PDA

View Full Version : Tại sao dân Nghệ lại được gọi là dân cá gỗ (cá gộ)!


HungThanhOnline
05-03-2009, 11:16 AM
Nghĩ về hai từ " cá gộ".

Ngày nhỏ, cứ nghe thấy ai đó nói giọng "trọ trẹ" là người ta lại bảo, đấy là dân "cá gỗ". Tôi lấy làm lạ, chưa hiểu "tại sao lại thế?", "cá thật chẳng ăn ai, lại là cá gỗ". Rồi tò mò, tôi đi hỏi người lớn, người lớn kể cho tôi nghe câu chuyện dân gian xưa

CHO KHÁT NƯỚC... CHẾT LUÔN

Một anh hà tiện thuộc loại vắt cổ chày ra nước, không bữa cơm nào mà dám mua thức ăn. Anh ta treo một con cá gỗ lơ lửng ở giữa nhà, dặn các con khi ăn cơm thì nhìn lên cá gỗ, chép miệng một cái rồi và cơm, coi như là đã được ăn cơm với cá rồi. Đứa con út mới lên bốn tuổi, háu ăn, nhìn lên con cá gỗ chép miệng luôn mấy cái mới và cơm. Thằng lên sáu trông thấy liền mách bố: - Thằng này nó chép miệng mấy cái liền mới và cơm đó bố ạ! Anh ta mắng: - Cứ để nó ăn mặn cho khát nước chết luôn!!!

Và được nghe câu chuyện anh chàng người Xứ Nghệ nghèo mà hiếu học (như bạn Cago đã kể ở trên).

Hình ảnh người Xứ Nghệ trong tôi ngày ấy là "keo kiệt" lắm. Và, tại sao phải khổ thế...!!!

Lớn lên... đi học, tôi có thêm những người bạn có cha mẹ là người gốc Xứ Nghệ ra sống và làm việc ở Hà Nội, tôi theo bạn đến nhà ăn, ngủ, học ở đấy, rồi tiếp xúc với họ. Tôi có thấy người Nghệ "keo kiệt" đâu, chỉ thấy họ nói to, giọng thì "nặng trình trịch" và rất hay có những cuộc gặp gỡ đồng hương, giao lưu, vui vẻ và hào phóng. "Ào ào như cơn lốc" ngay từ ngoài cổng.

Khi tôi vào đại học, trong lớp có những người bạn quê ở vùng Thanh - Nghệ Tĩnh, tôi làm lớp trưởng - trách nhiệm là luôn phải quan tâm đến mọi người... Trong số ấy, những người bạn đến từ vùng đất miền Trung nắng cháy, họ
hiện thân trong tôi là anh học trò nghèo ngày xưa: nghèo mà hiếu học, thông minh, chăm chỉ, chịu khó, nghĩ sao nói vậy, không "lắt léo", "loằng ngoằng", "nhì nhằng" trong ứng xử, quan hệ...

Hè, chúng tôi dong duổi đi chơi, theo những người bạn ấy vào Thanh, Nghệ An, Hà Tĩnh (phần này tôi đã có dịp tâm sự). Cũng "ba cùng" với những người bạn ấy và gia đình của họ.

Vẫn giọng "trọ trẹ" khó nghe, nhưng phát âm rất chuẩn từ chữ "tr", "ch", "r", "s" và "x"... vẫn "ăn to, nói lớn", cứ "oang oang" mà không "nhỏ nhẹ" (kể cả con gái).

Gia đình các bạn tôi từ Diễn Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương (Nghệ An) đến Nghi Xuân, Can Lộc (Hà Tĩnh)... vùng quê nào, ngôi nhà nào chúng tôi đến cũng đầy ắp tiếng cười, lòng người cứ chân chất, "thẳng tưng như ruột ngựa", chẳng "úp úp mơ mở", chẳng "quanh co, lòng vòng", nói là làm, nghĩ sao nói vậy... Và, hơn hết là "tính hiếu khách" của gia chủ, "yêu" và "ghét" rất rõ ràng.

Thế đấy, người Xứ Nghệ cứ đẹp dần lên trong mắt tôi, đẹp dần lên trong những lời nhận xét của tôi khi có ai đó hỏi tôi về họ.

Cái nghề nghiên cứu của tôi đã cho tôi được đi và đến nhiều vùng miền trên đất nước, tiếp xúc với nhiều người, tìm hiểu thêm về nhiều vùng đất dưới góc nhìn của văn hóa... tôi trân trọng hai từ "cá gỗ". Lâu rồi, "cá gỗ" trở thành một đại từ chỉ người Xứ Nghệ, như đã là thế, như không thể khác được.

Người Nghệ tự hào vì hai từ ấy! Người Nghệ luôn tự mình hơn người bởi hai từ ấy...!

Tôi hoàn toàn đồng tình. Bởi, phải hiểu xuất phát điểm của cụm từ này là từ một vùng quê "nghèo mùng tơi chưa kịp rớt", mới hiểu người Xứ Nghệ đã phải "gồng mình đi lên như thế nào" để "vượt khó, vượt khổ". Trong cái "gian lao" ấy, tâm hồn và ý thức của họ thật lớn, con "cá gỗ" của anh học trò nghèo Xứ Nghệ ngày xưa chỉ còn trong tiềm thức, trong lời nói của sinh viên Xứ Nghệ ngày nay. Cuộc sống ngày một đổi thay... hình ảnh "cá gỗ" mãi là niềm tự hào, bởi trong cái sự "nghèo túng" ấy, người Xứ Nghệ đã biết "ước mơ", biết "khao khát" từ những việc tưởng như rất nhỏ hàng ngày, ẩn chìm và hiển hiện trong mỗi bữa cơm ăn, trong nỗi lo thường nhật. Nhưng là khát vọng để vươn tới, để cố gắng.

Xin cảm ơn câu chuyện dân gian, cảm ơn anh học trò nghèo Xứ Nghệ, cảm ơn những con người Xứ Nghệ qua nhiều thế hệ vẫn mãi giữ được truyền thống "nghèo mà hiếu học", vẫn giữ được hai chữ "cá gộ" nghe sao thấy tội tội sao mà thương, mà quý, để mãi... nâng niu!
Bài viết của Changrexunghe ( Khải Nguyên)
Nguồn:http://www.nghe-online.org/forum/showthread.php?t=848 (http://www.nghe-online.org/forum/showthread.php?t=848)


Tại sao dân Nghệ lại được gọi là dân cá gỗ (Cá gộ)?

Cá gỗ" không phải... keo

Xưa, có anh học trò Nghệ nghèo, đi học (chữ Nho) chỉ ăn cơm không. Anh ta bèn đẽo một con cá gỗ "nấu" trong nồi đất, mỗi bữa nhá nhem tối thì sang hàng xóm xin nước mắm, bảo "về kho cá, lỡ quên mua nước mắm", để có nước mắm chan cơm. Thế mà cũng học nên. Riết người ta phát hiện ra thành giai thoại, vừa giễu vừa phục: dân Nghệ dù nghèo, nhưng ham học giỏi chịu gian khổ để vươn lên chứ không phải keo kiệt, ky bo.

Nguyễn Hoài Nam (Q7, Tp.HCM)

l Theo tôi thì giai thoại về con "cá gỗ", đúng hơn là "cá gộ" đọc theo âm giọng Thanh Nghệ Tĩnh. Từ xa xưa danh từ "cá gộ" để chỉ người "keo kiệt" và thường dùng để chỉ người Thanh Nghệ Tĩnh xưa nay vốn keo kiệt. Không hiểu nói như vậy có **ng chạm đến người dân vùng ?y không? Nhưng theo tôi đó là một tính tốt, họ tuy nghèo nhưng vẫn giữ sĩ diện, không làm chuyện bậy bạ mà chỉ tiết kiệm tối đa để qua cơn bĩ cực chờ ngày vinh quy bái tổ. Đó mới là điều đáng quý.

Tôn Thất Trình (Đà Lạt)
Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một gia đình nọ rất nghèo khổ sống ? ven đường. Đối với họ, mỗi bữa ăn có cơm no đã là một điều xa xỉ nói chi đến cao lương mỹ vị. Để giữ thể diện với người ngoài, người đàn ông chủ gia đình đã đẽo một con cá gỗ và đến mỗi bữa cơm thì cho dọn ra mâm. Khách thập phương qua đường nhìn vào thấy có đủ cơm, cá... thì cứ ngỡ gia đình này sống khá no đủ và sung túc.

Câu chuyện trên cho thấy tính tự tôn của gia đình. Mặc dù mình nghèo khổ nhưng đó là chuyện trong nhà. Còn đối với ngoài xã hội, không nên tỏ ra quá thua kém, tựa như "đói cho sạch, rách cho thơm".

Hồ Mạnh Hùng (Vũng Tàu)

Cách đây chừng 2 tháng tôi có đọc một bài viết trên Thế Giới "Tại sao lại gọi là cá gỗ". Tác giả bài viết có ý nói dân cá gỗ là người keo kiệt, bủn xỉn. Tôi không đồng ý với bài viết đó vì người Việt ta thường nói dân cá gỗ là chỉ người xứ Nghệ và người xứ Nghệ tự hào là dân cá gỗ.

Cũng với câu chuyện lên kinh ứng thí của chàng sĩ tử. Vì không có tiền mua thức ăn nên anh ta đẽo một con cá bằng gỗ, đem nướng vàng, trông giống như con cá nướng thật vậy.

Vì ham học lại thông minh, kỳ thi năm đó anh chàng xứ Nghệ đã đỗ trạng nguyên. Người dân xứ Nghệ rất tự hào với tích truyện này, vì nó thể hiện tính cần cù, chịu khó và ý chí vươn lên.

Lê Quang Chung (Lê Lai, Hải Phòng)

-------------------------------------------------------------------------

Hằng ngày, nếu mỗi chúng ta, những con người có sức khoẻ, có khả năng lao động tiết kiệm 1ngàn đồng sẽ chẳng ảnh hưởng tới cuộc sống của bản thân.


Nếu những đồng xu 1ngàn đồng đó nằm riêng rẽ, chúng chẳng thể nào làm nên những việc lớn lao. Nhưng nếu chúng được tập hợp và sử dụng có mục đích, chúng sẽ mang lại những điều kỳ diệu.

vohien145
14-03-2009, 10:35 AM
cảm ơn bạn đã đưa vấn đề này lên diễn đàn. Thật hay và ý nghĩa

HungThanhOnline
16-03-2009, 09:11 AM
cảm ơn bạn đã đưa vấn đề này lên diễn đàn. Thật hay và ý nghĩa

Không có chi. Mình cũng là dân cá gộ mà.hiii

thainga_a4
18-03-2009, 10:21 AM
Có lần đi uống cà phê cùng thầy giáo và các bạn.Mọi người đưa chuyện cá gỗ ra để đùa tôi.Tôi hỏi lại:Đố thầy và các bạn:"Tại sao Việt Nam được gia nhập vào WTO?"Mọi người không trả lời được.Tôi đã giải thích rằng:"Vì dân Nghệ An đã gửi thư hứa sẽ tham gia xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ _ Cá gỗ":-*

đừng nghịch
18-03-2009, 10:46 AM
dân nghệ an là ước muốn đào ao sâu để thả cá gỗ
dân thanh hóa có ước mơ là rau má to bằng lá sen :D

♥by đừng nghịch♥

Đặng Thiên Sơn
18-03-2009, 04:46 PM
Tôi đang cần tư liệu để viết bài : "Thịt chuột Yên Thành"- một món ăn đặc sản của các xã phía Đông Yên Thành (Hồng, Phú, Thọ...). Mong những người hiểu biết về món ăn này, cung cấp tư liệu một cách nghiêm túc. Đặc biệt là cách chế biến món ăn. Nếu có đầy đủ tư liệu, thì Bài viết của tôi sẽ được đăng ở một tạp chí lớn trong nước. Lúc đó sẽ pots lên trang này cho bà con xem. Rất mong sự giúp đỡ. Có thể gửi qua địa chỉ mail: thienson_yt@yahoo.com.vn . Hoặc các bạn có thể thông tin qua trang này tôi8 sẽ góp nhặt, dsdoongf thời cho bà con quê mình biết về món ăn này luôn.
Cảm ơn!

findev
18-03-2009, 05:02 PM
Tôi đang cần tư liệu để viết bài : "Thịt chuột Yên Thành"...Mong những người hiểu biết về món ăn này, cung cấp tư liệu một cách nghiêm túc. Đặc biệt là cách chế biến món ăn. Nếu có đầy đủ tư liệu, thì Bài viết của tôi sẽ được đăng ở một tạp chí lớn trong nước. ......

Nếu được thế thì tốt quá, hy vọng bạn sẻ có bài viết chất lượng..........

Nhưng về bài viết này trước hết mình xin góp ý là :
Tôi đang cần tư liệu để viết bài : "Thịt chuột Yên Thành"- một món ăn đặc sản của các xã phía Đông Yên Thành (Hồng, Phú, Thọ...)
Thưa với bạn rằng ko chỉ có vùng này mà hầu như các vùng có trồng lúa của Huyện đều "xài" món này, dù mức độ nhiều hay ít, mình ở Hoa Thành, thấy người ta cũng ăn khá nhiều..........

ở trang nghe-online cũng đã có topic về đặc sản thịt chuột yên thành, bạn thử tham khảo xem có thêm dc tư liệu gì ko nhá :
Thịt chuột Yên Thành (http://www.nghe-online.org/forum/showthread.php?t=1625&highlight=thit+chuot)

ps: mà muốn viết hay thì tốt nhất cứ về quê làm vài bữa thịt chuột là xong ấy mà, thế viết nó mới cảm xúc dc(hì, chứ viết mà chưa từng thưởng thức thì cũng khó có chiều sâu :-*). Mà bạn cứ về quê vào sau vụ hè thu ấy(tầm tháng 9 DL) lúc đó nhiều chuột,chuột lại béo, chất lượng cao, với lại đào bờ, đào cồn ko ai la mắng...........ké
thân!

Nguyen_Thu
22-03-2009, 04:17 PM
Nếu được thế thì tốt quá, hy vọng bạn sẻ có bài viết chất lượng..........

Nhưng về bài viết này trước hết mình xin góp ý là :

Thưa với bạn rằng ko chỉ có vùng này mà hầu như các vùng có trồng lúa của Huyện đều "xài" món này, dù mức độ nhiều hay ít, mình ở Hoa Thành, thấy người ta cũng ăn khá nhiều..........

ở trang nghe-online cũng đã có topic về đặc sản thịt chuột yên thành, bạn thử tham khảo xem có thêm dc tư liệu gì ko nhá :
Thịt chuột Yên Thành (http://www.nghe-online.org/forum/showthread.php?t=1625&highlight=thit+chuot)

ps: mà muốn viết hay thì tốt nhất cứ về quê làm vài bữa thịt chuột là xong ấy mà, thế viết nó mới cảm xúc dc(hì, chứ viết mà chưa từng thưởng thức thì cũng khó có chiều sâu :-*). Mà bạn cứ về quê vào sau vụ hè thu ấy(tầm tháng 9 DL) lúc đó nhiều chuột,chuột lại béo, chất lượng cao, với lại đào bờ, đào cồn ko ai la mắng...........ké
thân!

Em thấy người ta bảo ăn nhiều nhứt ở mỹ thành thì phải :-? hình như bựa trước nghe ai nói rứa ná :D em nỏ nhớ lắm :D

Daty_nt
22-03-2009, 06:16 PM
kinh đây fanclub Yên Thành đây mà có khi mô dc ăn thịt chuột lần nào đâu :65: thông tin thịt chuột YT khó tin đây:29:

tangthanhcity
22-03-2009, 10:06 PM
thịt chuột thấy mô cụng ăn chứ có chộ mô là không ăn mô.
Nói rứa chơ mình cụng chưa ăn bao giờ nhưng nghe mọi người khen ngon. ở miền nam thịt chuột là đẳc sản nên nó đắt lém. Ở miền nam muốn ăn thịt chuột thì phải về miền tây mới có.
Còn người Nghệ An ở trong ny đông lắm nhưng khi mà nghe nói đền người Nghệ An thì có vẻ họ hơi sợ vì cụng có một số phần tử không được tốt cho lắm. Các công ty ở trong này cụng kén công nhân NA nựa, họ sợ công nhân NA đình công lắm.

Chương Nguyên
23-03-2009, 12:02 AM
Có hai giai thoại về cá gỗ .Nên cũng sẽ có 2 cách nhìn khác nhau .Còn đối với người Nghệ thì giai thoại thứ hai là đúng nhất :D

HungThanhOnline
24-03-2009, 11:32 AM
Hai từ "cá gộ". Dân bắc thì ít người hiểu và thường đùa cợt nhưng đối với chúng ta đó là niềm tự hào, là động lực để những người nghệ an xa quê cố gắng phấn đấu học tập và làm việc. giống như ngày xưa có 2 câu thơ mà đã làm cho dân nghệ tự hào đó là:
Sớm khoai, trưa khoa, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà.

ngoc_hoi_104
24-03-2009, 09:11 PM
bài thứ 2 đúng hơn và có lẽ dân mình buôn lậu gỗ nhiều nên người ta gọi chệch tù cá độ sang cá gỗ cho thấy buôn lậu gỗ mau giàu...đúng không anh em...

3convikhuan
24-03-2009, 11:36 PM
ko biết chuyện này thật hả ? chuyện 3 cha con ăn cơm đó

A Đờ Min
26-03-2009, 09:32 PM
Hai từ "cá gộ". Dân bắc thì ít người hiểu và thường đùa cợt nhưng đối với chúng ta đó là niềm tự hào, là động lực để những người nghệ an xa quê cố gắng phấn đấu học tập và làm việc. giống như ngày xưa có 2 câu thơ mà đã làm cho dân nghệ tự hào đó là:
Sớm khoai, trưa khoa, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, đỗ cả nhà.

ở đây nầy
chỉ ham hố spam chat chit còn mấy bài ra ri có ma mô vô đọc mô mồ,
http://nguoiyenthanh.com/diendan/showthread.php?t=19

dangtruong
04-09-2011, 09:54 AM
Chầu học cấp 3 lớp tui cắm trại cụng có biểu tượng con cá gộ đó. Nhờ đó mà góp phần vào kết quả của lớp tui. hahaha
Sau khi vào đại học lớp tui lại cắm trại. Tui cũng đưa ý tưởng con cá gộ dân Nghệ mình ra "khoe". Nhwng đất khách quê người nên nó không có ý nghĩa lắm. Rứa là tui lui