Vũ Văn CảnhThành viên |
Lần cuối: 10-02-2013 08:39 PM
- User Lists
Tin nhắn của khách
Đang xem cuộc trò chuyện từ 1 đến 6 trong tổng số 6
-
15-06-2009 11:36 PMVũ Văn CảnhNhiếp ảnh với hoạt động xã hội
( Tham luận của NSNA Vũ Văn Cảnh trong Hội thảo Nhiếp ảnh Việt Nam trong cơ chế thị trường)
Là một bộ môn nghệ thuật dễ hiểu, gần gũi với công chúng. nhiếp ảnh đến với công chúng nhanh nhất, nhạy nhất và phổ cập nhất. Công chúng của Nghệ thuật nhiếp ảnh khá rộng rãi, trong khi đó hiện nay ở Việt Nam số lượng người tham gia sáng tác lớn, người thích chơi ảnh lại rất đông.
Nhiếp ảnh có vai trò to lớn và có vị trí hết sức quan trọng mà không ai có thể phủ nhận được. Với tính chất, tầm quan trọng và sự tác động của Nghệ thuật Nhiêp ảnh, trong những năm qua Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp đã hết sức quan tâm đến nhiếp ảnh. Các cơ quan ban, ngành đặc biệt là các tổ chức xã hội đã chọn ảnh là một trong những phương tiện tuyên truyền chính của mình. Chính vì vậy, những năm gần đây, hàng năm đã có hàng trăm cuộc triển lãm chuyên ngành thông qua hình ảnh đất nươc, con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi đến các nước bạn bè trên khắp các châu lục, góp phần làm cho họ hiểu, biết thêm một đất nước Việt Nam tươi đẹp và mến khách. Các triển lãm ảnh " Hà Nội nghìn năm văn hiến" " Trẻ em và mối quan tâm của chúng ta"," Người chiến sĩ hôm nay" " Nét đẹp biên cương"... đến nay được duy trì đều đăn và rất được người xem ưa thích.
Song song với các hoạt động triển lãm trên, những năm gần đây, với nhiều hình thức phong phú. các tổ chức xã hội đã tổ chức nhiều lớp tập huấn và triển lãm ảnh chuyên ngành. Đó là các lớp học của các dự án mà ta thường gọi là " tự mình chụp ảnh về mình" rồi tổ chức triển lãm. Triển lãm ảnh của trẻ em bị chất độc Đi-ô-xin chụp về những người bị chất độc Đi-ô-xin, vì các em thấu hiểu tam trạng của người thân của mình bị chất độc nên nên những bức ảnh các chụp rất cảm động. Mới đây thôi sau 5 tháng bồi dưỡng 16 học viên được phát máy ảnh kỹ thuật số đã chụp hơn 8.000 bức ảnh về đời sống tại cộng đồng, một cuộc triển lãm mang tê " đối mặt" được tuyển chọn từ hơn 8.000 bức ảnh trên đã được tổ chức tại viện Goethe Hà Nội. Đây là thành quả của 16 người khuyết sống ở nông thôn và thành phố thuộc Hội bảo trợ khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh Thanh Hóa. Thông qua những bức ảnh tự chụp họ đã thể hiện bản thân và quan điểm của mình trước công chúng. Mục đích của triển lãm là tạo lòng tin và tăng cường sự tham gia của những người khuyết tật vào cuộc sống cộng đồng. Việc sử dụng máy ảnh như một chất xúc tác cho việc điều tra, thăm dò, khám phá và sau đó là phản ánh cuộc sống.
Triển lãm ảnh " Những người di cư tự do" do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phối hợp với UNDP tổ chức đã hết sức thành công. Triển lãm trưng bày hơn 200 tác phẩm của chính người di cư ( được trang bị máy ảnh, phim và qua bồi dưỡng một thời gian ngắn) họ chụp về chính họ đó là những người di cư tự do. Họ là những người từ nông thôn lên thành phố, thuê nơi ăn ở, hàng ngày vừa lao động kiếm sống đồng thời dùng máy ảnh để ghi lại các hoạt động của họ. Bộ ảnh thực sự ấn tượng và phục tốt cho việc nghiên cứu dự án " Di cư tự do ở Việt Nam đến năm 2050).
Tại trường Trung học phổ thông Việt- Đức- Hà Nội , nhân kỷ niệm 54 năm ngày thành lập trường, trong chương trình "360 độ Việt -Đức" Đoàn thanh niên nhà trường đã phát động cuộc thi ảnh sáng tác về ngôi trường thân yêu của mình. Chỉ sau một tháng phát động, với trong một không gian rất hẹp, Đoàn trường đã nhận được hơn 600 bức ảnh của các em học sinh toàn trường gửi đến dự thi. Ban giám khảo đã chọn 20 tác phẩm để trao giải... Với những hoạt động này, vai trò, vị trí của nhiếp ảnh đối với hoạt động của các tổ chức xã hội ngày càng cao, tạo một lớp phù sa mới cho nhiếp ảnh Việt Nam.
Tuy nhiên chúng ta không nhìn và không xem xét kỹ thì xem ra đây cũng đã nảy sinh vấn đề với các nhà nhiếp ảnh Nghệ thuật, vì nhiều người cho rằng để sáng tác được một bức ảnh chỉ cần một chiếc máy ảnh, học vài ba ngày là có thể chụp ra ảnh nghệ thuật mà họ không nghĩ rằng trong hàng triệu bức chụp được có bao nhiêu tác phẩm được gọi là ảnh nghệ thuật. Do vậy song song với việc phát triển phong trào nhiếp ảnh , đẩy mạnh xã hội hóa nhiếp ảnh phải tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhiếp ảnh, có như vậy mới có phong trào nhiếp ảnh sâu, rộng và có những tác phẩm nhiếp ảnh có chất lượng cao, nhất là trong bộn bề, ngổn ngang của cơ chế thị trường. Đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳ dổi mới với công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nghệ thuật nhiếp ảnh cũng đứng trước những thách thức mới, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng phải là cốt lõi không những bồi dưỡng cho những nhà nhiếp ảnh mà còn phải bồi dưỡng kiến thức nhiếp ảnh cho nhà quản lý, có như vậy việc xã hội hóa Nhiếp ảnh mới đi đúng hướng và có hiệu quả.
Vũ Văn Cảnh EFIAP,ESFIAP.EVAPA,ESVAPA -
06-06-2009 09:24 PMngoanhtuanbài viết của bác cháu đã chuyển ra ngoài đây rồi
http://nguoiyenthanh.com/diendan/showthread.php?t=4592 -
23-05-2009 06:59 PMngoanhtuanchào bác,chào mừng bác đã tham gia NYT,hy vọng sự đóng góp nhiều của bác cho NYT,hôm cháu ra nhà cháu có lấy mấy tấm ảnh của bác rồi đa lên đây,vì không đem USB nên up lên mạng nên chỉ được có ít,hôm nào cháu ra cháu xin tiếp né
Hiện cháu đã mở cty du lịch riêng,lúc nào bác có điều kiện vào Đà Lạt ghé cháu chơi,cả gđ cháu chuyển vào trong này rồi
cháu:Ngô Anh Tuấn
chúc gđ bác sức khoẻ -
22-05-2009 11:18 PMngọc ánhthơ sao koh gửi vào bài mới anh......poss ở đây ai thấy...hj2
-
22-05-2009 02:13 PMVũ Văn CảnhXin cảm ơn diễn đàn đã dùng ảnh của Vũ Văn Cảnh làm trang mở đầu của diễn đàn. Vừa qua, về thăm quê, Vũ Văn Cảnh có làm mấy câu thơ, Xin gửi tặng các bạn
Trở về Kỷ niệm
Tôi về thời cắt cỏ chăn trâu
Tìm lại những ngày giáp hạt
Dẫu rau cháo vẫn còn vơi bát
Đêm nằm mơ ngày ấy xa xăm
Tôi trở về trong nắng tháng Năm
Giọt mồ hôi kết thành muối mặn
Gió Lào thổi, ve sầu rả rích
Dưới bóng tre làng ai ru cháu ầu ơ...
Tôi trở về với khúc sông thơ
Dòng sông đong đầy kỷ niệm
Sông ơi, mai sông về với biển
Đừng quên một người....
lưu luyến với sông
Tôi trở về một buổi chiều đông
Mưa dầm dề lê thê gió bấc
Con đường nhỏ từ nhà đến lớp
Chân ngập bùn, xe đạp...vác vai
Tôi trở về mong để gặp lại ai
Những chiều mưa đi tìm chỗ trú
Nghe câu hát để nhiều đêm mất ngủ
Người ấy ở đâu?
Sao chẳng thấy về.
Vũ Văn Cảnh-EFIAP,ESFIAP,EVAPA