|
|
||
|
Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
|
#1
|
|||
|
|||
Nguyễn Bá Tờn – Người cộng sản tận tụy, trung thành, liêm khiết
Từ năm 1985 đến năm 1990, tôi được lãnh đạo huyện Yên Thành giao trách nhiệm sưu tầm, biên soạn lịch sử huyện Yên Thành. Trong thời gian gần 5 năm cặm cụi gom nhặt tư liệu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, tôi được tiếp xúc nhiều cán bộ chủ trì huyện và tỉnh qua các thời kỳ, có khi ở các cuộc hội thảo, có khi ở nhà riêng, mỗi người một vẻ, họ để lại trong tôi những ấn tượng riêng.
>>Người con xứ Nghệ anh dũng hy sinh khi dập lửa cứu rừng >>Yên Thành: Rước dâu bằng 12 xe công nông Trong đó, ông Nguyễn Bá Tờn để lại trong tôi những ấn tượng tốt đẹp, sâu sắc và khá toàn diện, cả về sự đóng góp của ông đối với tiến trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ huyện Yên Thành, cả giọng nói trầm, đến cung cách diễn đạt chân thật, dí dỏm toát lên vẻ thông minh, mẫn tiệp của một nhân cách, một cán bộ tận tụy, trung thành, liêm khiết. Ông Nguyễn Bá Tờn sinh ngày 21/2/1927 tại làng Liên Trì, tổng Vân Tụ, nay là xã Liên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân nghèo, thuộc dòng họ Nguyễn Bá – một dòng họ nghèo nhưng giàu tinh thần yêu nước, có nhiều người đậu đạt. Năm 12 tuổi, mẹ mất sớm, gia cảnh khó khăn, Nguyễn Bá Tờn sớm phải cùng cha lao động kiếm sống, hoàn cảnh đó sớm tạo cho ông đức tính cần cù, chịu khó, tự lập và giàu lòng nhân ái. Trước năm 1945, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên địa phương, được tổ chức giao làm Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc làng Liên Trì, xã Vân Tụ và trực tiếp tham gia giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại làng Liên Trì. Từ năm 1946 đến tháng 8/1948, là ủy viên Xã đội Vân Tụ, phụ trách quân báo xã. Ngày 21/8/1949, ông được vinh dự kết nạp vào Đảng tại Chi bộ làng Liên Trì, xã Vân Tụ. Từ tháng 2/1950, ông gia nhập đại đội bộ đội địa phương huyện Yên Thành mang tên Đại đội Phan Đăng Lưu và được phân công làm tổ trưởng quân báo. Từ tháng 9/1950 được chuyển sang bộ đội chủ lực thuộc Đại đoàn 312. Ông đã tham gia các chiến dịch Nghĩa Lộ, Hòa Bình năm 1951 – 1952, trực tiếp chiến đấu dũng cảm, là chiến sỹ thi đua của Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, được Chính ủy khen thưởng. Trong một trận đánh ác liệt với quân Pháp ở Mặt trận Hòa Bình, ông bị trọng thương được chuyển về điều trị tại Trại thương binh A17 Tuyên Quang. Cuối năm 1953, với thương tật 2/4, ông được xuất ngũ về quê nhà. Từ tháng 12/1953, ông tham gia ủy viên Ban Chấp hành Nông hội xã Vân Tụ, rồi được điều lên phụ trách Hợp tác xã mua bán huyện Yên Thành, sau đó là Chủ tịch Hợp tác xã mua bán huyện. Tiếp đó, ông là Huyện ủy viên, Trưởng ban Nông thôn huyện, rồi tham gia Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Yên Thành. Từ tháng 6/1967 đến tháng 12/1978, ông là Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Hành chính huyện Yên Thành, nhiều năm là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. Nhận trọng trách là chủ tịch một huyện trọng điểm lương thực của tỉnh, ở vào thời kỳ Đảng bộ huyện Yên Thành vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, ông đã cùng tập thể Huyện ủy – Ủy ban nhân dân huyện Yên Thành lãnh đạo nhân dân huyện nhà xây dựng địa phương thành vùng hậu phương chiến lược cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến. Suốt 18 năm ròng tham gia cấp ủy, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch huyện, ông đã luôn có mặt ở những địa bàn, những trọng điểm ác liệt, lãnh đạo nhân dân Yên Thành lập nên nhiều kỳ tích với nhiều phong trào liên tục, sôi nổi, rộng khắp, nhiều lĩnh vực trở thành điển hình của miền Bắc, góp phần xây dựng Yên Thành trở thành đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Cán bộ và nhân dân Yên Thành vẫn ghi nhớ hình ảnh một vị chủ tịch huyện, khi có mặt ở những công trình thủy lợi lớn như đắp đập Quán Hài, đào kênh Biên Hòa, lúc dẫn đầu đoàn cán bộ Yên Thành đạp xe từ Nghệ An ra Thái Bình học tập kinh nghiệm làm giống mới, thâm canh tăng năng suất, khi lăn lộn ở trận địa của các đơn vị trực chiến cầu Cao – Công Thành, khi lãnh đạo nhân dân lấp hố bom dọc Quốc lộ 7, Tỉnh lộ 38. Ông cũng là người đưa đội văn nghệ xung kích của huyện Yên Thành đi dự Đại hội Quyết thắng của Quân khu 4… Ở đâu, ông cũng dành được sự quý trọng, tin tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cuối năm 1978, vì sức khỏe và thương tật, ông được Nhà nước cho nghỉ hưu. Về quê nhà, tuy tuổi đã cao nhưng ông Nguyễn Bá Tờn vẫn tham gia xây dựng Đảng bộ và các công tác xã hội như xây dựng làng văn hóa, xây dựng di tích lịch sử đình, làng Liên Trì…, gương mẫu trong việc giáo dục con cháu trở thành người công dân kiểu mẫu, người cán bộ liêm chính. Từ một thanh niên nông dân trở thành người đảng viên cộng sản, thành anh bộ đội Cụ Hồ, rồi chủ tịch huyện, ông Nguyễn Bá Tờn đã trải qua gần 90 tuổi đời, 65 năm tuổi Đảng, là một đảng viên trung kiên, là một cán bộ tận tụy, trung thành, dũng cảm, sáng tạo, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Từ lúc tham gia cách mạng đến lúc về hưu, cho đến phút từ trần , ông để lại trong lòng đồng chí, bạn bè, anh em, con cháu bao tình cảm sâu nặng của một con người, một nhân cách cao đẹp. Với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của đất nước và quê hương, ông Nguyễn Bá Tờn đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác. __________ Ông Nguyễn Bá Tờn tạ thế vào hồi 16 giờ 16 phút ngày 21/4/2013. Theo Ngô Đức Tiến- Báo Nghệ An |