avatar
HongPhong HongPhong is offline
I'M REDWIND
 
Tham gia: 12/10/2008
Họ và tên: Vũ Hồng Phong
Bài viết: 259
Xã: Trung Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới HongPhong
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30/4



thay đổi nội dung bởi: HongPhong, 27-04-2009 lúc 11:15 PM.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #3  
Cũ 28-04-2009, 12:31 PM
KanR0nSt0ry_Baby KanR0nSt0ry_Baby is offline
Treo nick
 
Tham gia: 02/11/2008
Họ và tên: NhOck tẬp đÚ :))
Bài viết: 421
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới KanR0nSt0ry_Baby
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

em k ham mý kếy lỵck sử ny lắm
nhưg em vẫn tôn trọg

và vô cm kếy
^^!
rất may, là em vẫn thuộc bài hát trên

nghe thếy rạo rực tr0g ng` đy
k pýt 30-4 đy chơy kóa rạo rựa a rứa k
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #4  
Cũ 28-04-2009, 01:33 PM
tangthanhcity's Avatar
tangthanhcity tangthanhcity is offline
Thành viên
 
Tham gia: 22/12/2008
Họ và tên: kute
Bài viết: 186
Xã: Tăng Thành
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

mấy hôm nay trong ny thật là vui. ỏ­ đâu cụng thấy treo cờ. ra ngoài thi đẹp hoa đầy đường, buổi túi ra thấy đèn nháy giăng tù­ bên này đường qua bên tê đường. Sống giửa miền nam mới thấy không khí thật náo nhiệt.

Chữ ký CẢM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY
TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #5  
Cũ 28-04-2009, 07:50 PM
Nguyen_Thu's Avatar
Nguyen_Thu Nguyen_Thu is offline
Thành viên
 
Tham gia: 03/09/2008
Họ và tên: Binladen
Bài viết: 796
Xã: Thị Trấn
Gửi tin nhắn qua MSM tới Nguyen_Thu Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Nguyen_Thu
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

http://nguoiyenthanh.com/diendan/sho...3230#post33230
Ai rảnh thì vô đọc cấy ni luôn
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #6  
Cũ 29-04-2009, 12:21 PM
Han kUn.l0v3's Avatar
Han kUn.l0v3 Han kUn.l0v3 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 28/11/2008
Họ và tên: HaN…♥♥♥ 2 nghìn vờ Nờ Đờ (VNÐ)
Bài viết: 158
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới Han kUn.l0v3
Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

thứ 5 mắc học thêm rồi
tiếc qá

Chữ ký iU 4eAe
TuyẾt...Dù Bẩn Thế Nào Thì Vĩnh Viễn...Vẫn Là Màu Trắng....
__________Kyn…lUv___________
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #7  
Cũ 29-04-2009, 12:48 PM
katje's Avatar
katje katje is offline
Thành viên
 
Tham gia: 22/10/2008
Họ và tên: babe.snow
Bài viết: 134
Xã: Hợp Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới katje
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

nghe bài hát...
tự nhiên thếy y* Việt Nam qá...
mai em sẽ tham za độy tỳh nguyện vs cả nhà....
:d

Chữ ký lee.fan CFL
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #8  
Cũ 29-04-2009, 02:56 PM
__nhocwe__'s Avatar
__nhocwe__ __nhocwe__ is offline
Thành Viên
 
Tham gia: 05/11/2008
Họ và tên: YÊU ANH!^^
Bài viết: 333
Xã: Xuân Thành
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

Chà chà, không khí chào mừng ngày 30-5 vs 1-5 thật là sôi động ha............. Thanks các pák nhiều nhiều nhiều.........

Chữ ký
™♥†§_ƒŏręvër_§†♥♥♥†§_Ønę_ ₤ŏv€_§†♥™
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #9  
Cũ 29-04-2009, 02:58 PM
Spoka_Aquarius311's Avatar
Spoka_Aquarius311 Spoka_Aquarius311 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 31/10/2008
Họ và tên: [K♥K]^^[Jo0nG.Spoka]
Bài viết: 306
Xã: Xuân Thành
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

vô NYT, nhứt là cí trang ni, thấy có không khí thật , mô cũng cờ đỏ sao vàng, nhìn hấn náo nhiệt hẳn lên (Chơ ở ngoài có thấy chi mồ )
Tự hào về Việt Nam wa' đi

Chữ ký
Nothing is impossible!

._._.[S]po[k]a._._.
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #10  
Cũ 30-04-2009, 03:23 AM
wth's Avatar
wth wth is offline
Thành viên
 
Tham gia: 28/10/2008
Họ và tên: _Mr[L]onely_
Bài viết: 949
Xã: Vĩnh Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới wth
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

Uhm.mấy bữa ni đáng đc nghỉ mà ko cho...........
híc.về nhà vô NYT thấy ko khí tưng bừng quá
vui hẳn lên..................

Chữ ký
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #11  
Cũ 30-04-2009, 08:08 AM
__nhocwe__'s Avatar
__nhocwe__ __nhocwe__ is offline
Thành Viên
 
Tham gia: 05/11/2008
Họ và tên: YÊU ANH!^^
Bài viết: 333
Xã: Xuân Thành
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

Trích:
Nguyên văn bởi Spoka_Aquarius311 Xem bài gởi
vô NYT, nhứt là cí trang ni, thấy có không khí thật , mô cũng cờ đỏ sao vàng, nhìn hấn náo nhiệt hẳn lên (Chơ ở ngoài có thấy chi mồ )
Tự hào về Việt Nam wa' đi
tự hào về Việt Nam là nói chung chung rồi
Phải nói là tự hào, rất tự hào về Yên thành.......
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #12  
Cũ 30-04-2009, 08:15 AM
Spoka_Aquarius311's Avatar
Spoka_Aquarius311 Spoka_Aquarius311 is offline
Thành viên
 
Tham gia: 31/10/2008
Họ và tên: [K♥K]^^[Jo0nG.Spoka]
Bài viết: 306
Xã: Xuân Thành
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

Trích:
Nguyên văn bởi __nhocwe__ Xem bài gởi
tự hào về Việt Nam là nói chung chung rồi
Phải nói là tự hào, rất tự hào về Yên thành.......
thật àk ...oh, rứa mà jừ mới bít nạ
Đây có fải __nhocwe__ k rứa hề? Thể hiện coi mồ
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #13  
Cũ 30-04-2009, 08:18 AM
__nhocwe__'s Avatar
__nhocwe__ __nhocwe__ is offline
Thành Viên
 
Tham gia: 05/11/2008
Họ và tên: YÊU ANH!^^
Bài viết: 333
Xã: Xuân Thành
Default Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

Trích:
Nguyên văn bởi Spoka_Aquarius311 Xem bài gởi
thật àk ...oh, rứa mà jừ mới bít nạ
Đây có fải __nhocwe__ k rứa hề? Thể hiện coi mồ
O mi nói chi rứa hề.
Chị mi nỏ hiểu
Mà thể hiện chi O mi
Muốn chị thể hiện chi nói nhanh hênh.....
Trả Lời Với Trích Dẫn
  #14  
Cũ 30-04-2009, 01:32 PM
tangthanhcity's Avatar
tangthanhcity tangthanhcity is offline
Thành viên
 
Tham gia: 22/12/2008
Họ và tên: kute
Bài viết: 186
Xã: Tăng Thành
Chú ý Trả lời : Chào mừng ngày 30/04,Người Yên Thành cùng nhau ôn lại lịch sử đất nước

Hic hic. ngày ny ai ở miền nam không nên ra khỏi nhà. Kẹt xe hết QL1A và xa lộ Hà Nội rùi kẹt xe dài hơn 10km rùi. Đường về Vũng Tàu thì hết đi.
Ra đường đông lắm công an cụng nhiều mà tai nạn cụng nhiều lắm. Anh em có đi chơi thì cận thận nhé.
Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Di tích lịch sử Đền eo VĂN HỘI được tôn tạo lại !!! congdien_xn Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng 1 24-04-2009 06:37 PM
Lịch sử tên nước Việt snow_na Thảo luận nghiêm túc 2 09-04-2009 01:40 PM
Gửi lời chúc mừng Năm mới đến các thành viên trên diễn đàn Người Yên Thành MrChu Góc giải trí 22 07-01-2009 02:36 PM
Công Bố Kết Quả Cuộc thi sáng tác thơ văn chào mừng ngày 20/11 ngoanhtuan Góc văn chương 26 22-12-2008 09:30 PM
Giá ai post đc quyển lịch sử hay dư địa chí Yên Thành nhỉ? nguyentrunght Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng 0 17-10-2008 01:52 PM


Hiện tại là 07:11 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.