Trang chủ Tin tức quê nhà Chính trị - Xã hội Chợ lao động 'xứ Nghệ' ở dốc Bưởi

Chợ lao động 'xứ Nghệ' ở dốc Bưởi

Email In

Do cuộc sống quá khó khăn, nhiều người dân huyện Yên Thành, Nghệ An, làm một chuyến hành trình dài hơn 300 km, ra Thủ đô kiếm sống. Họ tập trung tại dốc Bưởi.

Dốc Bưởi nổi tiếng với chợ Bưởi, một ngôi chợ lớn của Hà Nội, nay được nhiều người biết đến với cái tên “chợ lao động”. Trong số hàng trăm lao động ở đây, có đến gần 100 người mang “gốc” Nghệ An, chủ yếu là huyện Yên Thành (thuộc các xã Hậu Thành, Phú Thành).

Cách đây 5 năm, huyện Yên Thành được hỗ trợ cây, con giống phát triển cây công nghiệp, nhưng thất bại do đất đai quá khô cằn, trong khi đó, những thửa ruộng cũng chỉ đủ ăn 7 - 8 tháng, nhiều hộ gia đình "tiếng" là có mấy sào ruộng, nhưng vẫn không đủ ăn. Anh Thanh, một lao động huyện Yên Thành, than thở: “Vì những nguyên nhân đó mà chúng tôi phải rời quê hương, xa người thân ra Hà Nội kiếm sống, nhưng đến đợt thu hoạch lúa, hay nhà có việc lại về ngay”.

Trăm người, bách nghệ

Làm xe ôm là nghề có nhiều lao động Nghệ An hơn cả. Ở đây hình thành hẳn một đội xe ôm "37" (biển số xe Nghệ An). Anh Nguyễn Văn Hiếu, một thành viên trong đội, cho biết: “Chúng tôi có 20 người lái xe ôm, đều quê Nghệ An, tụ tập đông người lại một chỗ để đón khách nên cũng không sợ bị người ở đây bắt nạt". Tuy nhiên, đã có lần, "xe ôm" ở đây bị chính khách dụ đi xa rồi "trấn lột" trắng tay.

ctxh-26.8-buoi2
Đội ngũ xe ôm mang "đuôi" 37. Ảnh: Lê Hiếu


Theo các lao động ở đây, việc được nhiều người ưa thích nhất là phá dỡ nhà cũ. Đây là công việc rất nặng nhọc nhưng lại kiếm được nhiều tiền.

Ông Cúc năm nay đã 55 tuổi, không có xe máy để làm xe ôm, nên theo "cánh" thanh niên hằng ngày ngồi chờ việc ở "chợ". Ông kể: “Có hôm, nhiều người thuê đi “phá nhà”, mỗi nhà được mấy trăm nghìn. Làm mệt nhưng kiếm được tiền gửi về quê nên ai cũng cố”.

Đặc biệt, nghề "ôsin", công việc tưởng chỉ dành cho phái nữ, nhưng một số người ở nhóm lao động xứ Nghệ này từng làm qua. Theo Bùi Thanh Tuấn, một thanh niên theo bố ra Hà Nội kiếm sống cho biết, "ô sin" nam chủ yếu làm các việc đòi hỏi sức lao động như cắt cỏ, bơm nước, thu dọn nhà cửa... Thời gian làm việc của họ cũng không dài, thường làm theo tuần, thậm chí chỉ vài ba ngày.

Tuấn kể: “Hồi đầu cũng ngại lắm, vì con trai lại đi lau nhà, nhưng rồi nghĩ đến gia đình mình còn không đủ ăn nên em gạt bỏ tất cả để cố gắng làm việc, mặc dù thời gian chỉ có một tháng, nhưng nhà chủ cũng đối xử tốt và trả lương đúng công sức của mình".

Chợ lao động này không chỉ có những người nông dân từ quê Nghệ An ra kiếm việc, nhiều sinh viên xứ Nghệ cũng ra chợ dốc Bưởi để kiếm thêm thu nhập. Lê Văn Thư, sinh viên năm thứ 3, ĐH GT-VT Hà Nội, cho biết: "Ngoài này, chi phí đắt đỏ, tiền phòng trọ, thực phẩm tăng rất nhanh, chỉ trông chờ vào số tiền bố mẹ ở quê gửi ra không thể sống nổi, nên em và một số anh tranh thủ buổi nghỉ thì ra đây làm, chủ yếu mang vác thuê".

Tuy nhiên, không phải ngày nào những lao động tự do cũng kiếm được việc làm. Ông Cúc bảo, nhiều ngày không kiếm được một ai thuê, cả nhóm ngồi "co cẳng" nhìn nhau, buồn. Hoặc có khi, do không được trang bị dụng cụ an toàn khi lao động, nên đã có một số người bị thương do làm việc, lại phải tốn tiền mua thuốc và mất vài ngày "ngồi chơi". Thậm chí, đã có người bị bệnh phổi do phải hít quá nhiều bụi cát.

Nhường nhau việc làm

Khác với rất nhiều nhóm lao động khác, nhóm "Nghệ An" ở chợ dốc Bưởi dễ nhận ra bởi tinh đoàn kết rất cao. Hầu như không bao giờ xảy ra cảnh cãi vã, tranh giành khách của nhau. Ông Cúc cho biết, cả nhóm quán triệt quan điểm, trong một ngày ai cũng có việc làm, để vừa giữ được sức lao động, vừa không mất lòng người thuê nhân công.

Mặc dù tuổi cao sức yếu, nhưng mỗi ngày ông Cúc vẫn có đủ tiền thuê trọ, ăn cơm và gửi một ít về nhà để trang trải cuộc sống. Theo lời kể của ông, đám thanh niên ở đây sống rất “nghĩa khí”, công việc nặng nhọc họ nhận về làm, còn việc nhẹ, những người cao tuổi sẽ đảm nhận, nhưng thù lao không chênh nhau nhiều.

ctxh-26.8-buoi1
Dù người lao động tập trung đông nhưng không có chuyện cãi vã và tranh nhau việc làm. Ảnh: Lê Hiếu.


Mặc dù cuộc sống xa nhà nhiều khó khăn, nhưng những người xa quê luôn đùm bọc, mỗi khi có ai trái gió trở trời đều được đồng hương chăm sóc.

Trong các căn nhà trọ của các lao động Nghệ An trên đường Bưởi hầu như không có đồ đạc. Buổi tối họ chỉ về đây để ngủ, đồ đạc ai có thì cầm theo, còn quần áo để nhờ cốp xe của những người đi xe ôm. Theo anh Tuấn, một lao động tại đây, phòng trọ có giá 8.000 đồng một  đêm, một tháng mỗi người phải chi trả 240.000 đồng. Cả phòng trọ cho 10 người nằm chỉ rộng trên 10 m2, đồng nghĩa với việc mỗi người chỉ đủ chỗ xoay người trong một đêm chợp mắt.

Anh Hải, tổ trưởng tổ dân phố 18 thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, nơi “đóng chân” của chợ lao động này, cho biết: “Những người làm thuê đều làm theo thời vụ, nhiều người đã có thâm niên làm việc ở đây từ 7 đến 8 năm. Bà con thuê họ đi làm nhận xét, họ làm việc chu đáo, không có chuyện tranh nhau và tranh cãi nhau để có việc”.

Tuy nhiên, theo anh Hải, điều đáng lo ngại nhất là, những người thuê nhà không nhiều, hầu hết nằm ở lề đường, ngoài hiên các quán xá, gây khó khăn cho việc quản lý dân số trên địa bàn.

Theo Lê Hiếu / Báo Đất Việt

 

 

Viết lời bình

avatar anh Tiềm
0
 
 
Đọc những bài viết này mới thấy được sự khổ cực và gian lao cho nhưng người lao động nói chung và người yên thành nói riêng!tôi cam thấy có một cái j đó rất không công bằng : tại sao nghệ an là một mảnh đất học mà lại có cuộc sông khổ như vay?- tại sao nhung ông to bà lơn lại không có những chính sách để thu hút nguồn lao động mà để cho họ phải vất vả kiếm sống ở những nơi xa xôi vây?-mọi người hãy cùng tôi chia sẻ những cảm thông tới những người lao động khốn khổ này!hãy chung sức xây dưng kinh tế nghệ an để con người nghệ an đỡ khổ
Thứ hai 27 Tháng 9 2010, 03:37
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar hiền
0
 
 
Hà nội là chi ?
Đông người thôi,các anh làm như vậy mới đúng là người xứ nghệ quê ta chứ
Người mình ơ ngoài ni nhiều lám ,hãy đoàn kêt
Thứ tư 06 Tháng 10 2010, 23:46
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Lưu ý: Chỉ chấp nhận nội dung bằng tiếng Việt có dấu
Gửi lời bình
 

Phản hồi mới

Phan Thị Hồng Vương: Thật may mắn cho chú Trọng.Chúc gia đình chú sống hạnh phúc trăm năm.Người tàn ...
Lương: Cả gia đình cố lên nhé, hạnh phúc sẽ ko từ bỏ một ai cả khi chúng ta biết kiên n...
le thi thuan: Toi la mot nguoi sinh ra tu que lua Chu Trac Hoa Thanh . Toi rat tu hao ve qu...
nguyễn ngà: MỚI ra trường đó thôi mà đã thấy nhớ ngôi trường yêu dấu rồi? :x...
vuong hoa-minh thanh: uh,đó là điều dĩ nhiên mà bạn.cố lên bạn nhé,hay luôn là chính mình,quê hương đa...
hck: mong rằng chính quyền có liên quan sẽ sớm giải quyết cho họ không phải chịu cảnh...
Changtinanhdau: ôi họp mặt hội đồng hương mà em giờ mới biết ,tiếc thật ,hi hẹn lần sau có cơ hộ...
vũ tuyết: chúc mừng gia đình bà Hường đã đoàn vên sau một quảng thời gian xa cách nơi đất ...
trần đức Thắng: chú Chương vất vả quá.....đúng là ngươi xứ Nghệ..............
Phan Thi Thủy 12c2 Khóa 40: Oh. Mới đó thôi mà đã 4 năm trôi qua rồi. Mình nhớ trường nhớ thầy cô nhớ các bạ...
hoàng thị hương: Chị thật là hiếu học. Là một người con của mãnh đất Yên Thành yêu dấu, cũng là m...
Hoàng Thị Hương: Thật là mừng quá.Chúc mừng vì gia đình bà đã được đoàn tụ.Chuyện khó tin nhưng đ...
nguyễn thị hằng: chúc mừng những thành công mà quê tôi đã nhận được trong thời gian qua. tôi nghĩ...
Nguyễn Thành: Ôi mới đó mà đã 7 năm trôi qua, đã lâu lắm rồi em chưa được về lại ngôi trường m...
Nguyễn Đình Phẩm: Sắp làm Rể Yên Thành nên tình cờ vào đọc những bài báo về Yên Thành nên thấy yêu...

Bản đồ Yên Thành

Bản đồ Yên Thành

Tìm kiếm thông tin

Liên kết website

Yenthanh.Net-Website dành cho nông dân Yên Thành
Ủy Ban Nhân Dan Huyện Yên Thành, Nghệ An
khám phá đà lạt - du lịch đà lạt