Trang chủ Tin tức quê nhà Chính trị - Xã hội Cả làng đổ xô đi bắt cua

Cả làng đổ xô đi bắt cua

Email In

Giá cua đồng xứ Nghệ đang lên cao kỷ lục khiến cho lượng người bắt cua tăng đột biến. Sau vụ lúa Đông Xuân, có nhiều nơi cả làng cả xã đổ ra đồng.

Trời nắng nóng 40 độ mặt nước như bốc khói nhưng trên cánh đồng các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương (Nghệ An) hàng trăm người vẫn miệt mài lùng sục để bắt cua đồng.

Đông nhất là các em học sinh lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở. Sau khi được nghỉ hè, hầu hết các em đều tham gia vào đội quân bắt cua chuyên nghiệp, ngày đêm cày xới, lùng sục trên các cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ.

Thời điểm nghỉ hè, rất nhiều em học sinh ra ruộng bắt cua. Ảnh: Dũng Nguyễn.
Thời điểm nghỉ hè, rất nhiều em học sinh ra ruộng bắt cua. Ảnh: Dũng Nguyễn.

Nguyễn Thị Hà (11 tuổi) vừa móc cua vừa cười nói: “Hơn một tháng nay em cùng với gia đình ra đồng để bắt cua, bắt cả ngày lẫn đêm. Mỗi ngày em cũng bắt được khoảng 3 - 4 ký. Bắt xong người thu mua họ ra tận đồng lấy luôn”.

Anh Nguyễn Văn Hiền một nông dân ở xã Văn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết trước đây cua nhiều vô kể, nhất là vào mùa hè, chúng bò lổm ngổm cả đường, vào cả nhà. Người dân đi ra đồng không cần xuống ruộng, đứng trên bờ cũng nhặt được đầy bao đem về nấu canh, làm mắm hay nuôi lợn, vịt.

"Nhưng bây giờ nhà mô ăn cua là sang lắm. Nhờ cua mà tui mua được con xe máy 7 triệu, còn dư ít trang trải nợ nần. Lúc đầu chỉ là 5 - 6 ngàn đồng/kg sau đó cứ tăng vọt theo cấp số nhân và bây giờ là 50.000 đồng/ kg", anh kể.

Cũng theo anh Hiền, “thu nhập từ những con cua đồng nhiều gấp mấy lần vụ lúa mùa đã khiến người dân ở đây đổ xô ra đồng tìm cua. Những người buôn bán vặt cũng bỏ chợ. Cả làng, cả xã đều ra đồng hết!”.

Không chỉ ở Yên Thành mà các huyện như Đô Lương, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, đâu đâu cũng thấy những đoàn người nườm nượp kéo nhau đi bắt cua đồng. Kéo theo đó là sự tăng lên của những thợ lái cua và các chủ đại lý thu mua.

Hầu như làng nào cũng vậy, từ sáng sớm đã có một vài lái đến. Trước đây họ ngồi một chỗ nơi đầu làng để những người bắt cua đến bán. Thời gian gần đây, cua đồng lên giá kéo theo lượng lái cua tăng vọt, nên họ phải lùng sục ra cả ngoài đồng để thu mua, có bao nhiêu mua bấy nhiêu.

Mỗi ngày có hàng chục tấn cua được đóng vào bì, chở lên Lạng Sơn. Ảnh: Dũng Nguyễn.
Mỗi ngày có hàng chục tấn cua được đóng vào bì, chở lên Lạng Sơn. Ảnh: Dũng Nguyễn.

Anh Phan Văn Nam, một lái cua có thâm niên ở huyện Diễn Châu cho biết: Để thu mua được nhiều, những tay lái này phải cài cắm “cộng tác viên” ở mỗi làng. Những “cộng tác viên” này gom cua đủ số lượng rồi điện thoại cho lái cua đến lấy.

Nếu như trước đây, các lái cua gom hàng đưa đến các thành phố lớn, thì nay cua đồng được đóng vào bì, chở thẳng lên Lạng Sơn, bán với giá cao. Nhiều lái buôn khẳng định, số cua này sẽ được xuất ngoại, bán sang Trung Quốc.

Chị Phan Thị Hà ở xã Nghi Yên - Nghi Lộc chủ đại lý thu mua cua, phấn khởi, nói: "Chưa bao giờ chúng tôi thắng lớn như năm nay. Cua gom được bao nhiêu đều tiêu thụ hết bấy nhiêu. Cua chết họ cũng mua. Từ tháng tư đến nay gia đình tôi mua và bán hơn hai chục tấn. Lãi hơn hai chục triệu đồng, gấp mấy lần làm lúa, lại khỏe người”.

Một lão nông ở huyện Yên Thành nhẩm tính: Trung bình mỗi làng một ngày xuất 200 kg cua đồng thì một huyện như vậy mỗi ngày bắt được phải hàng chục tấn. Tính rộng ra trên địa bàn toàn tỉnh đây quả là một số lượng cua khổng lồ.

Mặc dù vậy, những người chuyên đi bắt cua khẳng định, dù có bị bắt nhiều, loài cua vẫn có khả năng sinh sản rất mạnh, sau mỗi mùa lũ lụt, mùa lúa, chúng lại tràn ngập khắp các cánh đồng.

“Mùa này bị bắt, mùa sau nó lại sinh sôi không thể tuyệt diệt được. Có chăng cua giảm là do ô nhiễm môi trường, do các loại thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải nhà máy chứ không phải do con người bắt”, anh Nguyễn Văn Hùng, một thợ bắt cua có kinh nghiệm khẳng định.

Cơn sốt cua đồng mang lại khoản thu nhập khá cho nhiều nhà nông, nhưng cũng khiến nhiều người phải nhập viện vì say nắng. “Cách đây mấy ngày, một em bé bỗng nhiên ngất xỉu, lăn ra ruộng vì say nắng, trên tay vẫn cầm một túi cua. Mọi người phải tất tả đưa em bé này đi viện. Nghề bắt cua chỉ làm theo mùa vụ, có tiền, có thu nhập nhưng cũng thật cơ cực, gian nan”, anh Hùng thở dài ngao ngán.

Theo Dũng Nguyễn – Trường Long / Báo Vnexpress.net

 

Viết lời bình

avatar phạm thị thanh xuân
0
 
 
hì, đúng là bắt cua củng có lợi thật kiếm ra tiền nhanh nhưng mà mệt lắm .người nông dân thật là vất vả biết bao, để kiếm được đồng tiền họ phải bươn chải kiếm sống đủ nghề, nhưng có biết đâu rằng nhiều gia đình vẫn không đủ ăn. những gia đình có con ăn học đại học còn vất vả hơn nữa. bao giờ cuộc sống của người nông dân mới hết khổ đây nhỉ!
Thứ bảy 05 Tháng 6 2010, 03:20
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar Người con của quê hương
0
 
 
Thương quá quê mình ơi! Đến khi nào cho dân ta hết khổ bây giờ. Đọc mà rớt nước mắt. Ngày xưa mình cũng như vậy nên thấu hiểu hết...
Chủ nhật 06 Tháng 6 2010, 07:48
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar Trần Duy Sơn
0
 
 
khi đọc được nhưng tin này mà mình vừa cám thấy vui và nhớ lại những kỷ niệm thời thơ ấu của mình.nhưng đi kèm theo đó là nỗi nhớ nhà xa giết! thương quê nhớ mẹ nhớ bạn bè.
Thứ năm 10 Tháng 6 2010, 23:26
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar Hoàng Thị tám
0
 
 
hehhehe!mình cũng một thời rồi?mệt thật nhưng vui.tối về đau tay lắm.nhưng mà vẫn ham.
Nhưng mấy bậc phụ huynh cũng kô nên cho con em mình ra đồng sơm như thế chứ?
thật tội nghiệp.dân ta còn nghèo quá.mình cũng dân yên thành nên mình biết.bắt dam mò ốc lấy tiền đi học mình trải qua hết rồi?
giờ mình hiểu hoàn cảnh.thậm chí cháu mình giờ ở quê vẫn hàng ngày đi móc dam đó chứ?
mặc dầu là lớp 9 cuối kỳ rôi?
khố lắm chứ?
nhưng nông dân thì phải chịu khổ mới có mà ăn?cố lên người Yên Thành ơi?
Thứ bảy 12 Tháng 6 2010, 04:27
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar Ngô Thúy Hằng
0
 
 
"Quê hương là gì hỡi mẹ/Mà cô giáo giạy phải đi xa/ Quê hương là gì hỡi mẹ/Mà ai di xa cũng nhớ về"...xa quê,nhớ bát canh dam mẹ nấu,nhưng bây giờ dam đắt như rứa,hè ni về quê không biết có bát canh dam nấu bún ăn mà ăn nữa không đây? Thương quá quê hương ơi???????????
Thứ bảy 19 Tháng 6 2010, 00:31
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar luongthucnghean
0
 
 
thời buổi khó khăn cái gì làm ra tiền mà không phạm pháp là làm thôi nhưng cũng phải chú ý tới sức khỏe nữa các bác nhé
Thứ sáu 18 Tháng 6 2010, 15:06
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar banhmi
0
 
 
Đọc xong mà nhớ nhà ghê!!Nhớ lắm cánh đồng lúa quê mình,nhớ lắm một thời tuổi thơ vất vả nhưng tràn đầy tiếng cười và kỉ niệm,nhớ những trưa hè nắng như thiêu như đốt bắt hến bờ mương, hic...nhớ quá những buổi tối mất điện theo anh đi soi giam...sướng rơn vì không phải học bài .....nhớ YÊN THÀNH mình quá mọi người ơi!!!
Thứ ba 22 Tháng 6 2010, 09:17
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar calockhoto
0
 
 
Mình muốn một lần thưởng thức cảm giác chân mình lấm bùn, tay cầm lúa, hay là dắt Tru đi cày! Khi mô anh dẫn em về đây?
Thứ ba 22 Tháng 6 2010, 19:34
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar xóm đất đen choa đây nầy....hihihi
0
 
 
khe khè, Tui cao thủ bắt cua đây nầy. Mọi chầu mấy thằng choa thi chắc bắt cua, tui khi mô củng nhiều nhứt. Kể ra bắt cua củng có cái vui rô bà con ạ. Có chi mà nói là khó khăn mô bi mồ.
Mọi chầu bắt cua xán chắc, dừ thì không có mà ăn tê bi nạ. hihihi
Thứ ba 06 Tháng 7 2010, 07:05
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar Nguyễn Gia Phố (sở khoa học và công nghệ )
0
 
 
trời ơi tuổi thơ của tôi,nhớ quá đi thôi. Mình còn nhớ ngày xưa lúc chăn trâu mình chỉ bắt dam về ăn thôi chứ đâu có bán,nhưng mà bắt hết vậy thì cạn kiệt mất. Theo mình nên lập một dự án nuôi cua vừa đảm bảo nguồn thủy sản vừa tăng thu nhập mà dam lại dể nuôi, vốn ít nên nhiều nông dân có thể làm.
Thứ ba 06 Tháng 7 2010, 18:23
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
avatar pm
0
 
 
chà chà, mọi chầu đi bắt cua mà toàn sờ phải rắn không thôi à. Sợ mà vẫn ham, hi hi. Giờ ra ngoài này, được về quê bắt cua là cả một niềm ao ước đó nạ. Nghĩ thương bà con mình quá.
Thứ bảy 14 Tháng 8 2010, 02:01
Phản hồi lời bình này
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Gửi lời bình
Hủy
B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Lưu ý: Chỉ chấp nhận nội dung bằng tiếng Việt có dấu
Gửi lời bình
 

Phản hồi mới

Phan Thị Hồng Vương: Thật may mắn cho chú Trọng.Chúc gia đình chú sống hạnh phúc trăm năm.Người tàn ...
Lương: Cả gia đình cố lên nhé, hạnh phúc sẽ ko từ bỏ một ai cả khi chúng ta biết kiên n...
le thi thuan: Toi la mot nguoi sinh ra tu que lua Chu Trac Hoa Thanh . Toi rat tu hao ve qu...
nguyễn ngà: MỚI ra trường đó thôi mà đã thấy nhớ ngôi trường yêu dấu rồi? :x...
vuong hoa-minh thanh: uh,đó là điều dĩ nhiên mà bạn.cố lên bạn nhé,hay luôn là chính mình,quê hương đa...
hck: mong rằng chính quyền có liên quan sẽ sớm giải quyết cho họ không phải chịu cảnh...
Changtinanhdau: ôi họp mặt hội đồng hương mà em giờ mới biết ,tiếc thật ,hi hẹn lần sau có cơ hộ...
vũ tuyết: chúc mừng gia đình bà Hường đã đoàn vên sau một quảng thời gian xa cách nơi đất ...
trần đức Thắng: chú Chương vất vả quá.....đúng là ngươi xứ Nghệ..............
Phan Thi Thủy 12c2 Khóa 40: Oh. Mới đó thôi mà đã 4 năm trôi qua rồi. Mình nhớ trường nhớ thầy cô nhớ các bạ...
hoàng thị hương: Chị thật là hiếu học. Là một người con của mãnh đất Yên Thành yêu dấu, cũng là m...
Hoàng Thị Hương: Thật là mừng quá.Chúc mừng vì gia đình bà đã được đoàn tụ.Chuyện khó tin nhưng đ...
nguyễn thị hằng: chúc mừng những thành công mà quê tôi đã nhận được trong thời gian qua. tôi nghĩ...
Nguyễn Thành: Ôi mới đó mà đã 7 năm trôi qua, đã lâu lắm rồi em chưa được về lại ngôi trường m...
Nguyễn Đình Phẩm: Sắp làm Rể Yên Thành nên tình cờ vào đọc những bài báo về Yên Thành nên thấy yêu...

Bản đồ Yên Thành

Bản đồ Yên Thành

Tìm kiếm thông tin

Liên kết website

Yenthanh.Net-Website dành cho nông dân Yên Thành
Ủy Ban Nhân Dan Huyện Yên Thành, Nghệ An
khám phá đà lạt - du lịch đà lạt