Trang chủ Tin tức quê nhà Chính trị - Xã hội Kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga năm 1930 ở quê lúa Yên Thành

Kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga năm 1930 ở quê lúa Yên Thành

Email In

Yên Thành là huyện xa trung tâm, cách thành phố Vinh 60 km về phía tây bắc, là vựa lúa của Nghệ An. Sau các cuộc đấu tranh khổng lồ của 20.000 nông dân Thanh Chương (1/9/1930) và 8.000 nông dân Hưng Nguyên (12/9//930), chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh ra đời.

Từ tháng 11/1930, mặc dù thực dân Pháp tăng cường đàn áp nhưng phong trào quần chúng vẫn diễn ra sôi nổi. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy Trung kỳ và Đảng bộ tỉnh Nghệ An, nhân ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga 7/11/1930, nhân dân Yên Thành đã đứng lên đấu tranh mạnh mẽ.

Cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

 

Sáng hôm đó, cuộc biểu dương lực lượng của quần chúng đòi giảm sưu, hoãn thuế, phản đối đế quốc, phong kiến đàn áp công nông Bến Thủy (1/5/1930) và nông dân Hưng Nguyên (12/9/1930), ở cả hai vùng trên và dưới huyện tổ chức thành hai đoàn biểu tình, mỗi đoàn khoảng 1 000 người rầm rộ tiến về huyện lỵ Yên Thành.
Tại vùng dưới huyện, từ nửa đêm, cờ đỏ búa liềm đã xuất hiện trên nhiều cây đa các làng, ở đường 7 và đường 38. Sáng sớm, tiếng trống, tiếng mõ nổi lên, nhân dân làng Xuân Lai, Gia Mỹ, Yên Định, Đại Độ kéo qua; từ làng Gia Lạc, Đức Lân, Quỳ Lăng kéo xuống cùng tập trung tại trường Yên Mã rồi cuồn cuộn kéo qua Thanh Đạt, Lạc Thiện, Tương Lai. Đoàn biểu tình này do các đồng chí Luyện Nhận, Bùi Xuân Nôm, Nguyễn Hữu Dung, Lưu Xuân Giản lãnh đạo. Đoàn biểu tình ở thượng huyện khởi đầu từ làng Đông Yên, Quan Chương kéo qua Ngọc Luật, Quảng Cư, Trang Niên về tập trung tại Trụ Pháp rồi dọc đường 7 kéo xuống đường 38. Quần chúng các làng Ngọc Thượng, Ngọc Hạ, Nam Thôn, Liên Trì, Mậu Long, Khánh Duệ, Điện Yên và nhiều làng khác ở hai tổng Vân Tụ, Quan Hóa, từ các ngả đường kẻo ra nhập cuộc ngày càng đông. Đoàn biểu tình này do các đồng chí Nguyễn Ngoạn, Nguyễn Úy, Nguyễn Thực, Lê Điền, Lê Khắc Thanh lãnh đạo. Tự vệ cách mạng còn bắt tên bang tá Đông Yên đi theo đoàn để thị uy.

Đi đầu đoàn biểu tình có băng cờ khẩu hiệu. Nhiều quần chúng chít khăn đỏ và mang theo gậy gộc, giáo mác. Càng gần đến huyện đường, quần chúng tham gia ngày càng đông. Riêng đoàn Vân Tụ, Quan Hóa kẻo xuống dài gần 2 km. “Dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, quần chúng biểu tình vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu:

- Đả đảo bọn đế quốc và phong kiến Nam triều chế độ!

- Ủng hộ công nông Vinh, Bến Thủy, Hưng Nguyên!

- Giảm sưu, hoãn thuế, miễn công dị chi!

- Ủng hộ cách mạng Nga - Xô!”(1)

Trước đó, tri phủ Diễn Châu đã báo cho tri huyện Yên Thành chuẩn bị điều lính Lê Dương và Khố Xanh kéo xuống phủ Diễn để đàn áp biểu tình. Nhưng khi nổ ra cuộc đấu tranh ở Yên Thành, viên tri huyện và đội Tây đã điều toàn bộ lính Lê Dương kéo đến đàn áp. Khi đến cầu Muống dàng Tương Lai - Phú Thành) bị lính Lê Dương bắn chết 10 người, nhiều người khác bị thương. Đoàn biểu tình ở thượng huyện kéo đến Cồn Nhà Vàng. Tri huyện Hà Văn Ngạn cùng bọn lính từ cầu Muống rút về chạy lên ngăn cản, nhưng đoàn người không nhụt chí vẫn ào ạt tiến lên. Lính Lê Dương bắn thẳng vào người đi đầu, ông Ngô Cương, ông Nguyễn Đột hy sinh và một số người bị thương. Trước sự đàn áp của giặc, hai đoàn biểu tình giải tán. 7 chiến sỹ bị thương nặng bị địch đưa về chợ huyện, quần chúng mang thi hài những người hy sinh vào các làng để chôn cất.

Báo "Tiếng Dân" số 339, tờ báo công khai lúc bấy giờ đăng tin: "Tin về cuộc biểu tình ở Yên Thành. Hôm November (tháng 11), hồi 6 giờ rưỡi, có một toán dân biểu tình độ 500 người, toán này bắt đầu từ các làng, miền trong tổng Quỳ Trạch, theo con đường trường Yên Mã, trường Thanh Đạt kéo về huyện. Quan huyện được tin báo, lính Lê Dương đi đón, vừa đến làng Tương Lai thì đụng phải dân biểu tình. Quan huyện khoát dân không chịu trở lại, bắn chỉ thiên không giải tán. Lúc bắn thật chết 7 người. Mấy người bị thương thì họ mang chạy cả."(2)

Tiếp đó, lại có một cuộc biểu tình khoảng 500 người đi theo đường chợ Gám, Xuân Nguyên, khi đến đình Tràng Thành, tri huyện đã bắn chết 5 người, 5 người bị thương, bắt nhiều người khác. Như vậy toàn huyện Yên Thành trong ngày 7/11//930, thực dân, phong kiến giết chết 17 người dân.

Tuy chưa đạt kế hoạch tiến xuống huyện đường, vì kẻ địch biết trước, đàn áp nhưng đây là cuộc biểu dương lực lượng đầu tiên của quần chúng cách mạng ở Yên Thành dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khẩu hiệu đòi hoãn sưu, giảm thuế, miễn lao dịch đề ra phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Lần đầu tiên, nhân dân Yên Thành tổ chức cuộc biểu tình quy mô lớn, góp phần chia lửa cho các cuộc đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh. Nó thể hiện tình đoàn kết giữa nhân dân lao động nước ta với nhân dân Liên Xô anh em, có tác dụng trực tiếp thức tỉnh quần chúng, làm cho bọn tổng lý hoang mang lo sợ.

Ngay sau cuộc biểu tình, đồng chí Nguyễn Hữu Bình, cán bộ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức cuộc họp để đối phó với địch và ổn định tinh thần cho quần chúng, đồng thời, góp tiền gạo ủng hộ những người bị nạn, truy điệu những chiến sỹ hy sinh. Tối hôm 9/11/1930, nhân dân các tổng Vân Tụ kẻo về Nam Thôn (Công Thành), nhân dân các làng ở Quỳ Trạch tập trung ở Cồn Diệc (Phú Thành) truy điệu những chiến sỹ đã ngã xuống, biểu dương công trạng các liệt sỹ, tố cáo tội ác của đế quốc, phong kiến. “Hai năm trong cao trào Xô Viết, bọn thực dân đã bắt giam 76 chiến sỹ cách mạng Yên Thành, tù đày ở nhà lao Vinh, Buôn Mê Thuột, Lao Bảo, Kim Tum.”(3)

Cuộc biểu tình ngày 7/11/1930 ở Yên Thành, cũng như phong trào đấu tranh ủng hộ nước Nga Xô Viết của nhân dân Nghệ - Tĩnh, góp phần tô thắm trang sử vàng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Bang Nga trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.

--------------------------------
(1) Lịch sử huyện Yên Thành - NXB Nghệ Tĩnh - Vinh - năm 1990, trang 90.
(2) Báo "Tiếng Đan số 339, lưu tại thư viện Nghệ An.
(3) Nhà lao Vinh - NXB Nghệ An - năm 2005, trang 189.


Phan Xuân Thành/Báo Nghệ an

Viết lời bình

B
i
u
Quote
Code
List
List item
URL
Tên *
Email (Để chúng tôi liên hệ với bạn)
Mã bảo vệ   
Lưu ý: Chỉ chấp nhận nội dung bằng tiếng Việt có dấu
Gửi lời bình

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

Phản hồi mới

Phan Thị Hồng Vương: Thật may mắn cho chú Trọng.Chúc gia đình chú sống hạnh phúc trăm năm.Người tàn ...
Lương: Cả gia đình cố lên nhé, hạnh phúc sẽ ko từ bỏ một ai cả khi chúng ta biết kiên n...
le thi thuan: Toi la mot nguoi sinh ra tu que lua Chu Trac Hoa Thanh . Toi rat tu hao ve qu...
nguyễn ngà: MỚI ra trường đó thôi mà đã thấy nhớ ngôi trường yêu dấu rồi? :x...
vuong hoa-minh thanh: uh,đó là điều dĩ nhiên mà bạn.cố lên bạn nhé,hay luôn là chính mình,quê hương đa...
hck: mong rằng chính quyền có liên quan sẽ sớm giải quyết cho họ không phải chịu cảnh...
Changtinanhdau: ôi họp mặt hội đồng hương mà em giờ mới biết ,tiếc thật ,hi hẹn lần sau có cơ hộ...
vũ tuyết: chúc mừng gia đình bà Hường đã đoàn vên sau một quảng thời gian xa cách nơi đất ...
trần đức Thắng: chú Chương vất vả quá.....đúng là ngươi xứ Nghệ..............
Phan Thi Thủy 12c2 Khóa 40: Oh. Mới đó thôi mà đã 4 năm trôi qua rồi. Mình nhớ trường nhớ thầy cô nhớ các bạ...
hoàng thị hương: Chị thật là hiếu học. Là một người con của mãnh đất Yên Thành yêu dấu, cũng là m...
Hoàng Thị Hương: Thật là mừng quá.Chúc mừng vì gia đình bà đã được đoàn tụ.Chuyện khó tin nhưng đ...
nguyễn thị hằng: chúc mừng những thành công mà quê tôi đã nhận được trong thời gian qua. tôi nghĩ...
Nguyễn Thành: Ôi mới đó mà đã 7 năm trôi qua, đã lâu lắm rồi em chưa được về lại ngôi trường m...
Nguyễn Đình Phẩm: Sắp làm Rể Yên Thành nên tình cờ vào đọc những bài báo về Yên Thành nên thấy yêu...

Bản đồ Yên Thành

Bản đồ Yên Thành

Tìm kiếm thông tin

Liên kết website

Yenthanh.Net-Website dành cho nông dân Yên Thành
Ủy Ban Nhân Dan Huyện Yên Thành, Nghệ An
khám phá đà lạt - du lịch đà lạt