Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa - Đặc trưng

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #1  
Cũ 11-02-2009, 02:08 AM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Làng cười Đồng Mượu

Ai về Đồng Mượu mà cười
Trẻ con cũng biết lẩy cười bể bung.

Câu lục bát trên lưu truyền từ bao đời nay khắp vùng bắc Nghệ An đều biết tiếng…Đó là nét độc đáo của làng Đồng Mượu, xã Văn Thành, Yên Thành, Nghệ An.
Từ cụ già gần đất xa trời cho đến những em bé mới bập bẹ tập nói… ai ai cũng ít nhiều biết tạo ra tiếng cười. Đó là nét độc đáo của làng Đồng Mượu, xã Văn Thành, Yên Thành, Nghệ An.




Ai về Đồng Mượu mà cười
Trẻ con cũng biết lẩy cười bể bung.
Câu lục bát trên lưu truyền từ bao đời nay khắp vùng bắc Nghệ An đều biết tiếng…Những giai thoại xưa

Theo nhà viết sử làng Đường Minh thì làng Đồng Mượu có từ thời vua Hùng thứ 19. Trải qua những biến thiên lịch sử, làng có nhiều đổi thay nhưng cái tài nói trạng tạo nên tiếng cười sảng khoái thì không bao giờ mất mà ngày một đa dạng, phong phú và sâu sắc vô cùng.

Tương truyền ngày xưa làng có Tú Loi, một người thông minh học giỏi nhưng rất lận đận trên đường thi cử. Ông trở về quê vui thú với ruộng đồng nhưng bọn tham quan đều rất sợ vì ông làm cho chúng nhiều phen điêu đứng, còn dân thì cười với đủ cung bậc từ mỉm, mỉa, thâm thúy - sảng khoái…

Theo ông Đường Minh nói: "Về tài của cụ Tú Loi có thể sánh ngang với Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba Giai, Tú Xuất. Tôi mất gần 30 năm để sưu tầm về ông Tú Loi. Sắp xong sắp tới tôi sẽ gửi tài liệu này cho Sở Văn hóa. Chính Tú Loi là ông tổ của làng cười Đồng Mượu".

Sau ông Tú Loi có hàng loạt "cây trạng" nổi lên nhưng người được người đời nhớ mãi vẫn là cụ Côn. Cụ Côn lúc còn nhỏ đã nổi tiếng về sự tinh nghịch. Hồi đi ở cho địa chủ, có một tay cũng là đầy tớ nhưng được chủ chọn làm tai mắt để theo dõi người làm trong nhà.

Tay này rất hách làm cho mọi người đều ghét. Côn nghĩ phải cho nó một vố biết tay. Khi Côn và người đầy tớ nọ được phân công giã gạo, Côn ở dưới "phủi", bảo anh ta giơ chày lên, thế là Côn đút cái nồi rang vào cối rồi bỏ đi chơi.

Tội nghiệp anh chàng phải đứng giữ chày như vậy cả buổi vì thả chân ra bể mất nồi rang về chủ đánh cho tuốt xác... Pha đút nồi rang đó tay địa chủ biết được, tuy tức đầy ruột cũng phải phì cười trước trò tai quái của Côn. Có một năm lụt làm ngập cả làng, lão địa chủ bắt Côn cõng đi xuống làng dưới có công chuyện.

Vốn ghét lão địa chủ bóc lột thậm tệ và hay đánh đầy tớ, bản thân Côn cũng không ít phen bị đánh cho tơi tả nên cõng lão địa chủ được một đoạn, Côn cố ý đi sục xuống sông làm lão chìm nghỉm. Là tay bơi giỏi nhưng Côn vờ như không biết bơi cứ giả bộ chới với. Côn để cho lão địa chủ uống một bụng nước mới ra tay nghĩa hiệp… lôi lên.

Các cụ già cao tuổi trong làng kể rằng, ông Côn dáng người thấp đậm, đầu luôn trọc lóc, sứt mấy răng cửa nhìn đã bật cười rồi. Bất kể chuyện gì ông cũng gài vào được những pha gây cười. Ngày dân làng tiễn đưa ông ra nghĩa địa cũng là một ngày đáng nhớ.

Hồi đó hợp tác xã làm thịt con trâu chết rét, ông cũng được chia phần. Nhà vốn nghèo, lâu ngày không được ăn thịt, nấu xong ông ngoạm một miếng rõ to. Thịt trâu dai, không nhai được, ông nuốt lống thế là mắc nghẹn, tắt thở luôn. Ông chết, người làng trên, xóm dưới tiếc thương tiễn đưa dài cả cây số. Nghĩa địa xa, đám nghĩa cựu (khiêng hòm) vừa đi vừa kể chuyện trạng của ông.

Họ cười nghiêng cười ngả đến nỗi buông tay làm quan tài rơi bịch xuống đất bật cả ván thiên. Đột nhiên ông Côn ngồi dậy làm cho dân làng hồn xiêu phách lạc chạy tán loạn. Ông cười khà khà bước khỏi quan tài bắt chim ra đái ồ ồ xuống sông: "Bà con ạ, Diêm Vương gọi tui xuống nhưng đi nửa đường tui trốn vì sực nhớ đang còn nửa nồi thịt tru chưa ăn hết!". Thì ra khi đám nghĩa cựu làm rớt hòm, miếng thịt trâu trong cổ sộc ra vậy là ông thoát chết. Câu chuyện ấy không biết có thật hay không nhưng đó là một giai thoại đẹp của làng…

Sau cụ Côn là cặp Dêu Kích và Hậu Đém. Hai ông này thì cả 3 huyện Diễn - Yên - Quỳnh đều biết tiếng. Không những biệt tài về đầu óc hài hước gây cười cho mọi người quên đi những vất vả lo toan của đời thường mà hai ông còn làm thơ châm biếm những thói hư, tật xấu, thói cửa quyền, tham nhũng của một số các bộ xã, huyện. Ngày trước, ao cá HTX cứ tết đến là tát để chia cho xã viên.

Những con cá ngon thì cán bộ chia nhau còn xã viên thì chỉ được cá gầy, cá nhỏ. Nhân tiện hôm chia cá có loa phóng thanh, anh Dêu Kích lên ngâm bài thơ trong đó có đoạn "Cá trắm cỏ vẫy đuôi chào quản trị/ Cá mè ranh giương mắt đón xã viên", câu thơ ngâm xong, mấy ông quản trị tím mặt còn dân chúng ai cũng khoái vì nỗi ấm ức ăn chia thiếu công bằng đã được anh Dêu nói hộ.

Thấy "quan" to đè "quan" nhỏ, quan nhỏ đè dân, anh Dêu vừa xây nhà cho ủy ban huyện vừa ví: "Hòn đá to đè hòn đá nhỏ/ Hòn đá nhỏ lặng lẽ liếm hồ". Hay như sự so sánh trong tiếng cười chua chát của anh Hậu Đém về một anh cán bộ huyện bất tài mà vẫn nhà cao cửa rộng, béo tốt, của cải nhiều vô kể với người dân siêng năng cần cù lao động mà vẫn nghèo. "Ngồi mát ăn bát vàng mờm cổ nghé/ Cày sâu cuốc bẫm hoắt chân dui".

Hai cây hài hước này là đôi bạn thân như cặp bài trùng song hành cùng nhau làm phong phú kho cười của làng và họ cũng ngấm ngầm thi tài cùng nhau từ thời trai trẻ cho đến khi gần đất xa trời. Người làng cũng không nhớ biết bao lần họ thi tài cùng nhau, khiến cho dân làng cười nghiêng ngã, lúc ngủ chiêm bao giật mình thức giấc vẫn còn cười.

Khi ông Dêu Kích bị ốm nặng. Biết mình không qua khỏi nhưng còn món nợ thua ông Hậu Đém một lời nói nên ông chưa thể nhắm mắt. Ông nói với con đi mời ông Dêu đến có lời muốn nói. Vốn là chỗ bạn bè thân thích, ông Hậu Đém đến ngay.

Thấy bạn ốm nặng vậy, ông Hậu rơm rớm nước mắt nắm lấy tay bạn: "Ông có thèm chi không tui mua cho". Ông Dêu thều thào: "Tui giừ thèm đắng" rồi nở một nụ cười mãn nguyện và đi vào giấc ngủ vĩnh hằng. Ông Hậu có cái đém ở mũi nên mọi người gọi là Hậu Đém. Ông Dêu nói thèm đắng, lái lại là thằng đém. Gần chết đến nơi mà vẫn tìm được câu trả đũa hài hước vậy thì trên đời này quả là hiếm có.

Đến cả làng… cười

Làng Đồng Mượu như một chiếc đầu Trâu nằm cuối xã Văn Thành. Nét hiện đại của làng là có một vài nhà cao tầng mọc lên nhưng tổng thể vẫn giữ được nét thời gian xưa cũ, vẫn những mái ngói thâm nâu ẩn hiện dưới những lũy tre xanh hiền hòa, vẫn cây đa, bến nước sân đình. Người dân vẫn một nắng hai sương với ruộng đồng.

Chúng tôi đến thăm làng vào ngày thu cuối khi những ngọn gió heo may vẫn huôi huổi trong nắng hanh vàng. Vừa đến đầu làng chúng tôi thấy một bé trai khoảng 7 - 8 tuổi đang cố với tay bấm chuông trước cổng ngôi nhà hai tầng nhưng không tới.

Cô bạn đồng nghiệp đi cùng tôi dừng lại bế cậu ta lên bấm. Cậu ta bấm xong tụt xuống chạy biến vào một ngõ khác cười khúc khích. Ông chủ nhà khoảng 60 tuổi phong dáng nho nhã đi ra hỏi: "Cô chú là ai?". Khi đó chúng tôi mới biết bị cậu bé lỡm, thẹn đỏ mặt xin lỗi chủ nhà. Ông chủ nhà nhanh chóng hiểu ra vấn đề cười: "Chắc cô chú mới đến đây lần đầu. Làng tui vậy đó! Con nít cũng biết trêu cười. Nhưng vô hại. Mà cô chú tìm ai?". "Dạ bọn cháu làm báo, muốn tìm hiểu về tài nói trạng của làng! Ông chủ nhà vồn vã: "Vậy thì vào đây uống nước cái đã".

Chúng tôi vào nhà. Nhà ông treo rất nhiều tranh ảnh có cả bộ tứ Cụ Hồ, Lê Nin, Các Mác, Ăng Ghen. Ông bảo ông là thầy giáo dạy cấp 2 về hưu nhưng mê hội họa. Những bức tranh đó là do ông vẽ. Cô bạn đồng nghiệp của tôi đang vừa đứng xem bộ tứ vừa hỏi ông: "Bác năm nay bao nhiêu tuổi ạ?". Ông nhấp chén trà thủng thẳng: "Bác sinh 1890 mất năm 1969, tính đến nay là 118 tuổi rồi!".

Tôi đang nhấp ngụm trà chưa kịp nuốt nghe vậy bật cười phải bịt miệng chạy ra ngoài. Câu nói của ông vừa khôi hài nhưng mang tính giáo dục thâm thúy vì người hỏi phải ngồi đối diện với một tâm thế khác chứ không phải đứng nhìn một nơi mà hỏi một nẻo như vậy. Chân ướt, chân ráo vừa đặt chân đến làng chúng tôi đã dính liền hai "chưởng". Đúng là danh bất hư truyền. Ông giáo bảo: "Làng này hầu như ai cũng biết nói trạng. "Ai về Đồng Mượu mà cười/ Trẻ con cũng biết lẩy cười bể bung".

Tạm biệt ông giáo làng chúng tôi đến nhà anh Giang Đống, một nông dân mà chúng tôi quen trước đó. Đến nhà anh, thấy có vài người hàng xóm ngồi uống chè chát, hút thuốc lào trò chuyện như pháo nổ. Trong nhóm ấy có anh Dêu Cường nhà có lẽ nghèo nhất làng Đồng Mượu nhưng lúc nào trông anh cũng rất lạc quan và hóm hỉnh.

Khi mọi người nói về chuyện giàu nghèo, anh Dêu bắn điếu thuốc lào nhọn mồm hình chữ o nhả khói: "Tui ngồi trên đống thịt mà phải ăn cơm cà! Khổ thật!. "Mọi người không hiểu, cũng há mồm hình chữ bát hỏi nghĩa là như thế nào? Anh chậm rãi: "Thì tui cưỡi con trâu đi ra đồng. Không ngồi trên đống thịt thì đống chi!". Tiếng cười lúc đó mới cộng hưởng vỡ oà vang cả một góc làng. Nói về chuyện vợ chồng, anh Dêu Cường hùng hồn: "Tui với vợ cãi nhau kiểu chi tui cũng dùng hai tay!". "Vậy anh đánh vợ à?". "Không! Tui chắp hai tay lạy vợ!"…

Một ông lão bảo anh Giang cho mượn con dao để chẻ quả cau ăn trầu. Anh Giang lấy con dao nhỏ được bọc trong bao da ra với vẻ quan trọng: "Con dao ni tui mới mua sắc kinh khủng. Có lẽ cả tỉnh Nghệ An cũng không có dao mô sắc bằng.

Chiều qua tui lấy con dao đó xắt miếng thịt luộc, quên rửa để trên sập. Eo ơi các bác có biết răng không?". Chờ cho mọi người tò mò anh tiếp "Tui nhặt được hai rổ lưỡi chuột!"… Những chuỗi cười cứ vậy nối tiếp nhau cho đến khi một đứa trẻ nhà hàng xóm xuất hiện. Ai cũng xúm đến hỏi: "Này, cha mi đêm qua đau nặng hay nhẹ mà đi viện rứa?". Thằng bé cầm quả ổi anh Giang cho trả lời nhanh: "Đêm qua cha cháu đau bụng quá đưa đi viện liền không kịp cân nên cũng không biết nặng hay nhẹ!". Anh Giang lắc đầu nạt yêu thằng bé: "Tổ cha mi, mới nứt mắt đã biết trạng!".

Vậy đấy, chỉ một nhóm 3 - 4 người, với những câu chuyện đời thường trong những lúc nông nhàn nhưng họ đã biết làm cho những giây phút đó thực sự có ý nghĩa khi mang lại tiếng cười cho nhau, quên đi những vất vả lo toan của cuộc sống, làm cho tình cảm, gia đình, xóm giềng thêm thắm thiết hơn…

Ai sinh ra và lớn lên ở làng Đồng Mượu ít nhiều đều biết tạo ta tiếng cười. Đây là mạch nguồn xuyên suốt tự bao đời nay làm nên một làng cười Đồng Mượu độc đáo bậc nhất xứ Nghệ.

Theo Tiến Dũng/Báo Công An Nghệ An 05/02/2009
Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Hiện tại là 03:25 PM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.