Trở về   Yên Thành Online > Yên Thành trong tim ta > Thông tin quê hương

Chào mừng bạn đến với Yên Thành Online.
»» Diễn đàn Người Yên Thành được xây dựng để tạo một gặp gỡ online cho tuổi trẻ Yên Thành, xa quê cũng như đang ở nhà. Mục đích chính là giúp mọi người hiểu biết thêm về Yên Thành, thêm yêu Yên Thành hơn, cũng như để anh chị em ở xa vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà

»» Diễn đàn hiện nay mới đang trong thời gian thử nghiệm và phát triền nội dung, vì vậy rất cần sự đóng góp tài liệu, bài vở và ý kiến từ anh chị em và các bạn. »>Nhấn vào đây để bắt đầu tham gia và đóng góp


Diễn đàn đã ngưng hoạt động từ lâu.
Anh chị em có nhu cầu kết nối có thể tham gia group Yên Thành & những người thân trên Facebook.

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Bài tiếp Next
  #1  
Cũ 17-11-2008, 08:49 PM
MrChu's Avatar
MrChu MrChu is offline
Cháu cụ Chu Trạc
 
Tham gia: 04/10/2008
Họ và tên: Chu Văn Tài
Bài viết: 568
Xã: Hoa Thành
Gửi tin nhắn qua Yahoo chát tới MrChu
Default Đề án phát triển 2001-2010 của UBND Huyện Yên Thành

Báo cáo tóm tắt đề án đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn Yên Thành thời kỳ 2001 - 2010 của UBND huyện

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng Nhà nước ta, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hợp lý theo hướng sản xuất hàng hoá lớn. Thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước phân công lại lao động xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống ở nông thôn , tạo tiền đề để giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội của địa phương và trên phạm vi cả nước.
Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá 22 và 23 Yên Thành đã đạt được những kết quả bước đầu trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn Yên Thành đang đứng trước những thách thức to lớn, nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt, đòi hỏi phải có sự chuyến biến mạnh mẽ về chất lượng để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.
Trước yêu cầu bức xúc đó và để tổ chức thực hiện nghiêm túc nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW (khoá IX) và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh trong điều kiện cụ thể của Yên Thành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo phòng NN&PTNT phối hợp với các phòng ban chức năng, xây dựng đề án đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Yên Thành, thời kỳ 2001 - 2010.


NỘI DUNG ĐỀ ÁN GỒM 3 PHẦN
Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình nông nghiệp - nông thôn Yên Thành
thời kỳ 1991 - 2000.
Phần thứ hai: Nội dung, mục tiêu và những giải pháp cơ bản để đẩy nhanh
CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn Yên Thành thời kỳ 2001-2010.
Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện.


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN YÊN THÀNH THỜI KỲ 1991 - 2000.
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn đã có bước chuyển biến tích cực.
- Giá trị tổng sản phẩm năm 2000 đạt 790,8 tỷ đồng (theo giá thực tế) tăng 2,9 lần so với năm 1991 và 1,7 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng trưởng GĐP bình quân giai đoạn 1991 - 1995 là 11,0% và 1996 - 2000 là 11,6%. Trong đó nông nghiệp tăng 11,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 12,5%; dịch vụ tăng 11,7%.
Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đúng hướng, tỉ trọng nông nghiệp giảm dần là 74,3% năm 1991 xuống 71% năm 2000. Công nghiệp xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Công nghiệp xây dựng từ 8,8% năm 1991 lên 9,2% năm 2000; dịch vụ từ 17,8% năm 1991 lên 18,8% năm 2000. Trong nội ngành nông nghiệp tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trong lâm - ngư nghiệp tăng: nông nghiệp từ 94,6% năm 1991 xuống 87% năm 2000. Lâm nghiệp từ 5% năm 1991 lên 9,6% năm 2000.


2. Sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển nhanh và khá ổn định.
a). Trồng trọt:
- Sản lượng lương thực có hạt năm 1991 đạt 71 ngàn tấn năm 1996 đạt 97 ngàn tấn và lên 125,8 ngàn tấn (bình quân 480 kg/người/ năm) năm 2000. Bình quân mỗi năm tăng 5,5 ngàn tấn lương thực.
- Từng bước hình thành một số vùng sản xuất cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến như vùng nguyên liệu mía đường, phía tây và tây bắc Yên Thành, vùng sản xuất vừng, sắn tập trung ở các xã phía nam.
b). Chăn nuôi:
- Năm 2000 tổng đàn trâu: 19 ngàn con, tổng đàn bò 17,6 ngàn con tăng 5 ngàn con, tổng đàn lợn 130 ngàn con tăng 74,4 ngàn con so với năm 1991. Đàn trâu bò đang chuyển dần từ chăn nuôi phục vụ sức kéo sang chăn nuôi lấy thịt. Chất lượng đàn bò đang được chú trọng theo hướng lai Sind. Đàn lợn chuyển từ ý thức chăn nuôi tiết kiệm sang chăn nuôi hàng hoá rõ rệt. Nhiều gia đình nuôi từ 20 - 50 con lợn thịt; 5 - 10 con nái sinh sản. Chất lượng đàn lợn tăng rõ rệt. Trên 90% là lợn 3/4 máu ngoại. Phong trào nuôi lợn ngoại đẻ cho sản phẩm lợn choai xuất khẩu và lợn nái cung cấp lợn sữa xuất khẩu đang tăng nhanh.
c). Lâm nghiệp:
- Bình quân trong thời kỳ 1991 - 2000 mỗi năm trồng mới trên 700 ha, từ 0,3 - 0,5 triệu cây phân tán, rừng khoanh nuôi, bảo vệ được thực hiện tốt thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi, gắn việc phục hồi phát triển vốn rừng với khai thác tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất hàng hoá. Khẳng định mô hình phát triển lâm - nông kết hợp đưa độ che phủ từ 23% năm 1991 lên 30% năm 2000.
d). Ngư nghiệp:
Năm 2000 đã đưa vào khai thác, sử dụng 985 ha diện tích mặt nước ao hồ, đập để nuôi cá nước ngọt. Mô hình cá - lúa theo công thức lúa xen cá; 2 lúa - cá đã xuất hiện. Sản lượng đánh bắt đạt trên 1000 tấn tăng gấp 2 lần so với năm 1995. Phong trào nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp. Nhiều gia đình phát triển chăn nuôi đặc sản như ba ba, rắn, ếch, lươn... cho thu nhập khá.


3. Công nghiệp- xây dựng và ngành nghề nông thôn:
Công nghiệp - xây dựng và ngành nghề nông thôn đang có bước phát triển đúng hướng, các thành phân kinh tế ngày càng thích ứng với cơ chế mới.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 1991 - 1995 là 11,5%; 1996 - 2000 là 12,5%. Trong đó tỉ trọng công nghiệp - TTCN ngoài quốc doanh chiếm 97,2%. Chủ yếu tập trung ở các ngành sản xuất VLXD, chế biến lương thực thực phẩm chế biến gỗ, cơ khí nhỏ và sửa chữa. Bước đầu hình thành các làng nghề như: Mộc, mây tre đan... Năm 2000 giá trị sản xuất đạt 73,2 tỉ đồng, tạo được việc làm tương đối ổn định cho 9.389 lao động ( theo số liệu thống kê).


4. Thương mại dịch vụ:
Thương mại dịch vụ đã có bước chuyển khá theo cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó thương nghiệp quốc doanh được tổ chức lại theo hình thức khoán gọn, mạng lưới hộ tư thương được mở rộng. Với sự phát triển đa dạng ngành nghề dịch vụ thương mại đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống cho cộng đồng dân cư trong huyện. Nhịp độ đô thị hoá trong nông thôn tăng khá nhanh, 9 thị tứ và các tụ điểm kinh tế hình thành với sự phát triển các chợ ở nông thôn đã giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Nhờ vậy tốc độ tăng trưởng bình quân (1991 - 1995) là 11,3%; (1996 - 2000) là 11,7%. Năm 2000 giá trị gia tăng đạt 148,9 tỉ đồng thu hút 10.823 lao động hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ.


5. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp một bước.
- Đến cuối năm 2000, toàn huyện đã nhựa hoá được 50 %, 14 tuyến đường huyện có tổng chiều dài 228 km và cứng hoá 20% hệ thống giao thông liên xã, liên thôn dài 1.101 km. Thực hiện đề án kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi đến nay đã kiên cố được 251/500 km kênh mương.
- Trên địa bàn huyện có hệ thống thuỷ nông Bắc - Nghệ An và 6 hồ đập trung, 124 hồ đập nhỏ và 19 trạm bơm điện đã đưa diện tích tưới ổn định đến năm 2000 là 11.3000 ha trên tổng diện tích canh tác 16.913 ha chiếm 66%. Ngoài ra còn có hệ thống đê, kè, cống giữ và điều hoà nước và phòng chống lũ lụt.
- Hệ thống thông tin liên lạc không ngừng được tăng cường. Toàn huyện có 4 tổng đài, 295 km đường dây điện thoại, 37/37 xã thị trấn có máy điện thoại với 2529 máy. 32/37 xã có nhà văn hoá, bưu điện.
- Công tác giáo dục đã được quan tâm phát triển đúng mức toàn huyện có 32/37 xã có trường học cao tầng, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học không ngừng được nâng lên. Huyện được tỉnh công nhận là đơn vị phổ cấp tiểu học, 3 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn Quốc gia; 23 xã đạt tiêu chuẩn phổ cập THCS.
- Hệ thống mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, Toàn huyện có 1 bệnh viện và 3 trạm đa khoa với 150 giường bệnh, 37/37 xã có trạm y tế bình quân mỗi trạm có 3 giường bệnh. 30% số trạm có bác sĩ và 95% số trạm có nữ hộ sinh trung học.


6. Các tiến bộ KHKT được ứng dụng rộng rãi.
Trong nông nghiệp 100% diện tích lúa, 90% diện tích ngô, 50% diện tích lạc, 100% diện tích mía, dứa, giống bò, lợn, gà, cá.... đã được sử dụng giống mới, năng suất cao, chất lượng khá. Đặc biệt trong 10 năm từ 1991 - 2000 nhờ đưa diện tích lúa lai Trung quốc và bộ giống có năng suất cao vào sản xuất nên năng suất bình quân lúa năm 1991 chỉ đạt 28,6 ta/ ha, năm 2000 đạt 50,2 ta/ ha (bình quân cả tỉnh 40,34 tạ/ha).


7. Đội ngũ quản lý, kỹ thuật đã có bước trưởng thành.
Hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, xóm ngày càng được củng cố và hoàn thiện, trình độ quản lý, kỹ thuật được nâng lên. Nhất là sau khi thực hiện Nghị quyết TW 6 (lần 2) đội ngũ cán bộ có bước trưởng thành tương đối toàn diện kể cả tư tưởng, đạo đức, năng lực, có trách nhiệm và tâm huyết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn.


8. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp có nhiều đổi mới quan trọng.
Quan hệ sản xuất được đổi mới theo hướng xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia: Phát huy mạnh vai trò kinh tế hộ kinh tế trang trại, đổi mới kinh tế hợp tác và HTX, doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp lại, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển. Nhiều chính sách cụ thể, sát thực đã tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển.


9. Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân
Đời sống của nông dân đã được cải thiện, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị và an toàn xã hội, bộ mặt nông thôn mới có nhiều khởi sắc.


II. NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU:
Nhìn tổng quát tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của Yên Thành trong thời kỳ qua đã dạt được những thành tựu cơ bản. Song vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của chặng đường tiếp theo.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, tài nguyên và các lợi thế so sánh của huyện. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn còn chuyển dịch chậm, chưa thoát khỏi một huyện nông nghiệp độc canh, sản xuất manh mún còn mang nặng phương thức sản xuất lâu đời tự cấp, tự túc nên sản phẩm nông nghiệp tuy nhiều đủ cân đối tại chỗ và có trao đổi nhưng sản phẩm hàng hoá quy mô lớn thiếu, kinh tế hàng hoá chậm phát triển. Trong nông nghiệp tỉ trọng chăn nuôi còn thấp chưa vươn lên trở thành ngành chính. Công nghiệp - TTCN phát triển chậm chưa tạo dựng được các cơ sở công nghiệp có quy mô và giá trị sản xuất hàng hoá lớn. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy có phát triển song quy mô nhỏ bé, không có cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, kể cả dịch vụ thương mại.
Kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống. Hệ thống tiêu úng vùng sâu còn kém, các công trình hồ đập ở các xã vùng bán sơn địa có nguy cơ bị lão hoá. Hệ thống điện đầu tư còn chắp vá, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nhiều tuyến quá tải.
- Quan hệ sản xuất tuy có đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.
- Việc chăm lo củng cố kinh tế hợp tác chưa được chú ý đúng mức. chậm đổi mới, có nơi còn buông lỏng hoặc xem nhẹ thành phần kinh tế tập thể.
- Tiến bộ KHKT mới đã được đưa vào nhưng quy mô và trình độ còn ở mức thấp. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật quản lý, lao động kỹ thuật có tay nghề cao còn thiếu so với yêu cầu phát triển kinh tế.
- Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, lao động chưa có bước chuyển dịch đáng kể. Nhiều vấn đề xã hội tiêu cực có chiều hướng nẩy sinh do tác động của cơ chế thị trường.
- Tư tưởng ỷ lại, bảo thủ của nông dân còn nặng nề, tinh thần vươn lên làm giàu còn yếu.


III. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI.
- Do nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên tư tưởng tiểu nông của đa số cán bộ nhân dân còn nặng nề. Chậm chuyển biến để thích nghi với cơ chế mới. Công tác tổ chức, quản lý điều hành của các cấp, các ngành chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Nguồn vốn đầu tư trong nhiều năm chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng. Với tích lũy từ nông hộ trên địa bàn huyện quá ít, nguồn hỗ trợ ngân sách trên địa bàn chưa nhiều. Sự đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả kinh tế - xã hội. Nguồn vốn để đầu tư phát triển công nghiệp - TTCN và dịch vụ còn hạn chế cơ chế chính sách có khi chưa kịp thời, chậm điều chỉnh, chưa đủ sức khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Hệ thống chính trị cơ sở tuy được củng cố nhưng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Tổ chức Đảng và Đảng viên chưa xác định đúng vai trò hạt nhân chính trị ở nông thôn.
Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quuyền Hạn Của Bạn
Bạn không thể tạo chủ đề mới
Bạn không thể gửi trả lời
Bạn không thể gửi files đính kèm
Bạn không thể sửa bài của bạn

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Chủ đề liên quan
Ðề tài Người Gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
[HOt]Đề thi tốt nghiệp PTTH năm 2010 wth Góc giải trí 7 08-08-2009 12:30 PM
Chủ tịch UBND huyện Yên Thành quyết định đình chỉ hoạt động nhà máy quocvinhcz Thông tin quê hương 2 06-05-2009 01:40 PM
Xã Long Thành: Phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế ngoanhtuan Thông tin quê hương 0 19-12-2008 11:48 AM
Xã Quang Thành: Phát huy nội lực để phát triển KT - XH MrChu Thông tin quê hương 0 01-12-2008 09:20 PM


Hiện tại là 03:50 AM (GMT +7)


Diễn đàn Người Yên Thành Online
Nội dung được các thành viên xây dựng và tổng hợp
Powered by vBulletin® Copyright ©2000 - 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.